Biến đổi bất thường trong sữa người mẹ nhiễm Covid-19

Sữa người mẹ chuyển sang màu xanh có khả năng do tác động của các kháng thể chống virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân nhiễm Omicron thường có triệu chứng nhẹ hơn, hầu hết giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, một chuyên gia đã tiết lộ một triệu chứng khác lạ mà các bà mẹ nên biết.

Nikki Jurcutz, Giám đốc điều hành của tổ chức Phụ huynh Australia – Giáo dục Những trái tim nhỏ, chia sẻ, sữa của một người mẹ đã chuyển sang màu xanh sau khi cô nhiễm Covid-19.

“Các kháng thể trong sữa của người mẹ đang hoạt động khiến sữa đổi màu”, Jurcutz giải thích.

“Khi người mẹ cho con bú, cơ thể thực hiện những công việc giống như quét toàn bộ mọi cơ quan để tạo ra sữa mẹ một cách hoàn hảo cho con”.

bien doi bat thuong trong sua nguoi me nhiem covid 19 ee1 6315163

Sữa của người mẹ trước và sau khi nhiễm Covid-19

Sữa mẹ thường được gọi là “vàng lỏng” vì khả năng điều chỉnh các chất dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của em bé.

Người mẹ hai con, Ashmiry, là người đã chia sẻ bức ảnh chụp hai túi sữa mẹ trước và sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Cô nói: “Tôi thực sự muốn chia sẻ bức ảnh này. Hình ảnh cho tôi biết điều gì đó đang diễn ra trong cơ thể tôi và con”.

Mặc dù sữa có màu xanh được cho là kết quả của virus SARS-CoV-2 nhưng không phải người mẹ nào cũng gặp phải hiện tượng này.

Sữa đổi màu xanh cũng có thể do thức ăn và đồ uống. Chuyên gia khuyên các bà mẹ không nên lo sợ khi nhìn thấy sự chuyển màu này.

Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ Australia lưu ý, sữa mẹ có màu xanh có khả năng xuất hiện sau khi người phụ nữ ăn một lượng lớn thực phẩm có màu xanh như rau, tảo bẹ, các loại rong biển dạng viên hoặc vitamin tự nhiên.

Chuyên gia tư vấn Goldilacts cho biết: “Khi phụ nữ cho con bú, toàn bộ cơ thể mẹ và con được quét để tìm ra chính xác những gì cần bổ sung vào sữa để trẻ khỏe mạnh”.

Màu sắc của sữa mẹ chuyển đổi do sự gia tăng các globulin miễn dịch, bạch cầu – các tế bào chống lại bệnh tật.

Một nghiên cứu về miễn dịch học cho thấy khi trẻ bị ốm, số lượng bạch cầu trong sữa mẹ sẽ tăng đột biến.

Vì sao bệnh viện ở TPHCM có hơn 300 y bác sĩ là F0 dù đã tiêm đủ vaccine?

Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, trong đại dịch đã và đang diễn ra, BV có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị mắc Covid-19.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân viên y tế mắc Covid-19 tại BV phân bố ở nữ giới cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới và đa phần là người trẻ (

Các F0 của BV Nguyễn Tri Phương đa số không có bệnh lý nền đi kèm (80,2%) và đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 (96,5%). Họ có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (67,3%) nên dễ nhiễm bệnh. Dù vậy, các F0 này khi mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ (viêm đường hô hấp trên cấp tính) hoặc không có triệu chứng và sớm khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp t.ử v.ong.

vi sao benh vien o tphcm co hon 300 y bac si la f0 du da tiem du vaccine 409 6227544

Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM.

Riêng ở đối tượng F0 là người dân, bác sĩ Chiến cho biết khi bước vào giai đoạn bình thường mới, có thời điểm bệnh nhân cao hơn số giường điều trị Covid-19 mà BV đang có. Hầu hết những ca bệnh nặng rơi vào nhóm không chích ngừa vì những lý do cá nhân. Tuy vậy, có trường hợp không nặng nhưng thấy bên ngoài c.hết nhiều quá, dịch thời gian qua gây tang thương nhiều quá nên hốt hoảng, muốn vào BV cho yên tâm.

Trong đợt dịch thứ 4, ngoài khu điều trị Covid-19 quy mô 200 giường, BV Nguyễn Tri Phương còn hỗ trợ điều trị cho BV dã chiến số 5 tại Thuận Kiều Plaza (quận 5), làm nhiệm vụ tại khu cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM. Ngoài ra vào đầu tháng 11, BV cũng cử đoàn công tác đến tỉnh Bạc Liêu chi viện chống dịch cho Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai.

vi sao benh vien o tphcm co hon 300 y bac si la f0 du da tiem du vaccine 50b 6227544

Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường an toàn cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại bệnh viện.

Lãnh đạo BV cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thách thức hệ thống y tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đến nay, dịch vẫn còn đang diễn biến phức tạp với biến chủng Delta, Omicron rất nguy hiểm.

Điều này đã gây ra nhiều quan ngại cho mọi người, không chỉ vì tốc độ lây lan của biến chủng mới SARS-CoV-2 mà còn ở nguy cơ tăng tỷ lệ t.ử v.ong, tăng khả năng đề kháng với các loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng.

Chính vì vậy theo bác sĩ Võ Đức Chiến, thực hành và quản trị lâm sàng cần được tuân thủ. Các quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất số ca nhiễm Covid-19 cho lực lượng nhân viên y tế làm công tác tuyến đầu và chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *