Cẩn thận 4 bệnh dễ gặp dịp Tết

Ngày Tết bận rộn, chế độ ăn uống của mọi người dễ bị xáo trộn như ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, uống quá nhiều rượu, ít vận động, nghỉ ngơi không đủ…

gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa và tim mạch.

can than 4 benh de gap dip tet bf6 6295236

Các bác sĩ đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân – Ảnh: HOÀNG NHÂN

ThS.BS Ngô Thị Kim Oanh và BS Bùi Thị Yến Nhi – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) – cho biết để đón Tết lành mạnh, chúng ta nên chủ động phòng ngừa các bệnh thường gặp cũng như chuẩn bị sẵn các loại thuốc trong tủ thuốc gia đình.

Dưới đây là 4 bệnh lý thường gặp vào mùa Tết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần chủ động phòng ngừa:

Bệnh hệ tiêu hóa

Trong những ngày Tết, nhiều người ăn uống thất thường, ăn nhiều chất đạm, ăn uống không đúng bữa, lạm dụng rượu, cà phê, t.huốc l.á, gia vị gây kích thích, ăn vặt/ sử dụng bánh kẹo mứt, ít chịu tập thể dục… làm tỉ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa liên quan đến chế độ ăn uống tăng lên đáng kể như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, ngộ độc thức ăn, tăng men gan…

Để duy trì sức khỏe đường tiêu hóa, nên ăn uống điều độ, không ăn quá no, ăn ít đồ ăn dầu mỡ, hạn chế sử dụng rượu bia. Tuân thủ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Đối với người mắc bệnh đường tiêu hóa trước đó càng phải chú ý giữ gìn, nhất định phải uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ để bệnh không nặng thêm.

Khi bị đầy bụng, khó tiêu thì cách đơn giản nhất là chúng ta lấy một củ gừng tươi nhỏ, giã nhuyễn vắt lấy nước hòa nước ấm rồi uống, phần bã còn lại để vào vùng rốn sau đó lấy khăn ấm chườm quanh vùng bụng.

Có thể chuẩn bị trước một số loại thuốc chống đầy hơi, giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày ruột hoặc men tiêu hóa để trong tủ thuốc của gia đình. Tuy nhiên chỉ nên dùng trong 2-3 ngày, nếu các triệu chứng không cải thiện thì cần phải đi khám, gặp bác sĩ để điều trị thích hợp với tình trạng bệnh. Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần bổ sung các gia vị có tác dụng chống đầy hơi như: hành tỏi , tiêu, mộc nhĩ, nấm hương…

Trường hợp ngộ độc có nôn ói, tiêu chảy do thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh hoặc sử dụng cùng lúc các món kỵ nhau sẽ dẫn đến mất nước và gây rối loạn điện giải. Vì vậy trong tủ thuốc gia đình nên có các gói Oresol để bù lại lượng nước và muối bị mất, song song đó cần ăn uống đủ chất, cân bằng các nhóm dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nước ấm.

Tránh ăn uống thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Bệnh lý hệ hô hấp

Vào mùa xuân, không khí sẽ lạnh và có độ ẩm cao hơn, việc dọn dẹp làm tiếp xúc với bụi nhà/mạt nhà, các vật phẩm trang trí nhà như cây cảnh, hoa chơi Tết có thể phát tán phấn hoa gây nặng thêm tình trạng dị ứng (viêm da, viêm mũi dị ứng). Khi đi du xuân, khói bụi, khói nhang ở ngoài môi trường vô tình tấn công mắt, mũi cũng dễ gây viêm kết mạc, viêm mũi.

Để phòng ngừa, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi đi ra ngoài đường nên trang bị khẩu trang và thay khi dơ hoăc ướt, đeo kính chống bụi, chống nắng. Hạn chế đến những chỗ đông người, tránh tụ tập.

Giữ ấm cơ thể (nhất là khi thời tiết chuyển lạnh), mặc quần áo đủ ấm khi đi xe máy, khi ra ngoài trời, khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào buổi đêm hay sáng sớm (chú ý các vùng cơ thể như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu…).

Nếu thấy khó chịu ở mắt, tốt nhất không nên dụi mắt mà nên sử dụng nước muối nhỏ mắt sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để rửa trôi tác nhân gây dị ứng sau đó đi khám. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

Bệnh lý tim mạch

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bị đảo lộn, ít vận động – thể dục, sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc… đều gia tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ, co thắt mạch vành. Vì vậy bảo vệ sức khỏe tim mạch trong những ngày Tết là vô cùng quan trọng.

Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, không nên xem tivi quá nhiều, chơi các trò chơi, tham gia hoạt động du xuân trong thời gian dài (nhất là những người già) khiến cho tim phải co bóp nhiều hơn.

Duy trì tâm thái tĩnh lặng, tránh vui buồn quá mức, có thể sử dụng các loại trà thảo dược như trà Kombucha, trà hoa cúc, trà gừng…

Đối với những người có bệnh lý tim mạch sẵn có, cần uống thuốc đều đặn, đúng giờ, không được quên hay có tâm lý ngưng thuốc một vài ngày Tết để không bị bệnh tật.

Bệnh lý xương khớp

Dịp Tết, chúng ta cũng dễ bị đau mỏi cổ, vai gáy khi ngồi lâu, ít vận động trong quá trình di chuyển để du xuân hoặc ngồi lâu để tham gia các lễ hội, trò chơi.

Việc ngồi lâu không chỉ không tốt cho vùng eo mà còn gây sức ép lâu dài lên xương chậu, khớp xương cùng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu của chi dưới, gây phù nề chi dưới.

Để phòng tránh các bệnh lý về xương khớp do ngồi lâu trong dịp Tết, nên thực hiện một số động tác kéo giãn cơ, cố gắng duy trì tư thế ngồi đúng, đảm bảo ngồi thẳng cổ và đảm bảo mở rộng vùng thắt lưng, tránh gập người ra phía trước.

Nên duy trì thói quen tập luyện hằng ngày như đi bộ, bơi lội… để duy trì độ dẻo dai, bền bỉ của xương khớp.

Nếu đã có bệnh lý cột sống thắt lưng, nhớ đeo đai lưng hỗ trợ khi phải ngồi lâu, di chuyển chặng đường xa.

Không lơ là để có cái Tết trọn vẹn

Theo ghi nhận, trong và sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người phải nhập viện vì viêm tụy cấp. Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – trưởng khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) – cho hay bệnh viêm tụy cấp thường xảy ra sau bữa ăn thịnh soạn chứa nhiều dầu mỡ. Bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên uống rượu bia, rối loạn mỡ m.áu, mắc bệnh lý gan mật tụy.

Biểu hiện của bệnh là đau bụng dữ dội, nôn ói, càng nôn càng đau, kèm theo là một loạt nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Phần lớn bệnh nhân bị viêm tụy cấp ở độ t.uổi thanh niên và trung niên. Tuy nhiên, ở trẻ (do béo phì hay rối loạn chuyển hóa sớm) và người lớn t.uổi vẫn có nguy cơ mắc viêm tụy cấp.

Để tránh viêm tụy cấp, bác sĩ Phượng khuyến cáo người dân vui chơi Tết nhưng sử dụng rượu bia trong kiểm soát, không quá mức; duy trì tập thể dục thể thao. Về dinh dưỡng, cần tăng cường vitamin, khoáng chất, hạn chế chất béo đặc biệt ở những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa mỡ, triglycerid (chất béo trung tính) trong m.áu cao…

Cạnh đó, hiện nay số ca nhiễm COVID-19 vẫn còn tăng cao, đặc biệt đã có hàng trăm ca nhiễm biến chủng Omicron, vì vậy người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế khuyến cáo mỗi cá nhân cố gắng thực hiện các thói quen tốt trong đời sống hàng ngày như đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên, giảm bớt việc tụ tập hoặc ngồi với khoảng cách gần để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.

Trong trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở… thì hạn chế tiếp xúc, đi lại và thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 và xử trí theo quy định.

Khử khuẩn nhà thế nào khi có người mắc Covid-19 ghé thăm?

Vệ sinh và khử khuẩn là điều nhiều người quan tâm, đặc biệt khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

khu khuan nha the nao khi co nguoi mac covid 19 ghe tham 131 6040971

Khử khuẩn không chỉ giúp tạo ra một không gian sống xanh còn góp phần hạn chế, đẩy lùi sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Vệ sinh, khử khuẩn tại nhà

Theo ĐH Y dược TP.HCM, gia đình có thể vệ sinh hằng ngày bằng các sản phẩm có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa giúp giảm mầm bệnh và nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.

Việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ hầu hết phần tử virus trên bề mặt. Bạn nên vệ sinh kỹ các bề mặt được tiếp xúc thường xuyên: tay nắm cửa, bàn, công tắc… đặc biệt sau khi có khách đến thăm nhà. Khi vệ sinh, gia đình sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp với từng bề mặt, theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

Khi nhà có người bị mắc Covid-19, theo khuyến cáo của ĐH Y dược TP.HCM, bạn hãy tiến hành khử khuẩn nhà thường xuyên. Đặc biệt, gia đình cũng nên khử khuẩn trong vòng 24h, sau khi người dương tính với SARS-CoV-2 ghé thăm nhà bạn.

Cách khử khuẩn như sau: Luôn làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Kiểm tra nhãn để biết về trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) cần mang để sử dụng các chất tẩy rửa một cách an toàn (như găng tay, kính hoặc kính bảo hộ). Bạn nên vệ sinh các bề mặt bằng các chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa trước khi khử khuẩn. Ngay sau khi tháo găng tay, người vệ sinh nên rửa tay với xà phòng và nước trong vòng 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn dùng dung dịch sát trùng có chứa tối thiểu 60% cồn.

Đồng thời, gia đình đảm bảo thông gió đủ khi dùng bất kỳ chất khử khuẩn nào bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, dùng quạt để tăng cường lưu thông luồng khí.

Nếu trong nhà có người mắc Covid-19 và họ có thể thực hiện việc vệ sinh, gia đình nên cung cấp dụng cụ vệ sinh và khử khuẩn chuyên dụng cho người bị bệnh. Trong không gian chung, người bị bệnh nên làm sạch và khử – khuẩn các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần sử dụng.

Nếu người bệnh không thể thực hiện việc vệ sinh, chúng ta đeo khẩu trang và đề nghị người bị bệnh đeo khẩu trang trước khi vào phòng. Đeo găng tay nếu cần cho sản phẩm tẩy rửa và khử khuẩn của bạn. Chỉ vệ sinh và khử khuẩn khu vực xung quanh người bệnh khi cần thiết (khi khu vực đó bị bẩn) để hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.

Mở cửa ra vào và cửa sổ, đồng thời sử dụng quạt để tăng cường lưu thông không khí.

Vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở làm việc

ĐH Y dược TP.HCM đưa ra khuyến cáo nên vệ sinh hằng ngày khi không có người được xác nhận hoặc nghi mắc Covid-19 có mặt tại đó. Vệ sinh 1 lần/ngày bằng các sản phẩm có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa là đủ để loại bỏ virus có thể có trên các bề mặt.

Đối với khu vực nhiều người qua lại, các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, công tắc điện, vòi nước, bồn rửa… phải vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày hoặc khử khuẩn thêm.

Cơ quan làm việc phải đảm bảo đủ thông gió. Bạn nên dùng các sản phẩm vệ sinh và thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) phù hợp cho chế phẩm vệ sinh và chất khử khuẩn (theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm). Ngay sau khi tháo găng tay, người vệ sinh rửa tay với xà phòng và nước trong vòng 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn dùng dung dịch sát trùng có chứa tối thiểu 60% cồn.

Trường hợp nếu có người được xác nhận hoặc nghi nhiễm Covid-19 tại cơ sở trong vòng 24 giờ qua, vệ sinh và khử khuẩn không gian mà người đó sử dụng.

Trước khi vệ sinh và khử khuẩn, chúng ta đóng cửa khu vực mà người bệnh đã từng sử dụng và không sử dụng khu vực này cho đến khi hoàn thành việc vệ sinh và khử khuẩn.

Người vệ sinh chờ càng lâu càng tốt (ít nhất là nhiều giờ) trước khi tiến hành vệ sinh và khử khuẩn.

Trong khi vệ sinh và khử khuẩn, bạn nên mở cửa và cửa số, sử dùng quạt và máy lọc không khí để tăng lưu thông không khí trong khu vực. Đảm bảo sử dụng sản phẩm vệ sinh/khử khuẩn và trang bị bảo hộ cá nhân đúng cách và an toàn.

khuyến cáo của ĐH Y dược TP.HCM cũng lưu ý về thời gian kể từ khi người xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ở không gian đó. Trường hợp dưới 24h, công ty nên vệ sinh khử khuẩn. Trên 24h, bạn chỉ cần vệ sinh là đủ (có thể chọn khử khuẩn tuỳ vào điều kiện của cơ sở). Trên 3 ngày, công ty, văn phòng không cần vệ sinh thêm (ngoại trừ vệ sinh hằng ngày).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *