Phân tích cho thấy những người đã bổ sung vitamin D ít khả năng phải đặt nội khí quản hơn và thời gian nằm viện trung bình ngắn hơn so với người chỉ điều trị COVID-19 bằng các liệu pháp cơ bản.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một nghiên cứu tổng hợp được công bố mới đây trên tạp chí Clinical Nutrition ESPEN, các nhà khoa học không tìm thấy mối liên hệ mang tính thống kê nào giữa việc bổ sung vitamin C, vitamin D hay kẽm và việc giảm nguy cơ t.ử v.ong vì COVID-19. Tuy nhiên, phân tích cho thấy những người đã bổ sung vitamin D ít khả năng phải đặt nội khí quản hơn và thời gian nằm viện trung bình ngắn hơn so với người chỉ điều trị COVID-19 bằng các liệu pháp cơ bản.
Nghiên cứu tổng hợp này do nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Toledo (Mỹ) thực hiện, trong đó họ phân tích tổng cộng 26 nghiên cứu khác nhau, gồm 10 thí nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và 16 nghiên cứu quan sát thực hiện với 5.633 bệnh nhân COVID-19. Các nhà khoa học đã tổng hợp các nghiên cứu này và sử dụng kỹ thuật thống kê để phân tích, đ.ánh giá tác dụng tổng thể của các loại thuốc bổ dùng trong điều trị COVID-19.
Kết quả cho thấy những nghiên cứu đ.ánh giá việc bổ sung vitamin C, vitamin D hay kẽm không phát hiện có bất kỳ hiệu quả mang tính thống kê nào về việc giảm nguy cơ t.ử v.ong vì COVID-19. Tuy nhiên, những nghiên cứu về việc sử dụng vitamin D, trong đó so sánh 927 bệnh nhân COVID-19 có bổ sung loại vitamin này với 2.570 bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp cơ bản, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có bổ sung vitamin D phải đặt nội khí quản thấp hơn số bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp cơ bản 45% và số ngày nằm viện trung bình cũng ít hơn 1,26 ngày.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ có thể có giữa vitamin D và bệnh COVID-19. Trước đó, một phân tích tổng hợp đăng tải trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition hồi tháng 11/2020 cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc bệnh nhân COVID-19 có thể trở nặng hơn. Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí PLOS ONE, trong số 1.176 bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện ở Israel, những người thiếu vitamin D có nguy cơ bệnh trở nặng cao gấp 14 lần so với những người đủ loại vitamin này.
Theo giới chuyên gia, vitamin D có thể đóng vai trò điều chỉnh những phản ứng khác nhau của hệ thống miễn dịch. Nó có thể giúp các tế bào xác định “kẻ xâm nhập”, đồng thời cũng ngăn chặn phản ứng vượt quá tầm kiểm soát. Những chức năng này cũng có thể có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh nhân COVID-19 trở nặng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh việc sử dụng vitamin D không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tận dụng ánh nắng ngừa thiếu hụt vitamin D
UVB trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh vitamin D. Một số vấn đề về sức khỏe có thể phát sinh nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D.
Để tránh thiếu hụt vitamin D, có thể tắm nắng 10 – 15 phút giữa ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trẻ nhỏ hay người lớn đều cần vitamin D
TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cơ thể không đủ lượng vitamin D cần thiết sẽ làm cho các tế bào ung thư đại tràng phát triển. Lượng vitamin D trong cơ thể có liên quan đến sự phát triển và tồn tại của tế bào ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng cũng đã đ.ánh giá việc bổ sung vitamin D cho cơ thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng, đại tràng; thiếu vitamin D là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương.
Không những vậy, các nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin D có liên quan đến nhiều bệnh tật như: tim mạch, đái tháo đường type 1, type 2, rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, bệnh thận mạn, các bệnh lý về xơ hóa, bệnh lao, bệnh truyền nhiễm, ung thư… Thậm chí, thiếu vitamin D còn liên quan đến tỷ lệ t.ử v.ong chung ở người trưởng thành.
TS Nguyễn Huy Nga chia sẻ: “Nhiều người quan niệm chỉ trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, mới cần tắm nắng nhưng thực tế không phải vậy. Thiếu vitamin D ở t.rẻ e.m có thể dẫn tới bệnh còi xương, ở người lớn thì gây chứng nhuyễn xương, loãng xương”.
Gần đây, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thiếu vitamin D có thể là nguy cơ gây nhiều bệnh ngoài hệ thống xương như: ung thư, đái tháo đường… Vì vậy, việc xác định nhu cầu vitamin D khuyến nghị cho cộng đồng rất quan trọng, góp phần dự phòng nhiều bệnh liên quan đến vi chất này.
“Trên thực tế ai cũng có thể thiếu vitamin D, nhất là người già, nguyên nhân do da kém hiệu quả trong việc sản xuất vitamin D, đồng thời lại không thường xuyên có mặt ở ngoài trời”, TS Nga lưu ý.
Cách bổ sung vitamin D từ thực phẩm
Theo chuyên trang y tế Healthline , bên cạnh việc tiếp nhận ánh sáng mặt trời, mọi người có thể bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm…) và hải sản (hàu, tôm…) là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D. Ngoài ra, các loại nấm, bột ngũ cốc, yến mạch, lòng đỏ trứng, sữa tươi, sữa chua hay các sản phẩm thay thế sữa từ thực vật như đậu nành, hạnh nhân… cũng là nguồn vitamin D mà mọi người có thể dễ dàng bổ sung.
Tắm nắng để khỏe hơn
Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, tia UVB là loại tia duy nhất trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích sản sinh vitamin D (ánh nắng mặt trời giúp cơ thể sản xuất ra vitamin D3, trong khi thức ăn cung cấp cho cơ thể vitamin D2). Nhờ đó cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi, tạo điều kiện tốt nhất để có hệ xương chắc khỏe.
Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UVB) chiếm 80 – 90% và khoảng 10 – 20% do chế độ ăn uống. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh vitamin D, kích thích sự hấp thu canxi. Điều này giúp tăng cường sức khỏe của xương. T.rẻ e.m không nhận đủ vitamin D có thể bị còi xương. Trong khi đó, người lớn t.uổi thiếu vitamin D từ ánh nắng mặt trời dễ bị loãng xương và thoái hóa xương khớp.
Để tránh thiếu hụt vitamin D, có thể tắm nắng toàn bộ cơ thể từ 10 – 15 phút giữa ngày vào mùa hè hoặc phơi nắng đến khi da ửng đỏ tương đương với cung cấp 15.000 đơn vị vitamin D (cholecalciferol). Tuân thủ giãn cách khi được yêu cầu, nhưng có thể tận dụng ánh nắng bằng việc đảm bảo thông thoáng trong không gian sống, mở cửa sổ đón nắng vào nhà, tắm nắng ở ban công, hành lang, sân vườn… trong phạm vi nhà mình.
Phơi nắng thế nào để hiệu quả và an toàn ?
Theo báo US News, Giáo sư Michael Holick, chuyên gia sinh lý học và y học phân tử tại Đại học Y khoa Boston (Mỹ), tư vấn để giữ an toàn cho làn da khi phơi nắng, mọi người nên tránh phơi trực tiếp da mặt và vành tai bởi đây là những vùng da dễ bị tổn thương nhất. Thay vào đó, nên để cánh tay, chân, bụng và lưng tiếp xúc ánh nắng mà không cần che chắn hay dùng kem chống nắng trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.
Ngoài ra, những người có làn da sẫm màu hay lớn t.uổi sẽ tạo ít vitamin D hơn nhóm có da sáng màu và trẻ t.uổi, do đó họ cần thời gian phơi nắng dài hơn một chút. Tuy nhiên, nên ngưng phơi nắng trước khi tình trạng bỏng rát, cháy nắng xảy ra, bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện tại thủ đô Jakarta (Indonesia) hồi năm 2013 đã kết luận khung giờ từ 11 – 13 giờ là lúc mà cường độ UVB mạnh nhất trong ngày. Theo đó, tắm nắng từ 10 – 15 phút lúc này sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả. Trong những ngày trời nhiều mây vào khung giờ trên, mọi người có thể lựa chọn thời điểm thích hợp trong khung giờ từ 10 – 15 giờ để phơi nắng. Đồng thời, chỉ cần phơi nắng khoảng 2 lần/tuần là đủ.