Bí ẩn về Covid-19 trong nguồn nước thải ở Mỹ

Mỹ phát hiện các trình tự lạ của virus SARS-CoV-2 chưa từng xuất hiện ở người nhưng lại có trong nước thải của New York.

Tháng 1/2021, các nhà khoa học đang tìm kiếm virus SARS-CoV-2 trong nước thải của thành phố New York đã nhận ra thứ gì đó kỳ lạ trong các mẫu. Họ phát hiện các đoạn virus có nhóm đột biến độc nhất chưa từng được ghi nhận ở con người – dấu hiệu tiềm ẩn của một biến thể mới.

Trong năm qua, những chuỗi kỳ lạ này tiếp tục xuất hiện trong nước thải của thành phố.

bi an ve covid 19 trong nguon nuoc thai o my ecd 6301351

Monica Trujillo, nhà vi sinh vật học tại Đại học Cộng đồng Queensborough, đã lọc vi khuẩn từ mẫu nước thải có chứa dấu vết của virus SARS-CoV-2

Không có bằng chứng cho thấy những đoạn virus, đã tồn tại ít nhất một năm nhưng không vượt qua Delta hoặc Omicron, gây ra nguy cơ cao về sức khỏe cho con người. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không biết chúng đến từ đâu.

“Tại thời điểm này, chúng tôi chưa tìm thấy dòng virus bí ẩn ở con người”, Monica Trujillo, nhà vi sinh vật học tại Đại học Cộng đồng Queensborough, thông tin.

Bản thân các nhà nghiên cứu cũng có quan điểm khác biệt về nguồn gốc của dòng virus trên. Một số người nghiêng về giải thích virus đến từ những người bệnh Covid-19 không giải trình tự gen. Nhưng những người khác nghi ngờ nguồn gốc là động vật nhiễm virus như chuột rất phổ biến ở thành phố.

Các trình tự lạ

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu nước thải từ 14 nhà máy ở thành phố New York kể từ tháng 6/2020. Vào tháng 1/2021, họ bắt đầu thực hiện xác định trình tự có mục tiêu của các mẫu, tập trung vào phần gen protein gai của virus SARS-CoV-2.

Mặc dù cách tiếp cận này hạn chế góc nhìn về bộ gen của virus nhưng cung cấp rất nhiều dữ liệu từ nước thải với nguồn virus thường bị phân mảnh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện các mảnh virus với dạng đột biến mới xuất hiện lặp đi lặp lại tại một số nhà máy xử lý.

Michael Lanza, phát ngôn viên của Sở Y tế thành phố New York, cho biết: “Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy những biến thể này trong số bệnh nhân ở New York”.

bi an ve covid 19 trong nguon nuoc thai o my aca 6301351

Các mẫu nước thải đã qua lọc tại Đại học Queens

Các nhà khoa học tại Đại học California cũng tìm thấy trình tự tương tự trong cống rãnh ở bang California.

Một số dòng bí ẩn có những đột biến giống Omicron hoặc đột biến ở vị trí giống nhau. Các thí nghiệm ghi nhận những dòng virus này cũng có thể tránh được một số kháng thể.

Nguồn gốc động vật?

Mặt khác, giới khoa học cho biết các dòng virus đã lưu hành đủ lâu và lẽ ra phải xuất hiện trong ít nhất một mẫu được giải mã trình tự của người bệnh Covid-19.

Marc Johnson, nhà virus học tại Đại học Missouri, ủng hộ giả thuyết các trình tự đến từ động vật như sóc, chồn hôi… Tiến sĩ Johnson cho biết: “Đây là một loại virus rất lộn xộn, có thể lây nhiễm cho tất cả các loài”.

bi an ve covid 19 trong nguon nuoc thai o my 40c 6301351

Marc Johnson, nhà virus học tại Đại học Missouri, đưa các mẫu nước thải vào máy ly tâm

Để thu hẹp các khả năng, nhóm tác giả quay trở lại với nước thải, giả định rằng bất kỳ động vật nào đang phát tán virus cũng bỏ lại vật chất di truyền của chính mình.

Mặc dù phần lớn vật chất di truyền trong nước đến từ con người, nhưng cũng tồn tại một lượng nhỏ RNA từ chó, mèo và chuột. Tiến sĩ Johnson đã xem xét những con chuột rất phổ biến New York nhưng vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn.

Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục. Tiến sĩ Johnson đã phát triển một kỹ thuật mới có thể khuếch đại các trình tự, giúp phát hiện các dòng virus dễ dàng hơn. Ông cũng đã bắt đầu tìm kiếm các dòng tương tự trong mẫu nước thải từ các bang khác để có thêm manh mối.

Tiến sĩ Johnson nói: “Cuối cùng, chúng tôi sẽ biết kết quả”.

Thế giới đã ghi nhận trên 321,3 triệu ca mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 14/1 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 321.337.116 ca mắc COVID-19 và 5.541.304 ca t.ử v.ong.

Số ca hồi phục là 264.392.041 ca.

the gioi da ghi nhan tren 3213 trieu ca mac covid 19 117 6269507
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy ngày 11/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Kể từ lần đầu tiên được thông báo vào tháng 11/2021, Omicron vẫn đang ngày một lan rộng ra thế giới và tiếp tục trở thành biến thể chủ đạo tại một số nước.

Tại Đức, trong báo cáo tuần, Viện Robert Koch (RKI) cho biết biến thể Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo ở nước này, khi gây ra 73,3% số ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc, so với 44,3% ghi nhận 7 ngày trước đó. Theo RKI, biến thể Delta hiện chỉ gây ra 25,9% số ca mắc mới COVID-19 tại nước này. Viện trên cũng dự báo số ca nhiễm mới biến thể Omicron sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận trên 81.000 ca mắc mới – con số cao nhất kể từ khi dịch bùng phát – trong bối cảnh cơ quan quản lý khủng hoảng dịch COVID-19 của chính phủ nước này cảnh báo nguy cơ thiếu các bộ xét nghiệm.

Viện Y tế quốc gia (ISS) Italy cũng cho biết Omicron là “thủ phạm” gây nhiều ca bệnh mới nhất ở nước này. Theo kết quả khảo sát nhanh ngày 3/1, Omicron đã gây ra 81% ca nhiễm mới ở Italy, cao gần gấp 4 so với cuộc khảo sát trước đó vào ngày 20/12/2021.

Trong khi đó tại CH Séc, nhà virus học Evžen Bou”5;a của Viện Hóa sinh và hóa hữu cơ thuộc Viện Hàn lâm khoa học CH Séc, cho rằng người dân nước này khó tránh lây nhiễm biến thể Omicron vì biến thể này có thể sẽ xuất hiện trở lại vào mùa Thu tới do miễn dịch mà mọi người đạt được sẽ kéo dài chưa đầy một năm.

Tại Thụy Điển – nơi đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 4 dịch COVID-19, chính phủ nước này thông báo Thủ tướng Magdalena Andersson có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong tháng này, nhiều lần Thụy Điển ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất từ trước đến nay, gây áp lực đối với hệ thống y tế, buộc nhà chức trách phải tái áp đặt nhiều hạn chế. Theo cơ quan y tế Thụy Điển, mô hình dự báo cho thấy số ca mắc mới COVID-19, hiện đang ở mức khoảng 25.000 ca/ngày, có thể đạt đỉnh vào cuối tháng này, lên tới gần 70.000 ca/ngày.

Dịch COVID-19 cũng đang lan rộng trên khắp Nhật Bản, đặc biệt ở các đô thị lớn và các khu vực có căn cứ quân sự của Mỹ. Cụ thể, trong 24 giờ qua, số ca mắc mới ở nước này lần đầu tiên vượt ngưỡng 20.000 ca/ngày kể từ đầu tháng 9/2021. Đáng chú ý, thủ đô Tokyo ghi nhận tới 4.051 ca mắc mới – mức cao nhất kể từ ngày 27/8/2021. Điều này khiến số ca mắc mới trung bình ở Tokyo trong tuần (từ ngày 8 – 14/1) lên tới 1.950,4 ca/ngày, tăng gấp gần 6 lần so với một tuần trước đó.

Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới ở Nhật Bản là do biến thể Omicron. Sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm mới đang ảnh hưởng tới hệ thống y tế của nhiều khu vực. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly đối với các nhân viên y tế được xác định có tiếp xúc gần với những người nhiễm Omicron từ 14 ngày xuống còn 6 ngày.

Biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn cũng đang khiến Philippines phải đương đầu với đợt gia tăng số ca mắc mới COVID-19 cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *