Ngày 20/1, một nhóm bác sĩ của trường Y Heersink thuộc trường Đại học Alabama ở Birmingham (UAB, Mỹ) thông báo đã thực hiện thành công ca thứ hai ghép thận của lợn cho người.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ca ghép được tiến hành bên trong cơ thể của một người nhận đã c.hết não.
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật ghép thận lợn cho người ở New York, Mỹ. Ảnh: NYU/Reuters
Giới chuyên môn hy vọng tiến bộ trong lĩnh vực được gọi là cấy ghép nội tạng khác loài này có thể sẽ giải quyết tình trạng khan hiếm nội tạng hiến tặng lâu nay.
Bác sĩ Selwyn Vickers, tại UAB, cho biết: “Kết quả hôm nay là thành công lớn đối với nhân loại”.
Ca đầu tiên ghép thận của lợn cho người do một nhóm bác sĩ ở Đại học New York Langone thực hiện ngày 25/9/2021, liên quan đến một bệnh nhân c.hết não cần thở máy, được gia đình cho phép thí nghiệm. Các bác sĩ đã ghép quả thận với các mạch m.áu trên một chân của bệnh nhân để quan sát và lấy mẫu sinh thiết. Nhóm này cũng đã thực hiện một thí nghiệm tương tự ngày 22/11/2021.
Trong ca ghép thứ hai, được tiến hành ngày 30/9/2021, các bác sĩ đã ghép hai quả thận của một con lợn biến đổi gene vào bên trong cơ thể của nam bệnh nhân 57 t.uổi bị c.hết não. Tuyên bố sau khi ca ghép hoàn tất, UAB nêu rõ: “Hai quả thận ghép đã thông m.áu, sản sinh được nước tiểu và quan trọng nhất là không bị đào thải”. Hai quả thận vẫn hoạt động tốt cho đến khi nghiên cứu kết thúc 77 giờ sau khi ghép và các kết quả đã được công bố trên tạp chí “Ghép tạng Mỹ” sau khi được giới chuyên môn thẩm định.
Vì thận kết nối hoàn toàn bên trong cơ thể, UAB cho biết ca ghép thí nghiệm trên là một bước tiến gần hơn tới một thực tế lâm sàng. Nhóm này dự kiến sẽ sớm thử nghiệm trên người bình thường và sẽ xin cấp phép thực hiện hoạt động ghép tạng khác loài này.
Con lợn có thận lấy để ghép nói trên có 10 biến đổi gene quan trọng để khiến các nội tạng phù hợp hơn với việc ghép cho người. Tất cả các con lợn liên quan đến 4 ca ghép tạng lợn cho người được nuôi cùng một đàn ở Revivicor, một cơ sở của công ty công nghệ sinh học United Therapeutics Corporation. Nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra các con lợn như vậy phù hợp với loài linh trưởng.
Theo số liệu chính thức của Mỹ, có gần 107.000 người Mỹ đang chờ được ghép tạng, trong đó 90.000 người cần một quả thận. 17 người chờ ghép tạng t.ử v.ong mỗi ngày.
Vì sao không nên xoa bóp, chà xát vào vết tiêm sau khi tiêm vắc xin Covid-19?
Tiêm vắc xin là một bước rất quan trọng để chống chọi với đại dịch Covid-19.
Nên xoa bóp trước khi tiêm thay vì sau khi tiêm. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đối với việc tiêm chủng, các chuyên gia khuyến nghị một số điều nên và không nên làm để giảm thiểu tác dụng phụ và giúp vắc xin hoạt động hiệu quả nhất.
Theo trang tin Times of India , cảm giác đau nhức tại vết tiêm là một tác dụng phụ phổ biến. Tuy vậy không nên xoa bóp khu vực này, kể cả bạn có tiêm vắc xin Covid-19 hay các loại vắc xin khác.
Điều gì gây đau nhức tại chỗ tiêm?
Sau khi tiêm vắc xin, đau nhức và cứng khớp quanh vết tiêm là một trong những tác dụng phụ phổ biến. Tình trạng đau nhức và mẩn đỏ có thể kéo dài trong nhiều ngày và khiến chúng ta khó cử động cánh tay. Đây là cách cơ thể nhận biết vắc xin lần đầu tiên.
Cơ thể sẽ coi vết tiêm là một chấn thương (giống như bị đứt tay) nên gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch m.áu. Các tế bào miễn dịch sẽ phản ứng và gây viêm. Cơ cũng có thể phản ứng với lượng chất lỏng vắc xin được tiêm vào cánh tay và gây kích ứng. Ngoài đau nhức, một số người còn bị mẩn đỏ gần vết tiêm.
Tại sao tiêm liều thứ 2 vắc xin Covid-19 có thể phản ứng phụ mạnh hơn liều đầu?
Xoa bóp hoặc chà xát tại chỗ tiêm có được không?
Theo các chuyên gia thì không nên. Việc chà xát, véo hoặc xoa bóp vết tiêm sau khi tiêm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Vắc xin được tiêm vào đường bên trong cơ (cơ nằm dưới mô dưới da). Xoa bóp có thể khiến thuốc chảy ngược lại vào mô dưới da. Các bác sĩ khuyến nghị nên tránh chà xát hoặc xoa bóp trong vòng vài giờ sau khi tiêm.
Vậy xoa bóp trước khi tiêm được không?
Được. Đây là một phương pháp thực hành lâm sàng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp thư giãn các cơ ở cẳng tay và giúp vắc xin hiệu quả hơn.
Làm gì để bớt đau nhức?
Theo trang tin Times of India , nếu bạn thấy đau và cứng khớp, bạn có thể chườm đá, chườm ấm, tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay để giảm đau. Bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau nhưng nên hạn chế và có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu quá nhạy cảm với các cơn đau, bạn nên chọn tiêm ở cánh tay không thuận của mình.