Cái nắm tay của người bệnh đã là hạnh phúc và lời cảm ơn

BS. Vũ Việt Hà, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Đại học Y Hà Nội được lãnh đạo BV cử về Bình Dương từ những ngày dịch căng thẳng nhất ở địa phương này.

Những ngày tháng ở tâm dịch Bình Dương với BS. Hà là những ngày trải nghiệm và học hỏi đáng nhớ.

BS. Hà cùng PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội, tập thể thầy thuốc của BV Đại học Y Hà Nội là những người đặt nền móng Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 đặt tại BVĐK Quốc tế Becamex Bình Dương.

Sau khi Bộ Y tế có Quyết định thành lập, chưa đầy 1 tuần, Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 có gần 500 giường đã kịp thời mở cửa đón bệnh nhân nặng đầu tiên từ ngày 12/8/2021.

cai nam tay cua nguoi benh da la hanh phuc va loi cam on 8e7 6300684

Thầy thuốc tận tình chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Ảnh: PV

Thầm lặng cùng với các đồng nghiệp cứu chữa nhiều bệnh nhân nguy kịch; không ồn ào bởi những cuộc chia tay bệnh nhân khỏi bệnh có hoa và lời chúc, Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 Becamex Bình Dương đã hạn chế được những ca t.ử v.ong, giữ tỷ lệ t.ử v.ong ở mức thấp nhất có thể.

Giường có đến đâu kín bệnh nhân đến đó

PV: Chào BS, anh cùng với PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu đã xa BV Đại học Y Hà Nội, xa Hà Nội vào Bình Dương chống dịch tròn 5 tháng. Những ngày sát Tết Nhâm Dần này, anh nhớ điều gì khi ở vùng tâm dịch?

BS. Vũ Việt Hà: Chúng tôi vào Bình Dương ban đầu chỉ xác định đi ít ngày, khi dịch ổn sẽ được rút ra. Thời gian như vụt trôi, chúng tôi cũng xa nhà biền biệt đến 5 tháng. Vào đây mới thấy “chiến trường” khác xa so với các 3 đợt dịch trước. Chúng tôi làm việc liên miên, quay cuồng suốt ngày đêm, lúc nào mệt lại thay nhau nghỉ, không có ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Trung tâm Hồi sức tích cực với quy mô được giao là 500 giường, có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch trên địa bàn Bình Dương. Vì dịch cấp bách nên thầy Hiếu (PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu) chủ trương là làm cuốn chiếu.

Ban đầu mở 100 giường, kín bệnh nhân. Mở tiếp 100 giường lại kín đặc bệnh nhân. Và cứ thế mở đến đâu, bệnh nhân lấp đầy giường đến đó. Chúng tôi xoay như chong chóng. Tôi và BS. Lê Minh Ngọc cùng nhiều anh em chuyển hẳn vào ở trong khu điều trị để tiện cho việc theo dõi, hội chẩn bệnh nhân nặng.

Kỷ niệm thì nhiều lắm, cảm giác những ngày tháng ở tâm dịch Bình Dương là những ngày không thể quên, nhưng bên cạnh những ký ức buồn về dịch bệnh thì với tôi chuyến đi này là một trải nghiệm và học hỏi quý giá.

Ấn tượng của tôi với Bình Dương là miền đất vô cùng hiếu khách, đoàn kết, ấm áp tình người. Người dân cho đến lãnh đạo tỉnh, doanh nghiệp đều giản dị, gần gũi, hết lòng tham gia chống dịch. Đoàn công tác của BV Đại học Y Hà Nội và thầy thuốc khắp mọi miền đều cảm nhận được sự ủng hộ to lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất, sức lực của các đoàn chi viện từ khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là từ phía địa phương.

cai nam tay cua nguoi benh da la hanh phuc va loi cam on f83 6300684

BS. Vũ Việt Hà (phải) trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe&Đời sống.

Năm 2020, anh cùng PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu cũng đã có mặt ở Huế, tham gia công tác điều trị bệnh nhân nặng ở đó và nay ở Bình Dương. Sự phức tạp và khó khăn của làn sóng dịch thứ 4 năm 2021 khác với ở Huế như thế nào?

