Thông tin trên được ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM – đưa ra tại buổi họp báo chiều 23-12.
Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch chiều 23-12 – Ảnh: THẢO LÊ
Sau 15 ngày triển khai chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ, ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM – cho biết đến 22-12, TP đã lập danh sách được 584.403 người nhóm nguy cơ cao. Trong đó có hơn 41.000 người đã tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19, 518.000 người đã tiêm 2 mũi và 24.000 người chưa tiêm.
“Tỉ lệ người chưa tiêm vắc xin vẫn còn khá cao, đến hôm nay TP chỉ mới tiêm cho 4.397/24.420 người. Đề nghị ngành y tế tăng tốc hơn trong công tác tiêm chủng sắp tới”, ông Hải nhấn mạnh.
Theo ông Hải, để tầm soát nhóm nguy cơ cao, TP đã tiến hành 2 đợt xét nghiệm với tổng số 737.753 lượt, âm tính 733.835 lượt, dương tính 3.418 lượt.
“Người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao dù triệu chứng nhẹ hay không triệu chứng cũng phải có gói thuốc C, phải liên hệ với trạm y tế địa phương để được cung cấp điều trị”, ông Hải đề nghị.
Về kết quả của chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ, ông Hải cho rằng tính đến hiện nay, thành công bước đầu là làm giảm được tỉ lệ t.ử v.ong, tỉ lệ nhập viện ít hơn xuất viện. Trong ngày 7-12 bắt đầu chiến dịch, TP.HCM có 75 ca t.ử v.ong; đến 22-12, số ca t.ử v.ong giảm còn 44.
Trước thực trạng thiếu hụt oxy y tế trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19, ông Hải lý giải nguyên nhân do các đơn vị sản xuất chuyển qua sản xuất oxy công nghiệp phục vụ quá trình phục hồi kinh tế.
“Giai đoạn cao điểm có 11 đơn vị cung cấp oxy cung cấp 380 tấn oxy lỏng/ngày, tuy nhiên hiện nay giảm còn chỉ 5 đơn vị cung cấp khoảng 170 tấn. Với số ca mắc gia tăng, dự kiến TP sẽ cần 350 tấn/ngày”, ông Hải chia sẻ.
Liên quan kế hoạch tiêm chủng sắp tới, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM – cho biết hiện Bộ Y tế đã có nhiều điều chỉnh trong việc tổ chức tiêm, như người tiêm mũi 2 sau 3 tháng có thể tiêm mũi 3 và người đã khỏi bệnh sau khi hoàn thành cách ly có thể tiến hành tiêm vắc xin.
TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM đã ban hành hướng dẫn gửi các đơn vị, chính quyền quận, huyện về hoạt động tiêm tại địa phương. Theo đó, trong đợt tiêm này, ngành y tế sẽ ưu tiên nhóm nguy cơ cao, người suy giảm miễn dịch. Người chưa tiêm sẽ được rà soát, tìm hiểu nguyên nhân chưa tiêm để xử lý. Bà Mai cho biết các địa bàn đang tiến hành chiến dịch này.
Đối với nhóm công nhân, học sinh, người dân sau khi hoàn thành tiêm mũi 2 sẽ được rà soát để tiếp tục mũi tiêm nhắc lại trước Tết Nguyên đán. Dự kiến kế hoạch tiêm diễn ra trong tháng 1-2022.
Chi viện nhân lực ngành y tế
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – chánh văn phòng Sở Y tế – cho biết sau khi gửi công văn đề nghị Bộ Y tế chi viện thêm 3.000 nhân lực, đến nay vẫn chưa được hồi đáp. Tuy nhiên theo bà Mai, thời điểm đó tình hình dịch của TP diễn biến phức tạp, có sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron, dự đoán tình hình có thể tiến triển xấu. Nhưng sau 2 tuần, hoạt động kiểm soát F0 trên địa bàn làm rất tốt.
“TP đã triển khai chiến lược y tế đúng hướng, vấn đề nhân lực thời điểm này cũng cần nhưng không quá cấp thiết. Nhân lực đã có sự điều phối tương đối hài hòa, hiện tại tập trung cho công tác tiêm vắc xin”, bà Mai nhấn mạnh.
Theo bà Mai, trước đây, có những ngày TP.HCM tiêm được 100.000-200.000 mũi tiêm/ngày với lực lượng trên 1.400 nhân sự. Sở Y tế sẽ phối hợp với các quận/huyện và cố gắng điều phối nhân sự hiệu quả.
Các triệu chứng của COVID-19 theo nhóm t.uổi, giới tính
Một nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng khác biệt khi mắc COVID-19 ở các nhóm t.uổi và giới tính.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet nêu những triệu chứng khác biệt khi mắc COVID-19 ở các nhóm t.uổi khác nhau, thậm chí cả ở những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và người không hoạt động trong ngành y tế.
Theo nghiên cứu, những bệnh nhân COVID-19 từ 40 tới 59 t.uổi hầu hết bị ho dai dẳng, còn nhóm dưới 40 t.uổi thường bị mất khứu giác, khó thở.
Nhóm trên 60 t.uổi :Các nhà khoa học phát hiện ra việc mất khứu giác, tiêu chảy xuất hiện nhiều ở bệnh nhân trên 60 t.uổi.
Nhóm từ 18 tới 60 t.uổi :Trong 3 ngày đầu tiên khởi phát triệu chứng, những người từ 16 tới 39 t.uổi chủ yếu mất khứu giác, đau ngực, đau bụng, khó thở và đau nhức mắt. Trong khi những bệnh nhân từ 40 tới 59 t.uổi hầu hết bị ho dai dẳng.
Giới tính : Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nam giới và nữ giới có các triệu chứng khác nhau khi bị mắc COVID-19.
Trước đây, giới chuyên môn ghi nhận phụ nữ dưới 50 t.uổi nhiều khả năng bị ảnh hưởng triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn nam giới. Tuy nhiên, đàn ông có nguy cơ t.ử v.ong cao gấp đôi nếu họ mắc COVID-19.
Nam giới thường khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh và sốt, trong khi phụ nữ có nhiều khả năng bị mất khứu giác, đau ngực và ho dai dẳng.