Ca COVID-19 t.rẻ e.m tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0

Chuyên gia cho biết dấu hiệu chuyển nặng của trẻ khi mắc COVID-19, bao gồm thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím.

Biến chủng Omicron khiến việc lây nhiễm COVID-19 nhiều hơn ở nhóm t.rẻ e.m chưa tiêm vaccine phòng COVID-19

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 t.uổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 t.uổi; 8% trẻ 6-12 t.uổi; 2,8% trẻ từ 3-5 t.uổi và 3,6% trẻ từ 0-2 t.uổi.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: Những trường hợp trẻ mắc COVID-19 viêm đa hệ tuy hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm sẽ có nguy cơ nhiều hơn ở nhóm t.rẻ e.m chưa được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

ca covid 19 tre em tang chuyen gia khuyen cao cac dau hieu chuyen nang khi tre la f0 24d 6318341

Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại cơ sở y tế

Chia sẻ thông tin tại hội nghị trực tuyến hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho t.rẻ e.m mắc COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tình trạng mắc COVID-19 ở trẻ ngày càng gia tăng. Lý do là vì trẻ được đi học, một số lượng lớn các em chưa được tiêm vaccine cộng thêm tốc độ lây lan nhanh của virus.

Theo chuyên gia, thông thường trẻ khi mắc COVID-19 chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số bão hòa oxy giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.

Thể nặng và nguy kịch là khi bão hòa oxy tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy…

Đối tượng chăm sóc tại nhà gồm 2 nhóm chính. Thứ nhất là trẻ mắc bệnh đã được điều trị tại cơ sở y tế, được ra viện theo dõi tiếp tại nhà, dù vẫn còn dương tính- đối tượng này ngày càng nhiều. Thứ hai là trẻ mới mắc bệnh, mức độ nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh nặng.

Mục tiêu điều trị tại nhà là phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng để đưa trẻ vào viện; điều trị các triệu chứng thông thường- giống như cảm cúm, sốt virus; tránh lây nhiễm chéo trong gia đình.

“Chúng ta không nên quá căng thẳng mục tiêu thứ 3 vì thường các trẻ đã mắc thì bố mẹ cũng dễ mắc, nên việc bắt trẻ suốt ngày đeo khẩu trang cũng rất khổ. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kịp thời phát hiện các triệu chứng nặng để báo cho cơ quan y tế và chuyển trẻ đến bệnh viện khi cần”- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Đồng thời khuyến cáo các bậc phụ huynh khi cần đưa con đến bệnh viện hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để trẻ được thăm khám kịp thời, tránh tình trạng lựa chọn bệnh viện không cần thiết vì Bộ Y tế đã giao các bệnh viện/ viện có nhiệm vụ thăm khám, tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.

Những trẻ nào dễ chuyển nặng khi mắc COVID-19?

ca covid 19 tre em tang chuyen gia khuyen cao cac dau hieu chuyen nang khi tre la f0 a7e 6318341

Các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ mắc COVID-19, bao gồm thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím.

Trẻ mắc COVID-19 thường có bệnh cảnh nhẹ hơn người lớn, song vẫn có một số nguy cơ gây tăng nặng. Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là trẻ thở nhanh, kém ăn, thậm chí vẫn ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 tụt ở mức 94-95% khi thở khí trời.

Các yếu tố nguy cơ bệnh nặng ở trẻ mắc COVID-19 gồm:

– Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.

– Mắc các bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bất thường gen, béo phì.

– Bệnh hô hấp mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản co thắt…

– Bệnh tim bẩm sinh.

– Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc phải (HIV, điều trị corticoid kéo dài).

– Bệnh thận mạn.

– Ung thư, huyết học (bệnh hồng cầu hình liềm)…

“Đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh nặng lên, tuy nhiên rất nhiều trường hợp phải căn cứ vào triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng để quyết định có cần cho trẻ nhập viện hay không.”- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

Tính đến nay, cả nước ghi nhận 165 trẻ mắc COVID-19 t.ử v.ong, chiếm 0,42% so với t.ử v.ong chung. Tuy nhiên theo TS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế: Rất may số t.ử v.ong ở t.rẻ e.m rất ít. Tuy nhiên chúng ta phải làm sao bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, những trẻ bị suy giảm miễn dịch bởi khi các nhóm này nhiễm COVID-19 thì khả năng nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.

10 dấu hiệu cảnh báo F0 cần được đưa đến bệnh viện sớm

Theo quy định mới ban hành, Bộ Y tế khuyến cáo F0 điều trị tại nhà cần điền đầy đủ thông tin vào bảng tự theo dõi sức khỏe mỗi ngày hai lần.

10 dau hieu canh bao f0 can duoc dua den benh vien som 478 6022009

Ngày 11/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ban hành quyết định 4377/QĐ-BYT kèm Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động. Trong văn bản mới, Bộ Y tế lưu ý việc theo dõi sức khỏe của F0 đang cách ly, tại nhà là rất cần thiết, giúp phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng và đưa ngay đến bệnh viện điều trị.

Họ có thể được thành viên trong gia đình, trạm y tế cấp xã hoặc trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại nhà theo dõi sức khỏe, quá trình cách ly. Bộ Y tế khuyến cáo các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ có thể tự theo dõi sức khỏe hàng ngày bằng cách điền đầy đủ thông tin vào bảng theo dõi 2 lần/ngày (sáng – chiều).

Những dấu hiệu cần theo dõi sức khỏe hàng ngày cho F0 tại nhà gồm: Nhịp thở, nhiệt độ, độ bão hòa oxy m.áu (SpO2) và huyết áp (nếu có thể đo); các triệu chứng mệt mỏi, ho ra đờm, ớn lạnh, rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, ho ra m.áu, thở dốc, tức ngực kéo dài, tiêu chảy…; các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, đau nhức cơ.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế chỉ rõ khi có các dấu hiệu trở nặng, F0 cần được chuyển ngay đến bệnh viện. Các triệu chứng này gồm:

– Khó thở, thở hụt hơi, nhịp thở tăng 21 lần/phút. Ở t.rẻ e.m, các dấu hiệu thở bất thường gồm thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

– SpO2 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường, F0 cần được đo lại lần 2 sau 30-60 giây, yêu cầu giữ nguyên vị trí đo, tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí.

– Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

– Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu

– Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống; t.rẻ e.m bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

– Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

– Bất kỳ tình trạng nào mà F0 cảm thấy lo lắng, bất ổn.

Bộ Y tế cũng lưu ý F0 cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp như nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng; tránh xem, đọc hoặc nghe những tin tức tiêu cực về dịch Covid-19 trên các mạng xã hội.

20 ngày vượt qua Covid-19 của nữ điều dưỡng ở TP.HCM .Chị Thanh Tuyền (31 t.uổi), điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, được phát hiện mắc Covid-19 khi đang mang thai ở tuần 28 và chiến thắng căn bệnh sau 20 ngày điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *