Một b.é t.rai 8 t.uổi (ngụ Bình Chánh, TP.HCM) bị hội chứng viêm đa hệ thống nặng liên quan đến COVID-19 nhưng có những biểu hiện giống tình trạng viêm ruột thừa cấp.
Bé S. được chẩn đoán hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 kèm sốc, được điều trị tích cực hỗ trợ hô hấp, chống sốc, truyền thuốc kháng viêm, kháng đông – Ảnh: XUÂN MAI
Sáng 21-1, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống bé nam N.V.S. (8 t.uổi, ngụ huyện Bình Chánh) bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan đến COVID-19.
Hai ngày trước nhập viện, trẻ sốt cao 39-40 độ C, thuốc hạ sốt ít tác dụng. Bé than đau bụng quanh rốn lan xuống hố chậu phải, ói 4-5 lần ra thức ăn, dịch trong không nhầy m.áu, tiêu phân vàng lỏng 5 – 6 lần/ngày.
Nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, bé S. lừ đừ, sốt cao 39,5 độ C, nhịp tim 160 lần/phút, mạch nhẹ, huyết áp kẹp, thở nhanh, tim đều phổi không ran, bụng trướng nhẹ, ấn đau hố chậu phải.
Ngoài ra, hai mắt của bé S. còn đỏ nhẹ, vài hồng ban da ở tay chân, xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính COVID-19 và xét nghiệm định lượng kháng thể kháng SARS-CoV-2 là 300 BAU/ml. Chỉ số này cho thấy trẻ bị nhiễm COVID-19 trước đó, vì trẻ chưa tiêm ngừa vắc xin.
Bác sĩ Tiến cho biết, bình thường trẻ không có kháng thể này trong m.áu nếu trẻ không bị nhiễm COVID-19 hay tiêm ngừa vắc xin COVID-19 trước đó.
Cùng với kết quả siêu âm bụng ghi nhận ruột thừa viêm xung huyết, xét nghiệm m.áu cho thấy trẻ có biểu hiện phản ứng viêm tăng mạnh, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 thể có sốc.
Trẻ được chống sốc với dịch truyền, sử dụng thuốc vận mạch sớm, truyền corticoid liều cao, chống đông, kháng sinh phổ rộng, hỗ trợ hô hấp, đồng tiến hành CT-scan ổ bụng loại trừ viêm ruột thừa cấp, tránh mổ không cần thiết.
Bệnh nhi cũng được điều trị hỗ trợ điều chỉnh rối loạn điện giải, kiềm toan, đường huyết, hạ sốt, dinh dưỡng. Sau hơn 1 tuần, trẻ hết sốt, hết đau bụng, mạch huyết áp ổn định, không cần thở oxy.
Bác sĩ Tiến cho hay, đây là trường hợp hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m biểu hiện giống tình trạng viêm ruột thừa cấp. Nếu trẻ không được chẩn đoán chính xác dễ đưa đến xử trí mổ “trắng” (nghi trẻ viêm ruột thừa nhưng khi mổ thì không thấy).
Bác sĩ Tiến khuyến cáo, phụ huynh khi thấy con em sốt cao trên 2 ngày, nổi hồng ban da, đỏ mắt, đau bụng, tiêu chảy, ói… hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác, điều trị thích hợp, vì ngoài hội chứng viêm đa hệ thống, trẻ có thể mắc sởi, rubella, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, n.hiễm t.rùng huyết, viêm ruột thừa…
TP.HCM nhận hơn 300.000 liều vắc xin Spikevax/Moderna
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, TP.HCM mới nhận được 300.720 liều vắc xin Spikevax/Moderna do COVAX Facility viện trợ cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành phố.
Tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19 cho người dân ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Số vắc xin này được phân bổ đợt 119, theo quyết định của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Trong đợt này, Bộ Y tế phân bổ 2.084.120 liều vắc xin Spikevax/Moderna do COVAX Facility viện trợ cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố.
Theo quyết định này, vắc xin Moderna được cấp trong đợt này để sử dụng tiêm liều bổ sung, đồng thời lưu ý các tỉnh, thành phố sử dụng hiệu quả vắc xin không để hủy bỏ do quá hạn rã đông (trước ngày 31-1-2022, do vắc xin rã đông từ ngày 1-1-2022).
Tối 13-1, bà Lê Hồng Nga, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết HCDC đã phân bổ hết 300.720 liều vắc xin Spikevax/Moderna đến các trung tâm y tế các quận huyện và TP Thủ Đức.
Tính đến hết ngày 13-1, TP.HCM đã tiêm được khoảng 19 triệu liều vắc xin COVID-19 cho mũi 1, mũi 2, mũi 3.