Năm 2020 là năm đầu tiên đối mặt với đại dịch COVID-19, chúng ta chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có nhiều hiểu biết về bệnh sinh cũng như diễn biến bệnh. Năm đó số lượng người bệnh COVID-19 của các tỉnh cũng chỉ đến số vài chục, vài trăm, thời gian giãn cách xã hội cũng chỉ hơn 2 tuần.

Tuy nhiên, đợt dịch lần này tại Bình Dương khủng khiếp hơn rất nhiều, chủng Delta có mức độ lây lan mạnh, số ca nhiễm và diễn biến nặng rất lớn, gây ra sự quá tải cho hệ thống y tế. Mỗi ngày có hàng ngàn người mắc mới, già có, người có bệnh nền có, ngay cả những người trẻ chỉ tầm mười tám đôi mươi không có bệnh lý nền cũng có thể nhiễm bệnh và tiến triển nặng.

Phía sau những bộ đồ bảo hộ của y bác sĩ chống dịch

Học sinh lớp 9 sáng chế máy sát khuẩn tay tự động tặng y bác sĩ chống dịch

Nhân lực y tế của Bình Dương mỏng, thiếu thốn cả con người, vật tư, trang thiết bị máy móc. Có những thời điểm chúng tôi cảm giác như bị “vỡ trận”, choáng ngợp bởi số bệnh nhân cần đến thầy thuốc mỗi ngày.

Rồi đồng nghiệp của chúng tôi có những người không may cũng nhiễm bệnh, phải cách ly, điều trị. Áp lực về bệnh nhân nặng nhiều, đông, đồng nghiệp của mình bị lây nhiễm, đè nặng lên chúng tôi. Nếu không có sự động viên của thầy, đồng nghiệp và hơn nữa là người dân, chính quyền Bình Dương…chúng tôi sẽ rất khó vượt qua những áp lực nặng nề tại tâm dịch vừa qua.

Giường điều trị hồi sức tích cực rất “đắt”

Như anh vừa nói, có những đồng nghiệp của chúng ta nhiễm bệnh và có người đã ngã xuống. Sự khốc liệt bên trong phòng hồi sức thì mọi người được biết đến nhiều, nhưng ở Bình Dương thì chưa. Anh có nói “giường cho bệnh nhân hồi sức COVID-19 rất đắt”. Cụ thể là thế nào?

Đối với tôi và cán bộ ngành y, đây là một cuộc chiến và ai cũng mong nó sẽ sớm qua đi.

Một ca trực của chúng tôi bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc vào lúc 15 giờ chiều, ca chiều từ 15 giờ tới 22 giờ và ca đêm từ 22 giờ cho tới 8 giờ sáng hôm sau. Guồng quay công việc cứ liên tục cho nên tôi cứ cuốn theo.

Do vậy, những bữa ăn trưa, bữa tối của chúng tôi cũng muộn hơn ngày thường, sẽ rơi vào khoảng sau 15 giờ và 22 giờ.

Vì khi vào ca trực muốn ra ngoài sẽ phải thay đồ bảo hộ, phải tắm mới được ra bên ngoài. Nếu cứ ra ra vào vào nhiều sẽ rất tốn bộ đồ bảo hộ. Trong khi đó, cuộc chiến này không biết kéo dài tới khi nào mới kết thúc, cho nên chúng tôi phải tiết kiệm từng bộ đồ bảo hộ. Nó rất quý đối với nhân viên y tế.

Chúng tôi luôn tâm niệm rằng, nụ cười và chỉ cần một cái nắm tay của người bệnh đó đã là hạnh phúc và lời cảm ơn, được chúng tôi yêu thích, mong chờ nhất. Tôi rất thích câu nói của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.

Quan điểm của thầy Hiếu cũng như của chúng tôi, giường cho bệnh nhân hồi sức tích cực rất đắt. Và trong điều trị bệnh nhân COVID-19, từ “đắt” được hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu từ khi bệnh nhân bắt đầu vào trung tâm chúng tôi và cứ kéo dài bệnh nhân như vậy sẽ “giữ” giường và mất đi cơ hội điều trị của bệnh nhân khác.

