Một bài báo được đăng trên Tạp chí Y học New England (NEJM), đã báo cáo về trường hợp bị mẩn đỏ da, da dày lên và sưng tấy, đau nhức tại vết tiêm từ 4 đến 11 ngày sau khi tiêm vắc xin Moderna, theo Verywellhealth.
Tạp chí Da liễu của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) cũng đã mô tả trường hợp phản ứng da xảy ra trong vòng 2 đến 12 ngày sau khi tiêm vắc xin Moderna.
Mặc dù phổ biến nhất là phản ứng tức thì ngay sau khi tiêm, nhưng các phản ứng chậm trên da cũng có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau khi tiêm, theo Verywellhealth.
Tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các phản ứng trông như thế nào?
Các phản ứng thường như các đường viền đỏ, nổi lên giống như côn trùng đốt. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các phản ứng có thể khác nhau.
Báo cáo của JAMA Dermatology đã mô tả các phản ứng như ngứa, đau và sưng các mảng màu hồng tại chỗ tiêm hoặc xung quanh,
Tác giả chính của bài báo NEJM, bác sĩ Kimberly Blumenthal, từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), cho biết các vết đỏ có thể “lớn tới gần 20 cm, chiếm gần hết cánh tay”, tuy nhiên, cũng có thể nhỏ hơn nhiều, theo Verywellhealth.
Các phản ứng này có thể trông giống như các mảng đỏ nổi lên gây ngứa hoặc đau và có thể sưng lên. Chúng khác nhau về hình dạng và kích thước và đôi khi có thể bao phủ gần hết cánh tay.
Các vết đỏ có thể “lớn tới gần 20 cm, chiếm gần hết cánh tay”, tuy nhiên, cũng có thể nhỏ hơn nhiều. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu cho thấy có đến 84,2% người tiêm vắc xin Moderna gặp tình trạng này sau khi tiêm. Tuy nhiên, cũng có gần 1% xuất hiện sau 8 ngày hoặc hơn. Thường xảy ra sau mũi đầu tiên nhiều hơn.
Tại sao xảy ra tình trạng này?
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng phản ứng trên da với vắc xin Moderna là do phản ứng dữ dội của tế bào T, một phần của hệ thống miễn dịch tấn công các mối đe dọa, xảy ra ít nhất 12 giờ sau khi tiêm vắc xin.
Nên làm gì nếu gặp tình trạng này?
Nếu gặp tình trạng này sau khi tiêm, đừng hoảng sợ. Vì nó có thể không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn, từ 2 đến 11 ngày, theo Verywellhealth.
Tiêm mũi 3 là vắc xin Pfizer, có tác dụng phụ gì?
Để giảm bớt các triệu chứng, các chuyên gia khuyên nên dùng thuốc kháng histamine và sử dụng steroid xoa vào chỗ sưng đỏ. Cũng có thể chườm đá để giảm sưng và đau tại chỗ tiêm.
Nếu tình trạng nặng thêm hoặc mà vẫn quá thời gian không khỏi, hãy báo bác sĩ.
BV Bạch Mai hỗ trợ chuyên môn cho quận ‘cam’ Hà Nội
Chuyên gia đầu ngành BV Bạch Mai vừa có chuyến khảo sát đ.ánh giá thực trạng công tác chuyên môn, vận hành trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 trên địa bàn quận “cam”- Đống Đa, Hà Nội.
Trước đó, lãnh đạo quận Đống Đa, Hà Nội đã có công văn đề nghị BV Bạch Mai hỗ trợ chuyên môn, nhân lực tham gia các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 trên địa bàn quận.
Đoàn công tác của BV Bạch Mai, do PGS.TS. Đào Xuân Cơ – Phó giám đốc Phụ trách, quản lý, điều hành bệnh viện làm trưởng đoàn cùng với các chuyên gia hàng đầu của BV Bạch Mai đã đi khảo sát đ.ánh giá thực trạng công tác chuyên môn, vận hành của các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Quận Đống Đa.
Phòng điều hành cơ sở thu dung điều trị F0- Khu ký túc xá- Đại học Thuỷ lợi.
Địa điểm khảo sát đầu tiên tại Cơ sở thu dung, điều trị F0 của Quận Đống Đa tại Ký túc xá Trường ĐH Thủy Lợi, đoàn đã nghe các đồng chí phụ trách chuyên môn của cơ sở thu dung báo cáo.
Hiện tại cơ sở đang quản lý, điều trị và theo dõi cho 400 F0, khu thu dung này có thể nâng cấp để tiếp nhận được 800 F0 tuỳ theo tình hình dịch diễn biến.
Kiểm tra, góp ý cho công tác thu dung điều trị, PGS.TS. Đào Xuân Cơ đề nghị mỗi tầng của toà nhà nơi đang điều trị người bệnh F0 cần bố trí ngay 1 phòng cấp cứu, có trang bị bình oxy y tế và các phương tiện cấp cứu để sẵn sàng cấp cứu khi người bệnh F0 có triệu chứng trở nặng trong khi liên hệ chuyển lên tầng cao hơn.
Cần bố trí đủ cơ số thuốc điều trị COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế và chuẩn bị sẵn các thuốc điều trị bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
PGS.TS. Đào Xuân Cơ nhấn mạnh việc đ.ánh giá phân loại mức độ nặng của F0 cần thực hiện nghiêm chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó bệnh nhân thuộc tầng nào cần điều trị và theo dõi tại tầng đó, nếu nặng lên thì chuyển bệnh nhân lên tầng trên (nâng tầng).
Bệnh viện tầng trên cần bố trí cơ số giường để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nặng. Do vậy nếu bệnh nhân tầng trên tiến triển tốt, giảm triệu chứng về mức nhẹ thì cần chuyển về tầng dưới (hạ tầng) hoặc ra viện ngay.
Việc đ.ánh giá, phân loại bệnh nhân để nâng tầng hoặc hạ tầng cần thực hiện thường quy hằng ngày và liên thông giữa các cơ sở thu dung, các trạm y tế lưu động và bệnh viện tầng trên.
Trang thiết bị y tế của trạm y tế lưu động Quận Đống Đa
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo chống dịch Quận Đống Đa, ngoài cơ sở thu dung tại Khu ký túc xá Đại học Thuỷ lợi, tuỳ theo tình hình dịch bệnh, quận có kế hoạch triển khai tiếp Khu thu dung điều trị người bệnh COVID-19 tại Khu ký túc xá Đại học Ngoại thương.
Quận Đống Đa đã thành lập 21 trạm y tế lưu động trên địa bàn 21 phường với các yêu cầu về nhân lực và trang thiết bị thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế.
Nhiệm vụ chính của trạm y tế lưu động là: Quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và cộng đồng; xét nghiệm; tiêm vaccine phòng COVID-19; truyền thông công tác phòng, chống dịch; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh nền…
BS Vũ Hồng Cẩm, Trạm y tế lưu động báo cáo với đoàn công tác về quy trình tiếp nhận và xử trí khi có người bệnh F0.
Tại Trạm y tế lưu động phường Hàng Bột, tiếp đoàn là BSCKII. Vũ Hồng Cẩm, nguyên là cán bộ của Viện Y học dự phòng Quân Đội nghỉ hưu đã tình nguyện tham gia và được phân công vào trạm y tế lưu động của Phường Hàng Bột.
Báo cáo với đoàn công tác, BS Cẩm trình bày quy trình tiếp nhận và xử trí khi có người bệnh F0, quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh F0 và tiếp nhận, xử lý các cuộc gọi của người dân…
DS Phạm Thị Hồng Ngọc, Trạm y tế lưu động phường Văn Miếu báo cáo với đoàn đơn thuốc người bệnh F0 và Quy trình cấp phát thuốc người bệnh F0
Tại Trạm y tế lưu động Phường Văn Miếu, DS. Phạm Thị Hồng Ngọc, phụ trách Trạm Y tế lưu động của phường cho biết, hôm nay các túi thuốc điều trị COVID đã được chuyển đến tận nhà cho các người bệnh F0 trên địa bàn phường. Trạm sẽ tiếp tục lĩnh bổ sung cơ số thuốc để phục vụ người bệnh F0.
Trong thời gian tiếp đoàn, số điện thoại của Trạm cũng liên tục đổ chuông do có các cuộc gọi của người dân gọi đến và được các thành viên của Trạm trả lời tư vấn.
Ngay sau buổi khảo sát, các chuyên gia của BV Bạch Mai đã có những thảo luận và góp ý với Ban chỉ đạo chống dịch Quận Đống Đa cần huy động toàn thể hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, lực lượng tình nguyện, y tế công lập, y tế tư nhân, cán bộ y tế đã nghỉ hưu, các mạnh thường quân… cùng sát cánh đồng hành tham gia công tác chống dịch.
Đồng thời, chuyên gia của BV Bạch Mai sẽ hỗ trợ tích cực công tác chuyên môn, đào tạo tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, đ.ánh giá và phân loại người bệnh COVID-19, các quy trình vận hành tại Trạm y tế lưu động và tại các cơ sở thu dung điều trị,… nhằm giúp Quận Đống Đa sớm kiểm soát được dịch COVID-19.