Số ca mắc COVID-19 trên cả nước gia tăng hàng ngày, theo đó trường hợp t.rẻ e.m mắc COVID-19 cũng tăng lên.
Bộ Y tế cho biết số trường hợp mắc COVID-19 nhóm dưới 12 t.uổi đang có sự gia tăng. Trước ngày 1/2/2022 là 14,1% và sau ngày 1/2/2022 là 24,3%.
4% t.rẻ e.m mắc COVID-19 có thể trở nặng hoặc nguy kịch
Theo Sổ tay Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà do Bệnh viện Nhi trung ương và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp phát hành, phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần).
Chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Có 4% có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng hậu COVID-19, bao gồm các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc “COVID-19 kéo dài” ở t.rẻ e.m.
Các chuyên gia nhi khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương cũng nêu rõ: Trẻ dưới 12 tháng t.uổi và trẻ có các bệnh lý nền như sau có nguy cơ diễn tiến nặng cao: Trẻ sinh non, cân nặng thấp; béo phì, thừa cân; đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa; các bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh; bệnh hô hấp, gan, thận mạn tính; suy giảm miễn dịch; các bệnh hệ thống và đang dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS. Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những ngày gần đây, số lượng trẻ mắc COVID-19 nhập viện, tăng đột biến. Nếu như trước đây chỉ lẻ tẻ vài ca là t.rẻ e.m phải nhập viện, thì đợt này, số lượng bệnh nhi tăng nhanh từng ngày; có những ngày cao điểm có tới hơn 20 bệnh nhi được chuyển vào Khoa để điều trị.
Các bệnh nhi đến đây hầu như thuộc phân tầng 2, đã cần sự can thiệp của y tế. Đa phần trẻ mắc COVID-19 phải nhập viện có triệu chứng như: Sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp…
T.rẻ e.m bị F0 dùng thuốc thế nào? Có cần ăn kiêng hay không?
TS.BS Cao Việt Tùng- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng phần lớn t.rẻ e.m khi mắc COVID-19 diễn biến lành tính, sốt 2-3 ngày đầu kèm các triệu chứng ho, ngứa họng, sổ mũi… Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ, cho ăn đủ, bồi phụ các vitamin, bảo đảm vệ sinh… cách ly phòng thoáng mát và tuân thủ 5K. Kháng sinh không có chỉ định dùng trong giai đoạn này.
Các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo khi t.rẻ e.m mắc COVID-19 nếu sốt thì cho uống hạ sốt, nếu ho thì dùng các chế phẩm điều trị ho thông thường và tích cực chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ.
“Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ, các trường hợp uống thuốc sai chỉ định có thể chưa biểu hiện ngay mà một thời gian sau mới thấy có hại cho cơ thể”- TS.BS Cao Việt Tùng nói.
Khi trẻ sốt thì cho uống hạ sốt, nếu ho thì dùng các chế phẩm điều trị ho thông thường và tích cực chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ.
Về dùng thuốc ho, hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương nêu rõ, nếu trẻ ho có thể sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm triệu chứng.
Ưu tiên sử dụng thuốc ho có thành phần thảo dược; Không dùng thuốc có chứa codein cho trẻ dưới 12 t.uổi. Thuốc tiêu đờm, kháng histamin: chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ
Đặc biệt, cha mẹ không nên mua bất cứ các sản phẩm nào khác mà không theo hướng dẫn của bác sĩ, không được Bộ Y tế cấp phép để tránh t.iền mất tật mang. Vì hiện nay, trẻ mắc COVID-19 thường diễn biến khá nhẹ và không dùng bất kỳ loại thuốc kháng virus nào.
Cũng liên quan đến nhiều băn khoăn của các bà mẹ về việc, t.rẻ e.m bị F0 thì có cần ăn kiêng hay không? TS.BS Cao Việt Tùng nhấn mạnh: T.rẻ e.m bị F0 không cần ăn kiêng. Cha mẹ cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng cho con như bình thường, tuy nhiên việc cho trẻ ăn đủ và chế độ ăn dễ tiêu, giàu vitamin là rất quan trọng. Nên cho các cháu ăn chế độ ăn lỏng hơn bình thường và chia làm nhiều bữa.
Hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương về những vật dụng, thuốc… cần chuẩn bị sẵn khi trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà
Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở t.rẻ e.m do Bộ Y tế vừa ban hành t.rẻ e.m mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau:
– Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.
– Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ 02 t.uổi.
– Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
– Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
– Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
– Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
– Theo dõi:
Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường
Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế
– Sốt> 38 độ C – Tức ngực
– Đau rát họng, ho – Cảm giác khó thở
– Tiêu chảy – SpO2
– Trẻ mệt, không chịu chơi – Ăn/bú kém
* Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
– Thở nhanh
– Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống
– Khó thở, cánh mũi phập phồng
– Tím tái môi đầu chi
– Rút lõm lồng ngực
– SpO2
F0 tăng mạnh: Bố mẹ F1 chăm sóc con F0 như thế nào?
Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng liên tục tăng mạnh. Khi các tỉnh thành quyết định cho học sinh đi học trở lại, số t.rẻ e.m trở thành F0 cũng tăng lên nhiều.
Nhiều bố mẹ trở thành F1 phải nghỉ làm, ở nhà động viên, chăm sóc con với hi vọng nhanh âm tính trở lại.
Dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng. Ngày 23.2, lần đầu tiên cả nước ghi nhận số ca nhiễm vượt mốc trên 60.000 ca.
Việc các tỉnh thành quyết định cho học sinh đi học trở lại khiến nhiều t.rẻ e.m trở thành F0. Vì vậy, nhiều phụ huynh chấp nhận nghỉ làm hoặc làm tại nhà để chăm con, cuộc sống đảo lộn.
Không bất ngờ khi con thành F0
Chị Trương Tiến (46 t.uổi, ở Bình Dương) có con gái 9 t.uổi mắc Covid-19 từ ngày 22.2. Hôm qua, khi nhà trường báo kết quả bé bị dương tính, chị cho bé về nhà, cách ly tại phòng riêng. Ngay lập tức, vợ chồng chị xin công ty nghỉ làm tại nhà để cùng cách ly tại nhà và tiện chăm sóc bé.
Chị M.P chuẩn bị tủ thuốc sẵn nên không có thuốc điều trị khi con thành F0. Ảnh NVCC
“Bé nhà tôi đi học lại từ trước Tết Nguyên đán nên cũng không bất ngờ khi bé bị Covid-19. Khi cho bé đi học lại tôi đã dự trù đến tình huống này rồi. Hơn nữa bé đi xe đưa rước của nhà trường, trên xe cũng có bạn bị nên sớm muộn gì bé cũng bị thôi”, chị Tiến nói.
Dù bé bị mắc Covid-19 nhưng bản thân chị Tiến không quá lo lắng. Chị cho bé cách ly riêng tại một phòng, ăn uống, nghỉ ngơi riêng. Vợ chồng chị luôn ở nhà để bé cần gì sẽ gọi và đáp ứng kịp thời cho bé.
“Bé chỉ bị sốt thôi, ngoài ra không có triệu chứng gì nữa nhưng tôi vẫn xịt khuẩn thường xuyên, giữ vệ sinh kỹ. Lúc cần cho bé uống thuốc, tôi đeo khẩu trang vào với bé 5 phút và tranh thủ nhanh rồi đi ra phòng. Bé vệ sinh, rửa mũi, súc họng mỗi ngày 3 lần. Hiện tại, tôi đang cho bé nghỉ học, ở nhà nghỉ ngơi. Bé cũng biết bé đang là F0 nên cũng ý thức, hợp tác uống thuốc”, chị Tiến cho hay.
Chị Tiến làm bên mảng xuất nhập khẩu, chồng làm quản lý kho. Vì con mắc Covid-19, chị báo công ty, xin làm tại nhà và được công ty tạo điều kiện. Nhà chị có 5 người, trừ bé F0, 4 người còn lại cũng tự cách ly. Mẹ chị 80 t.uổi ở một phòng, chị và bé thứ 2 (17 tháng t.uổi) ở một phòng còn chồng chị ở phòng khách.
“Nhà tôi người lớn đã tiêm 3 mũi văcxin, khi phát hiện bé bị F0 đã lập tức cách ly nên cũng đỡ lo. Giờ tôi thường xuyên xịt cồn khắp nơi, mong bé mau âm tính để đi học trở lại, cả nhà trở lại cuộc sống bình thường”, chị Tiến cho hay.
Bình tĩnh chăm sóc con
Chị Lê Thị M.P (30 t.uổi, ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) có hai b.é t.rai (bé lớn hơn 5 t.uổi, bé thứ 2 hơn 2 t.uổi) đều mắc Covid-19. Vợ chồng chị là F1, có kết quả âm tính nhưng cũng xin làm tại nhà vừa cách ly, vừa tiện chăm con.
Chị M.P cho con uống thuốc hạ sốt khi con bị sốt . Ảnh NVCC
Bé thứ hai của chị có kết quả dương tính vào ngày 19.2. Sau đó một ngày, bé lớn cũng có kết quả tương tự. Trước chị đã mua thức ăn và thuốc thang dự trữ nên cũng không phải đi lại thường xuyên. Hiệu thuốc ngay dưới tòa nhà chị đang sống nên nếu cần gì sẽ nhắn ban quản lý chung cư giúp đỡ.
“Tôi chăm cả hai đứa, không cho chồng chăm vì sợ anh ấy dính. Giờ bớt được ai thì đỡ cho cả nhà nên chồng tôi vẫn cách ly ở phòng riêng, 3 mẹ con “bao” trọn cả nhà, coi như sống chung với lũ”, chị P. nói.
Chị đã xin cơ quan nghỉ làm 3 ngày, nếu ngày mai khi tình hình sức khỏe con ổn hơn chị sẽ quay lại làm việc. Chị thực hiện 5K thường xuyên nhưng con nhỏ quấn mẹ nên chị cũng xác định tâm lý có thể dương tính bất cứ lúc nào.
“Chồng tôi xin làm tại nhà, anh ấy tự ra nấu ăn, rửa bát, làm việc online bình thường. Hai bé nhà tôi sốt cao nhưng không ho. Tôi cho ăn uống nóng, uống nước ép hoa quả và bổ sung một số loại vitamin. Cũng may bé nhà tôi hợp tác cùng mẹ, ăn uống được”, chị nói.
Hôm bé thứ 2 bị, chị tá hỏa, khóc vì lo nhưng sau chị lấy lại bình tĩnh để cùng đồng hành với con. Bé lớn biết chuyện hơn nên chị hỏi bé: “Con thương mẹ không? Thương gia đình mình không? Con muốn nhanh khỏe thì con chịu khó ăn giỏi và vệ sinh sạch sẽ” nên bé nghe lời, hợp tác cùng chị. Bé còn mở tivi tập thể dục để sớm khỏi bệnh.
Tủ lạnh của nhà F0 luôn có đầy đủ thức ăn . Ảnh NVCC
Chị Phạm Thị Thu Hương (33 t.uổi, ở H.Quốc Oai, Hà Nội) cũng phải nghỉ làm để chăm con khi bé thành F0. Nhà chị một bé 6 t.uổi, một bé 4 tháng bị nhiễm nhưng không biết nguồn lây từ đâu vì khu vực chị sống người mắc tương đối nhiều, gần đây bé lớn đi học lại và trước đó có F0 đến chơi nhà.
“Vợ chồng tôi ở với bà nội, chia ra mỗi người phụ trách một bé, ăn riêng, ngủ riêng, cách ly nhau. Tôi phụ trách chăm bé nhỏ nhất, vẫn cho bé bú bình thường. Bé lớn ở với bà nội, còn bé ở giữa chưa bị nên ở với bố. Trước đó gia đình xông sả, gừng, vỏ bưởi, uống nước cam,…giờ cũng làm tương tự. Bé bị sốt cho uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cũng may hai bé trước giờ tôi và bà nội chăm nên không bị rối quá, nhìn thấy con khó chịu tôi cũng xót lắm nhưng mà tôi tin các con sẽ vượt qua”, chị nói.
Vì chồng chị làm ở cơ quan Nhà nước nên không được nghỉ làm, gia đình cần gì sẽ nhắn chồng mua mang về. Chị xin nghỉ nhưng công việc nhiều nên vẫn phải mang máy tính về làm tại nhà. “Hơi mệt chút vì tôi còn tranh thủ giặt giũ, cơm nước. Giờ chỉ lo bé bị lâu mệt nên cũng phải cố gắng cho bé uống thuốc, xông đều đặn”, chị Hương tâm tình.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.
Việc điều trị tại nhà ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ là chìa khóa nhằm giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết. Trong quá trình chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ tại nhà, cần chú ý việc sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, uống thêm nước và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, …. Không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông khi không có ý kiến bác sĩ.
Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ cũng cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế nhằm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.