Trung tâm chúng tôi đúng nghĩa là điều trị bệnh nhân rất nặng và nguy kịch. Khi đã qua nguy kịch, chúng tôi sẽ chuyển bệnh nhân xuống tầng dưới (tầng 2) điều trị tiếp. Và ở đó các đồng nghiệp của chúng tôi tiếp tục theo dõi điều trị và khi đỡ sẽ được tiếp tục hạ tầng xuống tầng 1. Bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh và về nhà ở tầng 1.

Nụ cười của nhân dân là niềm vui của người thầy thuốc chúng tôi.

Giá trị của hạnh phúc khi ở bên gia đình

Điều trị bệnh nhân COVID-19 có làm anh và đồng nghiệp sợ? So với điều trị bệnh nhân cấp cứu thông thường khác thì thế nào?

Đối với người mắc COVID-19, diễn biến bệnh rất nhanh. Khi chăm sóc cho bệnh nhân trong ca trực, bác sĩ phải theo sát 24/24h. Chỉ cần xao nhãng một chút có thể sẽ phải đ.ánh đổi bằng cả tính mạng của bệnh nhân.

Có những trường hợp khi vào viện vẫn nói chuyện vui vẻ, thở tốt nhưng chỉ một khoảng thời gian sau đó bệnh nhân đã rơi vào nguy kịch khiến tôi khá bất ngờ. Tuy nhiên, tôi cũng tự động viên bản thân và đồng nghiệp không được nản lòng, cần cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng người bệnh và người nhà bệnh nhân trông cậy và tin tưởng mình.

Anh hỏi tôi có sợ không? Có sợ chứ! Bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch là nhóm có nguy cơ t.ử v.ong cao, nên điều đáng sợ nhất của chúng tôi là chứng kiến người bệnh rời xa cuộc sống.

Giây phút ấy dường như với chúng tôi là sự ám ảnh, người ra đi lạnh lẽo chỉ có một mình, không được nhìn mặt người thân lần cuối, không bạn bè bên cạnh. Đến t.hi t.hể, người thân cũng không được lại gần, chỉ có nhân viên y tế chăm sóc, lau người cho bệnh nhân lần cuối.

Nhiều thầy thuốc trẻ sau mỗi ca làm việc lại ngồi khóc bên góc phòng, rồi ngày mai lại vực dậy tinh thần tiếp tục chăm lo cho những người còn lại.

Đối với tôi, công việc dù có vất vả nhưng được làm việc, mình cảm thấy không bị thừa trong giai đoạn nhân dân cần ngành y nhất. Nhìn thấy bệnh nhân khỏe lên từng ngày đã tiếp thêm năng lượng sống giúp tôi và đồng nghiệp cố gắng hơn.

Bộ Y tế tiếp tục giao BV Đại học Y Hà Nội giúp đỡ Bình Dương chống dịch. Nếu dịch diễn biến phức tạp, anh có sẵn sàng tạm xa ngôi nhà nhỏ và những người thân yêu đến bất kỳ nơi đâu trong dịp Tết Nhâm Dần?

Những ngày này dịch bệnh lại tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong tháng 12/2021 vừa qua, một kíp thầy thuốc của BV Đại học Y Hà Nội đã lên đường đến với Bình Dương. Đồng nghiệp của chúng tôi tiếp tục sát cánh với thầy thuốc tuyến dưới. Khi lãnh đạo bệnh viện yêu cầu, chắc chắn chúng tôi tiếp tục lên đường.

Ai cũng có mong ước sau những lo toan, vất vả là mong được nhanh về với gia đình nhỏ của mình. Tôi là bác sĩ, hay đi chống dịch khắp nơi. Có lẽ người chịu thiệt thòi nhất là vợ, cha mẹ và 2 con tôi. Những người luôn phải lo lắng cho tôi và chỉ gặp nhau qua những cuộc điện thoại gấp gáp giữa guồng quay công việc. Đi qua tâm dịch, chứng kiến bao sự chia ly tôi càng hiểu thêm giá trị của hạnh phúc khi được ở bên mái ấm yêu thương của mình.

Tôi tin rằng nhất định đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch này!

Cảm ơn bác sĩ! Chúc anh và gia đình đón năm mới 2022 an lành, ấm áp.

Căng thẳng điều trị bệnh nhân Covid-19 nguy kịch tại ICU lớn nhất miền Bắc

Từng có thời gian chi viện, chống dịch tại Bình Dương, PGS.TS Hải cho biết, F0 nặng, nguy kịch giai đoạn này khác với giai đoạn dịch bùng phát trước đây.

Vì vậy phương pháp điều trị cũng thay đổi để phù hợp, hiệu quả hơn.

4 tháng căng mình tiếp nhận điều trị 1.000 F0 nặng

Từ buồng đệm, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cùng PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc bệnh viện, cầm bộ đàm theo dõi sức khỏe bệnh nhân tại khu cấp cứu. Ngăn cách bởi tấm cửa kính là phòng hồi sức tích cực (ICU) – nơi các bác sĩ đang đi lại như con thoi để chăm sóc, điều trị các F0 nặng, nguy kịch.

“Phải thường xuyên liên hệ với gia đình bệnh nhân, giải thích cặn kẽ về tình trạng F0 cho người nhà”, PGS.TS Hiếu nhắc bác sĩ đang trực tại buồng đệm.

cang thang dieu tri benh nhan covid 19 nguy kich tai icu lon nhat mien bac 288 6249308

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (bên trái) cùng PGS.TS Hoàng Bùi Hải (ngoài cùng, bên phải) trao đổi về tình hình điều trị F0 tại buồng đệm của Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19

“Bệnh nhân nào tỉnh lại, lập tức test nhanh. Nếu âm tính, chúng ta chuyển ngay sang khu phục hồi chức năng. Việc này để tránh trường hợp bệnh nhân tiến triển tốt nhưng nhìn xung quanh thấy các trường hợp nặng, nguy kịch khác, tâm lý sẽ bị ảnh hưởng, trở nặng trở lại”, ông nói thêm.

Khi chuẩn bị rời sang khu khác, PGS.TS Hiếu dừng lại trước một nữ bác sĩ – chị là một trong số các bác sĩ từ bệnh viện ở Hà Giang và Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), đến đây để hỗ trợ và học hỏi về điều trị F0 nặng. “Quyết tâm ở lại với chúng tôi nhé”, PGS.TS Hiếu nhắn nhủ.

Đó là quang cảnh tại khu ICU của Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 một chiều cuối năm. Bệnh viện được xây thần tốc sau 1 tháng, thuộc tầng 3 trong tháp điều trị tại Hà Nội, chủ yếu tiếp nhận F0 nặng, nguy kịch, thở máy, cần hỗ trợ về chức năng sống, lọc m.áu, ECMO. Việc xây dựng bệnh viện đều do các mạnh thường quân, nhà tài trợ ủng hộ, đóng góp.

cang thang dieu tri benh nhan covid 19 nguy kich tai icu lon nhat mien bac 331 6249308

Bên trong phòng điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch

“Được chứng kiến giai đoạn từ con số không, một bãi đất trống đến bệnh viện điều trị F0 lớn nhất miền Bắc như hiện tại (có thể đáp ứng hơn 500 giường điều trị các trường hợp thở máy) là may mắn trong đời những bác sĩ như chúng tôi”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc bệnh viện chia sẻ.

Ngày 15/9, bệnh viện nhận F0 đầu tiên. Sau 4 tháng hoạt động, nơi đây đã chăm sóc, điều trị khoảng 1.000 F0. Theo quy trình, bệnh viện chỉ tiếp nhận người đã được xét nghiệm dương tính và có liên hệ trước qua đường dây nóng. Đó là các F0 được CDC địa phương, phường đ.ánh giá tình trạng nặng, nguy kịch.

“Có trường hợp gọi điện đến đường dây nóng, nằng nặc đòi nhập viện nhưng y tế phường đ.ánh giá không phải trường hợp nặng, chúng tôi cũng khuyên họ nên ở lại điều trị, chăm sóc tại tuyến một”, đại diện bệnh viện cho biết.

Các cơ sở, bệnh viện tuyến dưới muốn chuyển bệnh nhân đến đây đều phải gọi điện, chuyển hồ sơ trước (thông tin chi tiết về địa chỉ, tình trạng tiêm vắc xin, bệnh nền…) để các bác sĩ chuẩn bị giường thở, máy thở đón F0.

