Thai phụ N. là trường hợp rất đặc biệt khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung vào thời điểm mang thai ở tuần thứ 21 và đã có dấu hiệu chuyển dạ.
Vừa qua, các bác sĩ khoa Sản 1 – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã thực hiện khâu vòng tử cung cấp cứu, giữ thai thành công cho một thai phụ mang thai 21 tuần có dấu hiệu chuyển dạ.
Chị K.T.N (38 t.uổi, trú tại Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng đau bụng, ra nhầy hồng â.m đ.ạo, cổ tử cung đã mở hơn 2cm, túi ối sa một phần khỏi cổ tử cung, chưa vỡ.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ tiến hành hội chẩn và người bệnh ngay lập tức được chỉ định khâu vòng cổ tử cung cấp cứu kết hợp truyền giảm co tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Thị Diến – Phó trưởng khoa Sản 1 trực tiếp thực hiện khâu vòng cổ tử cung cho thai phụ. Sau khoảng 30 phút, thủ thuật được thực hiện thành công, đảm bảo được an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Hình ảnh trên siêu âm trước và sau khi khâu eo tử cung cho thai phụ N.
BS. Diến cho biết, thông thường, các trường hợp thai phụ có tình trạng hở eo tử cung sẽ được khâu vòng cổ tử cung khi thai nhi được 14-16 tuần t.uổi. Tuy nhiên, thai phụ N. là trường hợp rất đặc biệt khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung vào thời điểm mang thai ở tuần thứ 21 và đã có dấu hiệu chuyển dạ. Việc thực hiện thành công kỹ thuật này sẽ mở ra hướng mới tích cực trong điều trị nhiều nhóm bệnh nhân có nguy cơ sinh non, sảy thai sớm.
Sau khi được can thiệp và điều trị hỗ trợ, hiện tại, sức khỏe chị N. ổn định, có dấu hiệu phục hồi tốt và có thể ra viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Diến thăm khám cho thai phụ N. sau khi thực hiện khâu eo cổ tử cung.
Khâu eo tử cung có an toàn?
Hở eo tử cung là nguyên nhân quan trọng nhất gây sẩy thai, có thể gặp từ khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đa số thai phụ bị hở eo tử cung có thể giữ thai đến khi sinh nhờ thủ thuật khâu eo cổ tử cung.
Theo BS. Diến, khâu eo cổ tử cung là một dạng thủ thuật xâm lấn dùng chỉ khâu để làm khít vết hở ở cổ tử cung, giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non ở những phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sảy thai cao.
Khâu eo cổ tử cung khi mang thai không hề làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và được diễn ra khá nhanh chóng nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Sau khi khâu xong, mẹ bầu cần phải ở lại bệnh viện để theo dõi, kiểm tra các cơn gò, tình trạng đau bụng, ra m.áu, ra dịch… Khi không có những dấu hiệu chuyển dạ và sức khỏe bình thường thì người bệnh có thể xuất viện về nhà.
Thai phụ ‘đeo’ khối u nhầy buồng trứng ‘khủng’ gần 5kg
Trường hợp mang thai kèm theo khối u buồng trứng kích thước lớn như sản phụ H. là khá hiếm gặp và dễ bị bỏ sót khi khám thai nếu không được khám đầy đủ và toàn diện.
Các bác sĩ khối Phụ Sản – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai đồng thời cắt khối u nhầy buồng trứng “khổng lồ” nặng tới 4.7kg cho một thai phụ 38 t.uổi.
Đó là trường hợp của sản phụ L.T.H (trú tại Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Từ khi thai nhi được 4 tuần t.uổi, chị H. đã phát hiện có khối u ở buồng trứng phải nhưng kích thước còn khá nhỏ.
Quá trình mang thai, sức khỏe của chị H. hoàn toàn bình thường và luôn thực hiện khám thai định kỳ, quản lý thai nghén theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Ngày 8/11/2021, khi thai nhi đủ 38 tuần 02 ngày, chị H. đến làm thủ tục sinh tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Sau khi được siêu âm, làm các xét nghiệm, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật lấy thai cho chị H. vào lúc 22 giờ cùng ngày. B.é t.rai chào đời khỏe mạnh, nặng 2.8kg.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật lấy thai cho sản phụ H.
Sau phẫu thuật lấy thai, các bác sĩ kiểm tra thấy khối u nhầy rất to thuộc phần phụ trái, kích thước 20x30cm. Khối u to dính cắm sâu xuống tiểu khung và quai đại tràng của sản phụ, các bác sĩ đã tiến hành gỡ dính và cắt khối u nặng 4,7kg.
Hiện tại, sau 1 tuần điều trị, sức khỏe sản phụ đã hồi phục rất tốt và có kế hoạch được xuất viện.
Khối u nhầy nặng tới 4,7kg được lấy ra khỏi cơ thể sản phụ
ThS.BS. Bùi Mạnh Tùng – Phó trưởng khoa Khám và điều trị ngoại trú cho biết, trong lĩnh vực Sản – Phụ khoa, các bác sĩ tại bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho khá nhiều trường hợp có khối u phần phụ lớn. Trọng lượng khối u lớn nhất từng được phẫu thuật lên tới 9 kg ở người bệnh 63 t.uổi hồi tháng 9/2020.
Tuy nhiên trường hợp mang thai kèm theo khối u buồng trứng kích thước lớn như sản phụ H. là khá hiếm gặp và dễ bị bỏ sót khi khám thai nếu không được khám đầy đủ và toàn diện. Đối với u nang buồng trứng khi mang thai, chỉ định phẫu thuật sẽ được cân nhắc.
U nhầy buồng trứng là gì?
Theo các bác sĩ, ở nữ giới, u nhầy chiếm khoảng 20% các khối u buồng trứng. U nhầy buồng trứng được chia thành u tuyến bọc nhầy lành tính và các u có tiềm năng ác tính thấp và ác tính – carcinoma.
Tuy nhiên đối với nang nhầy buồng trứng dù là lành tính vẫn có những nguy hiểm của nhầy khi vỡ vào trong ổ bụng, có thể gây viêm phúc mạc nhầy, lâu dài tạo thành các khoang nhầy trong ổ bụng dẫn đến tình trạng suy kiệt của bệnh nhân, mà đôi khi bệnh nhân phải chịu nhiều cuộc phẫu thuật mà nguyên nhân không thể giải quyết triệt để được.
Việc chẩn đoán u buồng trứng hiện nay không quá khó với sự trợ giúp của siêu âm, vì vậy, chị em phụ nữ cần có ý thức tuân thủ việc thăm khám sức khoẻ định kỳ. Bởi lẽ, các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường rất nghèo nàn, diễn biến rất âm thầm, ngay cả khi là một khối u buồng trứng ác tính, mà thường được gọi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” vì khi phát hiện ra với các triệu chứng lâm sàng thì thường ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn muộn.
Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và siêu âm ít nhất một lần/năm, nhất là phụ nữ ở độ t.uổi sinh đẻ, sau t.uổi 40 hoặc có những dấu hiệu bất thường ở ổ bụng như bụng to lên nhanh, đau bụng…
Các chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp bất thường, từ đó có những hướng xử trí, điều trị kịp thời.