Nghiên cứu mở ra triển vọng bào chế vaccine phòng virus SARS-CoV-2 và các biến thể

Trong tương lai, các hãng dược có thể phát triển vaccine có thể phòng chống nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng khả năng miễn dịch do cả biến thể Omicron và Delta tạo ra.

Trong một nghiên cứu mới của Mỹ, việc nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 sẽ không thể tạo ra khả năng miễn dịch rộng ở người chưa tiêm phòng để có thể phòng chống các biến thể khác, song có thể làm tăng khả năng miễn dịch đang hoạt động ở những người đã tiêm phòng, từ đó giúp họ phòng chống tốt hơn đối với các biến thể khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

nghien cuu mo ra trien vong bao che vaccine phong virus sars cov 2 va cac bien the 423 6280099
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu này do một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California tại San Francisco, Đại học California ở Berkeley, Cơ quan y tế công cộng California và Curative Inc – công ty khởi nghiệp về xét nghiệm COVID-19, thực hiện.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ năm 2020, biến thể Delta, biến thể Omicron vào các con chuột thí nghiệm và lấy huyết thanh để xét nghiệm xem chúng có khả năng chống virus SARS-CoV-2 và các biến thể của virus này là Alpha (lần đầu phát hiện ở Anh), Beta (lần đầu phát hiện ở Nam Phi), Delta (lần đầu phát hiện ở Ấn Độ) và Omicron (phát hiện đầu tiên ở Nam Phi).

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột nhiễm biến thể Delta có khả năng phòng vệ tốt nhất trước các biến thể khác, trừ biến thể Beta, vốn được cho là có khả năng cao “trốn” được hệ miễn dịch. Trong khi đó, ở những con chuột nhiễm biến thể Omicron thì hệ miễn dịch của chúng chỉ có thể phòng chống chính biến thể này mà không thể phòng chống các biến thể khác.

Mặt khác, huyết thanh lấy từ những con chuột nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể phòng chống hiệu quả đối với virus này cũng như với biến thể Alpha và Delta, song không phòng chống hiệu quả trước biến thể Beta hoặc Omicron. Đây là một trong những lý do khiến biến thể Omicron đang gây ra số ca mắc COVID-19 cao đột biến ở những người đã tiêm vaccine đầy đủ. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định các vaccine ngừa COVID-19 vẫn mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng và gây t.ử v.ong.

Sau khi tiến hành nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học đã sử dụng huyết thanh lấy từ những ca lây nhiễm đột phá (tức là vẫn mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng đầy đủ) trong làn các sóng dịch bệnh do biến thể Delta và Omicron gây ra, để xem mức độ phòng chống trước virus SARS-CoV-2 cũng như các biến thể khác của virus này.

Kết quả cho thấy, huyết thanh của những người lây nhiễm đột phá trong làn sóng dịch Delta có thể vô hiệu hóa hiệu quả đối với mọi biến thể, mặc dù khả năng này đối với biến thể Omicron ở mức thấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng huyết thanh lấy từ những người lây nhiễm đột phá trong làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron đã tạo ra sự bảo vệ tốt trước các biến thể.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người nhiễm biến thể Omicron có thể giúp làm tăng khả năng miễn dịch hiện có, song không tạo ra khả năng phòng chống đối với các biến thể khác. Trong khi đó, những người nhiễm biến thể Delta có thể tạo ra khả năng miễn dịch rộng lớn. Do vậy, trong tương lai, các hãng dược có thể phát triển vaccine có thể phòng chống nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng khả năng miễn dịch do cả biến thể Omicron và Delta tạo ra.

Deltacron: Biến thể mới hay sai lầm trong phòng thí nghiệm?

Một nhà nghiên cứu ở Cộng hòa Cyprus tuyên bố đã tìm thấy biến thể SARS-CoV-2 mới mang các đặc điểm của Delta và Omicron.

Tuy nhiên, phát hiện này gây ra nghi ngờ cho các nhà khoa học khác.

deltacron bien the moi hay sai lam trong phong thi nghiem b07 6268859

Các nhà khoa học ở Cộng hòa Cyprus tuyên bố mình đã phát hiện ra biến thể Deltacron. Ảnh AFP

Một nhà nghiên cứu ở Cộng hòa Cyprus tuyên bố đã tìm thấy biến thể SARS-CoV-2 mới mang các đặc điểm của Delta và Omicron.

Tuy nhiên, phát hiện này gây ra nghi ngờ cho các nhà khoa học khác.

Gần đây, một tin tức mới về các biến thể của SARS-CoV-2 đã gây chú ý: nhà nghiên cứu Leonidos Kostrikis tại Đại học Cyprus nói mình đã phát hiện ra một biến thể mới mang đặc điểm của các biến thể Delta và Omicron. Biến thể này được gọi là Deltacron.