Tín hiệu khả quan trong điều trị F0 nặng tại ICU lớn nhất miền Bắc

Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 đang có 200 nhân viên y tế, trong đó, một nửa là nhân lực từ các bệnh viện khác đến hỗ trợ và học tập. Ngoài ra, bệnh viện vẫn chia nhân lực hỗ trợ Bình Định, Thanh Hóa, Bình Dương… chống dịch.

Các bác sĩ đang áp dụng phương án 2 ca 3 kíp, mỗi ca kéo dài 12 giờ. Tuy nhiên sau 4 giờ làm trực tiếp tại các ICU, các bác sĩ lại được thay đồ bảo hộ ra làm việc tại phòng đệm, để nhóm khác vào thay. “Số lượng nhân viên y tế đảm bảo nhưng chúng tôi phải cân đối nhân sự có kinh nghiệm về hồi sức tích cực”, PGS.TS Hải nói.

cang thang dieu tri benh nhan covid 19 nguy kich tai icu lon nhat mien bac dde 6249308

PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc bệnh viện giải quyết công việc tại khu vực buồng đệm.

“Căng thẳng” là điều PGS.TS Hoàng Bùi Hải nói về tình hình điều trị F0 hiện tại khi số mắc của Hà Nội và các tỉnh tăng cao. Bệnh viện đang điều trị khoảng 200 ca, trong đó 60- 70% bệnh nhân tình trạng nặng (từ thở oxy trở lên).

Công việc của các bác sĩ khá vất vả, đặc biệt do số F0 nặng chưa thể xuất viện, bệnh nhân mới lại liên tục bổ sung. “Bệnh nhân nặng ngày càng nhiều hơn. Có trường hợp thở máy 5-6 tuần vẫn chưa thể ra viện”, PGS.TS Hải tiếp tục thông tin.

“Có nhiều cụ bị bệnh Alzheimer’s, thường xuyên đòi về nhà, không hợp tác; có cụ khác lại bị tai biến, nằm liệt giường… Các cụ có hệ miễn dịch kém, vì nhiều lý do chưa được tiêm vắc xin”, Phó giám đốc bệnh viện nói. Vì vậy, công tác chăm sóc, điều trị của các bác sĩ, điều dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn.

Từng có thời gian chi viện, chống dịch tại Bình Dương, PGS.TS Hải cho biết thêm, F0 nặng, nguy kịch giai đoạn này khác với giai đoạn dịch bùng phát trước đây.

Cụ thể, giai đoạn bùng dịch ở TP.HCM, Bình Dương, các F0 nặng, nguy kịch đa dạng ở lứa t.uổi, với điểm chung là chưa được tiêm vắc xin. Ca nặng, t.ử v.ong có cả người trẻ, khoảng 30-40 t.uổi. Ở giai đoạn hiện nay, do được phủ vắc xin nên các trường hợp nặng, nguy kịch chủ yếu là người già, có bệnh nền và phần lớn chưa tiêm vắc xin.

cang thang dieu tri benh nhan covid 19 nguy kich tai icu lon nhat mien bac d28 6249308

Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 đang có 200 nhân viên y tế, trong đó, một nửa là nhân lực từ các bệnh viện khác đến hỗ trợ và học tập.

Vì vậy phác đồ điều trị cũng thay đổi để thích ứng tình hình. Hiện tại, phác đồ điều trị được cá nhân hóa tùy theo thể trạng, bệnh nền của từng bệnh nhân.

Cũng theo PGS.TS Hải, nhờ thuốc điều trị, máy móc phương tiện và nhân lực được đảm bảo hơn nên kết quả điều trị F0 được nâng cao, tỷ lệ t.ử v.ong giảm so với đợt trước. “Cụ thể, giai đoạn 1 tháng đầu tiên khi vừa đi vào hoạt động, bệnh viện điều trị 20 bệnh nhân thở máy, tỷ lệ t.ử v.ong là một nửa. Nhưng thời gian gần đây, tỷ lệ này giảm xuống từ 50% xuống khoảng 40-45%. Ca nặng tăng nhưng tỷ lệ t.ử v.ong giảm”, PGS.TS Hải chia sẻ thêm.

Tín hiệu lạc quan này chính là động lực đối với các nhân viên y tế trong giai đoạn khó khăn khi số ca mắc, số ca nặng tại các tỉnh, thành liên tục tăng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *