Cách chữa ho dai dẳng sau n.hiễm t.rùng đường hô hấp

Ho dai dẳng sau n.hiễm t.rùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay thậm chí là COVID-19… rất phổ biến.

Những cơn ho này chủ yếu là ho khan thường kéo dài hơn ba tuần sau khi n.hiễm t.rùng…

1. Nguyên nhân của ho dai dẳng kéo dài

N.hiễm t.rùng đường hô hấp trên là bất kỳ bệnh n.hiễm t.rùng nào xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong mũi, xoang, họng (hầu) hoặc thanh quản. Các triệu chứng thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày và có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, nghẹt/chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu và đau cơ.

Ho kéo dài được cho là do dịch nhầy chảy vào cổ họng (chảy dịch mũi sau) hoặc tình trạng viêm liên quan đến n.hiễm t.rùng ban đầu. Phần lớn các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên là do virus và tất cả những bệnh này đều có thể gây ho kéo dài. Các virus thường gặp như: Rhinovirus (cảm lạnh thông thường), cúm, parainfluenza, adenovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV).

Ít phổ biến hơn, n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên có thể do vi khuẩn như H. influenzae, S.pneumoniae… Nếu những vi khuẩn này lây nhiễm sang các xoang, còn gọi là viêm xoang do vi khuẩn, thì tình trạng n.hiễm t.rùng có thể giống với bệnh ho sau n.hiễm t.rùng cho đến khi bạn được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

N.hiễm t.rùng gây ra nhiều chất nhầy có thể làm tăng nguy cơ ho, đặc biệt nếu không thể làm sạch phổi một cách đầy đủ (hay nói cách khác là chất nhầy không được đào thải ra ngoài). Nguy cơ ho cũng tăng song song với thời gian n.hiễm t.rùng.

cach chua ho dai dang sau nhiem trung duong ho hap eb9 6363145

Ho dai dẳng rất hay gặp sau n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên.

2. Chẩn đoán ho như thế nào?

Chẩn đoán ho sau n.hiễm t.rùng căn cứ vào lâm sàng, chủ yếu dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe của người bệnh. Ví dụ: Thời điểm các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu, đặc điểm của cơn ho hiện tại và có triệu chứng nào khác không… Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số quan trọng như nghe tim, phổi, khám mũi…

Bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh bị ho kéo dài, bao gồm:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Bệnh hen suyễn Viêm phổi hoặc viêm phế quản Viêm xoang do vi khuẩn Hút thuốc Sử dụng thuốc (thuốc ức chế men chuyển sử dụng điều trị tăng huyết áp gây ho) Suy tim sung huyết Ung thư phổi

Tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ có thể người bệnh sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác, ví dụ: Chụp X quang phổi, CT, hoặc xét nghiệm đo độ pH (đo nống độ axit trong thực quản)… trước khi chuyển sang kế hoạch điều trị.

3. Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế

Người bệnh cần đi khám ngay nếu đang bị ho và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Ho sau n.hiễm t.rùng thường được chẩn đoán bằng cách khám sức khỏe và xem xét các triệu chứng. Các xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như hen suyễn. Thở khò khè, ho ra nhiều chất nhầy và sốt là tất cả những dấu hiệu bạn cần được đ.ánh giá càng sớm càng tốt.

Ho ra nhiều chất nhầy (đờm) Thở khò khè hoặc khó thở Sốt dai dẳng Giảm cân không giải thích được Tưc ngực Ho ra m.áu Nôn mửa trong hoặc sau khi ho Mệt mỏi bất thường

4. Chữa ho dai dẳng thế nào?

cach chua ho dai dang sau nhiem trung duong ho hap 93d 6363145

Có rất nhiều loại thuốc trị ho, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Ho sau n.hiễm t.rùng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy bác sĩ có thể kê đơn dùng một số loại thuốc.

4.1 Thuốc trị chảy nước mũi sau (dịch chảy vào mũi sau gây ho)

Ho liên quan đến chảy nước mũi sau được điều trị bằng thuốc kháng histamin như clemastine hoặc chlorpheniramine…

Tuy nhiên khi dùng các loại thuốc này, người bệnh có thể buồn ngủ (do tác dụng an thần của thuốc). Mặc dù an thần hơn các loại thuốc mới hơn, nhưng những loại thuốc kháng histamine thế hệ cũ này có hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu cơn ho sau virus.

Nếu người bệnh cảm thấy bất lợi về tác dụng an thần của thuốc, bác sĩ có thể kê đơn thuốc xịt mũi như azelastine, fluticasone propionate hoặc ipratropium bromide) hoặc có thể dùng các loại thuốc kháng histamine mới hơn như fexofenadine, loratadine, cetirizine…

4.2 Thuốc trị viêm

Ho sau n.hiễm t.rùng liên quan đến những thay đổi viêm trong mô đường thở được điều trị tương tự như bệnh hen suyễn.

Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thích phế quản . Người bệnh sẽ hít một loại thuốc, nếu nó ảnh hưởng đến khả năng thở của người bệnh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc sau:

Corticosteroid dạng hít Chất đối kháng thụ thể leukotriene, như singulair (montelukast) Prednisone đường uống. Nếu đường thở không nhạy cảm với xét nghiệm trên bác sĩ có thể kê đơn dùng ipratropium bromide dạng hít.

4.3 Thuốc ho không kê đơn

Một số thuốc ho không kê đơn cũng giúp làm dịu cơn ho:

– Thuốc ức chế ho như dextromethorphan giúp ngăn chặn phản xạ ho. Dextromethophan được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính, không có đờm và không có tác dụng long đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên.

– Guaifenesin là thuốc long đờm, giúp làm loãng đờm nhầy trong đường thở, giúp được loại bỏ dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho… Loại thuốc này có cơ chế khác hẳn với dextromethorphan. Vì vậy việc sử dụng hai loại thuốc ho này là khác nhau, cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ…

– Viên ngậm họng cũng thường được sử dụng để kiểm soát cơn ho sau n.hiễm t.rùng, bất kể nguyên nhân cơ bản là gì. Loại thuốc này thường chứa sự kết hợp của các thành phần bao gồm mật ong, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp…

5. Lưu ý khi dùng thuốc

Ho là một phản xạ tốt giúp tống các dị vật bao gồm cả virus, vi khuẩn… ra khỏi đường hở. Vì vậy, không nên dùng thuốc ức chế cơn ho. Nếu ho nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nên tư vấn, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được dùng đúng thuốc.

Trong quá trình dùng, thuốc có thể gây một số bất lợi cho người sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết được các bất lợi này để nhận diện (nếu xảy ra) và phòng tránh (nếu có thể) hoặc khắc phục…

Trường hợp dùng thuốc không thuyên giảm, người bệnh cần đi khám để đ.ánh giá lại điều trị, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hay phác đồ điều trị khi cần thiết.

75% người nhiễm Covid-19 hiện nay gặp triệu chứng này

Covid-19 dường như đang rút lui nhưng nó vẫn chưa bị đ.ánh bại. Tại nhiều nước trên thế giới, làn sóng Covid-19 với biến thể Omicron mới vẫn bùng lên như cháy rừng.

Cùng với sự chuyển biến của đại dịch, các triệu chứng nhiễm Covid-19 cũng phần nào thay đổi theo.

Trong video mới nhất của mình, giáo sư Tim Spector, người đứng đầu nghiên cứu về triệu chứng Covid của Anh mang tên ZOE, đã tiết lộ triệu chứng “số 1” hiện nay, theo như báo cáo của nghiên cứu, theo nhật báo Express (Anh).

75 nguoi nhiem covid 19 hien nay gap trieu chung nay dc5 6343062

75% người nhiễm Covid-19 hiện nay gặp triệu chứng chảy nước mũi. Ảnh SHUTTERSTOCK

Cho đến nay, nghiên cứu này đã ghi nhận được báo cáo về triệu chứng của Covid-10 từ hơn 4 triệu bệnh nhân làm cộng tác viên.

Giáo sư Tim Spector đã xếp hạng 20 triệu chứng hàng đầu hiện nay được ghi nhận lại.

Ông cho biết, đó là những triệu chứng thường xảy ra. Với tỷ lệ xảy ra có thay đổi một chút.

Và triệu chứng “số 1” hiện nay là chảy nước mũi, chiếm 75% tổng số các trường hợp có triệu chứng, theo Express.

Các triệu chứng phổ biến còn lại bao gồm:

Đau đầu: 68%

Đau họng: 66%

Mệt mỏi: 65%

Các triệu chứng khác được ghi nhận theo thứ tự là hắt hơi, ho dai dẳng, khàn giọng, ớn lạnh, đau khớp bất thường, sốt, chóng mặt, kém minh mẫn, đau mắt, thay đổi khứu giác, đau cơ bất thường, đau lưng dưới, nổi hạch, chán ăn, đau ngực.

75 nguoi nhiem covid 19 hien nay gap trieu chung nay 00b 6343062

Chỉ test khi bạn bắt đầu cảm thấy khác so với bình thường và xuất hiện các triệu chứng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu ZOE cho biết họ đang tiếp tục cập nhật và xem xét đến tác động của vắc xin và sự xuất hiện của các biến thể mới đối với các triệu chứng.

Họ khuyên: “Chúng tôi khuyên bạn nên dự phòng một hoặc hai bộ test nhanh trong tủ của mình, và chỉ test khi bạn bắt đầu cảm thấy khác so với bình thường và xuất hiện các triệu chứng”, theo Express.

Nhiễm biến thể Omicron bao lâu thì có thể lây? Triệu chứng gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *