Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe tế bào, đồng thời là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ và chống lại chứng viêm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết: “T.rẻ e.m cần kẽm để tăng trưởng và phát triển. Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, cũng như khứu giác và vị giác.
Thực phẩm có kẽm đặc biệt quan trọng đối với trẻ chỉ bú sữa mẹ.
Hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao sau khi sinh và giảm dần trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, điều quan trọng là phải giới thiệu thức ăn có kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng”.
Dưới đây là những gì mà việc bổ sung kẽm mang lại cho cơ thể của bạn, theo Eat This, Not That!
1. Hỗ trợ miễn dịch
Kẽm được tìm thấy ở hàm lượng cao trong hàu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ miễn dịch.
“Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng từ 17% đến 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe”, tiến sĩ Heather Moday, bác sĩ chuyên khoa dị ứng, miễn dịch học và y học chức năng ở Mỹ cho biết.
“Kẽm là một khoáng chất vi lượng có tác động quan trọng đến hiệu quả của các tế bào và cytokine của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng của chúng ta.
Kẽm hỗ trợ trong việc chống lại vi rút, bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của các gốc tự do đối với tế bào của chúng ta, và đã được chứng minh là có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Kẽm được tìm thấy với hàm lượng cao trong hàu, thịt bò và cua, và với lượng thấp hơn trong các loại đậu, đậu phụ, hạt bí ngô, hạt điều và các loại hạt khác”, tiến sĩ Moday cho biết thêm.
2. Sửa chữa DNA và giảm stress oxy hóa
Lượng kẽm được khuyến nghị hằng ngày là 8 mg đối với phụ nữ và 11 mg đối với nam giới trưởng thành, nhưng nghiên cứu cho thấy dùng nhiều hơn một chút có thể mang lại những lợi ích ấn tượng cho việc sửa chữa DNA và giảm stress oxy hóa.
Tiến sĩ Janet King cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về kẽm trong chế độ ăn uống cũng có thể có tác động đáng kể đến quá trình trao đổi chất diễn ra khắp cơ thể. Những kết quả này đưa ra một chiến lược mới để đo lường tác động của kẽm đối với sức khỏe và củng cố bằng chứng rằng các biện pháp can thiệp dựa trên thực phẩm có thể cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trên toàn thế giới”.
3. Chống nắng
Kẽm là một công cụ vô cùng hiệu quả giúp chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời.
Amy Shapiro, chuyên gia dinh dưỡng, cho biết: “Kẽm (oxit) là một trong hai chất chống nắng vật lý có khả năng làm chệch hướng tia UV, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời như ban đỏ đến lão hóa sớm”.
4. Chữa lành vết thương
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong mọi phần của quá trình chữa lành vết thương, từ quá trình đông m.áu đến hình thành sẹo.
Tiến sĩ Jennifer Sallit cho biết: “Vai trò của kẽm trong việc chữa lành vết thương là đa yếu tố, và nó cần thiết cho sự tổng hợp collagen và protein, tăng sinh tế bào và chức năng miễn dịch, tất cả đều cần thiết cho quá trình tái tạo và sửa chữa mô. Kẽm cần thiết cho việc sản xuất kháng thể và hoạt động bình thường của tế bào bạch huyết và đóng vai trò quan trọng trong một số bước của quá trình đông m.áu”.
5. Quá nhiều kẽm có hại gì?
Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bạn bổ sung kẽm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), người lớn không nên dùng quá 40 mg kẽm mỗi ngày.
Các tác dụng phụ của việc hấp thụ quá nhiều kẽm bao gồm chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa và đau quặn bụng.
Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bạn bổ sung kẽm, theo Eat This, Not That!
Phải làm gì khi F0 “ăn như nhai rơm” vì mất vị giác, khứu giác
Rất nhiều bệnh nhân Covid-19 gặp vấn đề về khứu giác, vị giác, khiến họ ăn không ngon miệng, như “nhai rơm”.
Nếu bỏ qua vấn đề này, bệnh nhân Covid-19 sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe để chống đỡ bệnh tật.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, khá nhiều bệnh nhân Covid-19 gặp triệu chứng mất khứu giác, vị giác, thậm chí mất luôn cảm giác đói, khát. Nếu không để ý đến điều này, để F0 tự “bơi”, tự theo dõi tại nhà ko có người thân hỗ trợ dẫn đến ăn uống không đầy đủ, không đảm bảo sức khỏe chống đỡ bệnh tật.
Theo BS Cấp, bằng nhiều cách khác nhau, dù ở gần hay cách ly ở xa, người thân phải luôn nhắc nhở, động viên họ ăn uống đầy đủ, ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt. Luôn ý thức không ngon miệng cũng phải cố ăn, nhắm mắt vào nuốt cũng cần nuốt để đảm bảo dinh dưỡng.
Theo BS Cấp, bên cạnh các bữa ăn trong ngày, bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà nên bổ sung điện giải bằng nước oresol, các loại nước trái cây như nước cam, nước bưởi, nước dưa hấu…
Một bát cháo cá hồi đủ dinh dưỡng, mềm, dễ ăn sẽ giúp F0 mất vị giác, khứu giác dễ ăn hơn là cơm trắng, thịt rang thông thường.
Bộ Y tế cũng đã đưa ra hướng dẫn chi tiết về dinh dưỡng cho F0 , theo đó, bữa ăn của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà phải đảm bảo 4 nhóm gồm: Tinh bột (ngũ cốc, khoai, ngô, gạo…), đạm (gồm thịt, cá, tôm, trứng…), chất béo (dầu mỡ) và chất xơ (rau xanh, hoa quả chín) để nâng đỡ cơ thể khỏe mạnh.
Theo Bộ Y tế, dinh dưỡng với bệnh nhân Covid-19 rất quan trọng, giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, miễn dịch để chiến đấu với bệnh tật.
Mỗi bệnh nhân Covid-19 cần đảm bảo đủ 3 bữa chính trong ngày, với thực đơn đủ 4 nhóm thực phẩm trên nhằm cung cấp đầy đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất để giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Trong hướng dẫn này, mức đạm được hướng dẫn từ 200-250gram thịt, cá mỗi ngày; rau xanh từ 300-400gram/ngày; quả chín từ 200-300gram/ngày.
Bệnh nhân Covid-19 thường mất vị giác dẫn đến chán ăn. Lúc này, cần chế biến đồ ăn dạng lỏng như súp, cháo, sữa, bổ sung sản phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng… Bên cạnh đó, động viên người bệnh dù ăn không ngon miệng vẫn cố ăn đủ bữa để có cơ thể khỏe mạnh chiến đấu với bệnh tật.
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, F0 điều trị tại nhà cần duy trì kiểm tra nồng độ SpO2 ngày 2 lần, luôn chủ động kết nối với y tế cơ sở, dùng thuốc theo hướng dẫn, báo ngay cho nhân viên y tế khi có triệu chứng trở nặng.