Tất cả hướng dẫn về theo dõi sức khoẻ của Bộ Y tế mà F0 điều trị tại nhà cần biết

Số ca COVID-19 cả nước trung bình 7 ngày qua hơn 164.800 ca/ ngày, theo đó F0 điều trị tại nhà cũng gia tăng tại nhiều địa phương.

Dưới đây là những hướng dẫn theo dõi sức khoẻ F0 điều trị tại nhà cần biết, đặc biệt là các dấu hiệu cần phải báo cho y tế hoặc trung tâm cấp cứu kịp thời…

Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 ban hành kèm theo quyết định 604/ QĐ- BYT ngày 14/3 của Bộ Y tế đã đưa ra các thông tin về theo dõi sức khỏe đối với F0 điều trị tại nhà.

Đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ dưới 5 t.uổi

Cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.

Khi người chăm sóc, quản lý F0 là trẻ dưới 5 t.uổi điều trị tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

tat ca huong dan ve theo doi suc khoe cua bo y te ma f0 dieu tri tai nha can biet 06b 6355470

Có 11 dấu hiệu mà người theo dõi, chăm sóc F0 điều trị tại nhà là t.rẻ e.m cần lưu ý để liên lạc với y tế

Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.Sốt cao liên tục> 39 oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.Trẻ thở nhanh hơn so với t.uổi: Trẻ Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.SpO2 Tím táiMất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít.Nôn mọi thứTrẻ không bú được hoặc không ăn, uống đượcTrẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của t.rẻ e.m mà thấy cần khám, chữa bệnh.

Đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ từ 5-16 t.uổi

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu. để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi: 30 lần/phút, trẻ từ 12 t.uổi: 20 lần/phútThở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.SpO2 Cảm giác khó thởHo thành cơn không dứtĐau tức ngựcKhông ăn/uống đượcNôn mọi thứTiêu chảyTrẻ mệt, không chịu chơiSốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờBất kỳ tình trạng bất ổn nào của t.rẻ e.m mà thấy cần khám, chữa bệnh.

Đối với F0 điều trị tại nhà là người trên 16 t.uổi

Cần theo dõi các dấu hiệu:

– Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

– Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra m.áu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Khó thở, thở hụt hơi. Nhịp thở 20 lần/phút.SpO2 96%.Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.Không thể ăn uống do nôn nhiều.Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ đối với F0 điều trị tại nhà sử dụng thuốc như sau

tat ca huong dan ve theo doi suc khoe cua bo y te ma f0 dieu tri tai nha can biet fb3 6355470

F0 điều trị tại nhà đang gia tăng tại nhiều địa phương Ảnh: TTXVN

Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38,5 0 C hoặc đau đầu nhiều:

Người lớn: paracetamol, mỗi lần 01 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.

T.rẻ e.m: paracetamol liều 10-15 m g/kg/l ần (uống hoặc đặt h.ậu m.ôn), cách tối thiểu 4 – 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo t.uổi nếu không biết cân nặng của trẻ, chi tiết trong Phụ lục số 02); Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích người mắc COVID-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;

Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc

Ngạt mũi, xổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

Tiêu chảy: chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.

Bộ Y tế lưu ý: Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

– Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm. khi chưa có chỉ định, kê đơn.

– Không xông cho t.rẻ e.m.

Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.

Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?

Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.

Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.

Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.

lieu co the bi nhiem omicron va delta cung luc khong 0cd 6241298

Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.

Hai nghiên cứu – một ở Brazil và một ở Pháp – đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.

Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.

Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo “sóng thần” ô nhiễm

Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.

Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.

Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.

lieu co the bi nhiem omicron va delta cung luc khong fe6 6241298

Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK

Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.

Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể “nhiễm cả hai loại virus”, Daily Mail đưa tin.

Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch – có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.

Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều “khó xảy ra”, Daily Mail cho biết.

Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ “giúp chống lại bệnh nghiêm trọng”, ông nói thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *