Ca mắc COVID-19 tăng, ngành y tế nhiều tỉnh Tây Nguyên phòng dịch chặt chẽ đồng thời tăng cường hoạt động khám, chữa bệnh COVID-19.
Sẵn sàng điều trị COVID-19
Tại các tỉnh Lâm Đồng; Đắk Lắk; Kon Tum…số ca mắc COVID-19 mới luôn ở mức cao. Đặc biệt, tại Đắk Lắk số học sinh và t.rẻ e.m từ 0 đến 17 t.uổi mỗi ngày đều được ghi nhận nhiều. Điển hình như ngày 2/3 số ca mắc COVID-19 mới là t.rẻ e.m chiếm gần 30% tổng số ca mắc.
Trước diễn biến của dịch bệnh, ngành y tế các địa phương đã chỉ đạo các cơ sở y tế sẵn sàng thuốc men, đặc biệt là o-xy…để tiếp nhận và điều trị các ca bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng.
Chị Nguyễn T.T có con 10 t.uổi mắc COVID-19 ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết: Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã chuyển đổi công nặng một khu vực để điều trị bệnh nhân nhi mắc COVID-19 có triệu chứng vừa và nặng. Tại đó có đầy đủ thiết bị và nhân lực tốt nên các phụ huynh cũng an tâm, không phải hoang mang hay lo lắng gì cả.
Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19
Theo Sở Y tế Lâm Đồng, các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tỉnh đều nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19. Ngày 3/3, ngành y tế địa phương cũng đã chỉ đạo Bệnh viện II Lâm Đồng; Bệnh viện Nhi Lâm Đồng; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố quản lý, thu dung, chăm sóc, điều trị tốt người bệnh COVID-19 theo phương án 4 tại chỗ. Hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh COVID-19. Căn cứ theo tình hình dịch bệnh khẩn trương thiết lập và tổ chức triển khai cơ sở điều trị COVID-19 bảo đảm tốt nhất cho người bệnh. Quản lý chặt chẽ người mắc COVID-19 tại nhà. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; phòng khám và các cơ sở y tế trên địa bàn trong công tác quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để kịp thời hỗ trợ người mắc COVID-19 tại nhà.
Nhiều tỉnh Tây Nguyên ghi nhận số ca mắc COVID-19 kỷ lục
Vang vọng hơi thở của đồng bào Tây Nguyên trong lễ hội mừng lúa mới
Các tỉnh Tây Nguyên nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19 ngày giáp Tết
Theo thống kê, 2 tỉnh có ca mắc COVID-19 cao ở Tây Nguyên là Lâm Đồng và Đắk Lắk. Đến ngày 3/3, toàn tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận tổng cộng 31.745 bệnh nhân COVID-19. Hiện ra viện 17.246 trường hợp, 103 bệnh nhân t.ử v.ong, 16 Bệnh nhân về địa phương khác. Đang cách ly 32.644 trường hợp. Trong đó, cách ly tại cơ sở y tế 1.303 trường hợp; cách ly tại nhà là 31.341 trường hợp.
Tại Đắk Lắk, đến hết ngày 3/3 tổng số bệnh COVID-19 cũng đã tăng lên 43.856 người. Đã điều trị khỏi 23.513 trường hợp; đang điều trị 20.220; tổng số bệnh nhân t.ử v.ong 123 trường hợp.
Phòng dịch COVID-19 tốt cho học sinh
Để góp phần hạn chế các ca mắc COVID-19 mới, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng kịch bản chi tiết về phòng dịch cho học sinh và t.rẻ e.m. Các bậc phụ huynh khi đưa đón con em đến trường cũng tuyệt đối không tụ tập đông người.
Phòng dịch COVID-19 chặt chẽ ở các trường học khi học trực tiếp
Tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) do ca mắc COVID-19 tăng nhanh nên tất cả các cấp học đã chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến.
Những địa điểm dạy trực tiếp ở Tây Nguyên thì thường xuyên đo thân nhiệt cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh để trao đổi thông tin, giám sát công tác phòng dịch của con em mình.
Theo ngành y tế Lâm Đồng, Sở Y tế và Sở GD&ĐT địa phương đã có phương án chi tiết phòng dịch trong trường học. Phụ huynh và học sinh cần thực hiện tốt như: Đối với t.rẻ e.m mầm non, học sinh, cha mẹ học sinh có trách nhiệm đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho học sinh ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, báo cáo nhà trường. Theo dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị…Cha mẹ cho học sinh ở độ t.uổi được tiêm vaccine-COVID-19 đi tiêm phòng theo hướng dẫn của y tế địa phương.
Người dân cũng có thể tự mua kit test nhanh với COVID-19 để test cho mình
Đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên và người lao động của trường: Cần tuân thủ và thực hiện tốt các quy định sau trước khi học sinh đến trường. Thông tin cho học sinh, cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng, chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm. Giáo viên của nhà trường tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị…
Các trường học ở Tây Nguyên cũng thường xuyên khử khuẩn, lau nền nhà, tường nhà (nếu có thể), tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong nhà trường.
Gia Lai được Bộ Y tế chọn thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir
Gia Lai cùng với Lâm Đồng vừa được Bộ Y tế phê duyệt bổ sung vào chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ.
Theo đó, triển khai quyết định ngày 18.11 của Bộ Y tế về việc phê duyệt bổ sung đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng; Bộ Y tế đã phê duyệt bổ sung đề cương nghiên cứu “Đánh giá chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ ở một số tỉnh tại Việt Nam”.
Gia Lai cùng với Lâm Đồng là 1 trong 2 địa phương được bổ sung trong đợt này. Đối tượng nghiên cứu tại tỉnh Gia Lai là 1.000 người. Hiện Sở Y tế Gia Lai đang khẩn trương triển khai, quản lý, tổ chức nghiên cứu thực hiện tại địa phương.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tại TP.Pleiku (Gia Lai). Ảnh TRẦN HIẾU
Tính từ ngày 5.12 đến 10 giờ ngày 6.12, tỉnh Gia Lai đã lấy mẫu xét nghiệm cho 4.899 người; trong đó 87 mẫu nghi ngờ của 296 người đang xét nghiệm lại; ghi nhận 169 trường hợp dương tính với Covid-19, nâng tổng số ca dương tính lên 4.238 trường hợp với 10 ca t.ử v.ong. Hiện có 1.723 trường hợp dương tính đang điều trị.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, có nhiều ca bệnh trong cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai đề nghị người dân hạn chế ra ngoài tỉnh nếu không thật sự cần thiết; khi phát hiện người đi từ vùng dịch về, người nhập cảnh vào địa phương… phải kịp thời thông báo cho chính quyền để kiểm tra.