Ông Leonidos Kostrikis, chuyên gia sinh học và người đứng đầu Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và Virus học phân tử, đã cùng nhóm của mình xác định được 25 trường hợp nhiễm Deltacron.

Theo ông Kostrikis, Deltacron có các dấu hiệu di truyền giống Omicron trong hệ gien Delta. Hiện Omicron rất dễ lây lan và đã trở thành biến thể SARS-CoV-2 ưu thế ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh và Mỹ. Trong khi đó, biến thể Delta đã hoành hành khắp thế giới vào mùa hè. Những người nhiễm Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn đáng kể so với những người mắc Covid-19 do biến thể Alpha.

Phát biểu trên đài truyền hình Sigma TV ngày 7.1, ông Kostrikis nói: “Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy liệu Deltacron có gây bệnh nặng hơn, dễ lây lan hơn hay lấn át Delta và Omicron”.

DW đưa tin việc công bố sự xuất hiện của một biến thể có khả năng lây lan nhanh như Omicron hoặc gây bệnh nặng hơn đã gây chú ý. Tuy nhiên, các chuyên gia khác đã đặt câu hỏi về tính xác thực của những phát hiện của Kostrikis.

Mẫu bị nhiễm bẩn

“Kết quả giải trình tự gien Deltacron của các nhà khoa học Cyprus được một số phương tiện truyền thông lớn đưa tin gần đây rõ ràng đã bị nhiễm bẩn”, ông Thomas Peacock, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Barclay tập trung nghiên cứu SARS-CoV-2 của Đại học Hoàng gia London, viết trên Twitter ngày 8.1.

Trong một bài đăng khác, ông Peacock nói thêm rằng “điều này không thực sự liên quan đến chất lượng của phòng thí nghiệm hay những thứ tương tự. Chuyện này thỉnh thoảng xảy ra ở mọi phòng thí nghiệm giải trình tự gien!”.

deltacron bien the moi hay sai lam trong phong thi nghiem 756 6268859

Một số nhà khoa học cho rằng việc phát hiện Deltacron là sai lầm trong phòng thí nghiệm. Ảnh AFP

Sau các ý kiến trái chiều, ông Kostrikis ngày 9.1 tiếp tục bảo vệ các phát hiện của mình. Trong tuyên bố gửi Bloomberg qua email, nhà khoa học này cho biết các ca nhiễm vừa được xác định “cho thấy chủng SARS-CoV-2 chịu áp lực tiến hóa trong việc phải có được các đột biến”. Điều này khiến ông tin rằng sự kết hợp giữa Delta và Omicron đã xảy ra. Ông Kostrikis cũng nói thêm rằng sự kết hợp này không phải là kết quả của một sự kiện hy hữu, như việc mẫu trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn.

Chuyên gia Kostrikis cũng cho biết các mẫu mà ông phân tích được xử lý theo nhiều quy trình giải trình tự gien ở các quốc gia khác nhau.

“Không phải là sự kết hợp giữa Omicron và Delta”

Hiện tượng tái tổ hợp đã được ghi nhận ở virus và phát sinh khi nhiều biến thể của virus cùng tồn tại – vốn là chuyện đang xảy ra với SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng ở Deltacron, các đột biến giống Omicron trong bộ gien Delta nằm trong cùng một phần của trình tự di truyền. Các khó khăn trong các quy trình giải trình tự gien nhất định sẽ ảnh hưởng đến phần này của trình tự di truyền.

Trao đổi với DW, ông Jeffrey Barrett, giám đốc Sáng kiến gien Covid-19 ở Viện Wellcome Sanger tại Anh, dẫn lại nghiên cứu mà viện của ông đã thực hiện về chủ đề này. Nghiên cứu đó khiến ông tin rằng “biến thể” Deltacron “gần như chắc chắn không phải là kết quả của sự tái tổ hợp sinh học giữa Delta và Omicron”.

Vậy liệu chúng ta có thể bỏ qua những phát hiện ở Cyprus, thở phào nhẹ nhõm và bước tiếp không? Vẫn còn hơi sớm cho việc đó. DW dẫn lời ông Timo Wolf, bác sĩ và là người đứng đầu đơn vị cách ly tại Bệnh viện Đại học Frankfurt (Đức), cho biết ông lạc quan nhưng vẫn thận trọng vào lúc này.

“Tôi không nghĩ rằng có dấu hiệu cho thấy điều này sẽ gây ra một vấn đề lớn”, ông Wolf nói. Bác sĩ này cũng thừa nhận rằng dữ liệu như của ông Kostrikis vẫn cần được xem xét kỹ lưỡng. “Để chắc chắn, tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đợi thêm vài tuần nữa”, ông Wolf cho biết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *