Gây tê điều trị mụn cóc, người đàn ông nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc

Sau khi gây tê cục bộ để điều trị mụn cóc, người đàn ông 51 t.uổi bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp.

gay te dieu tri mun coc nguoi dan ong nhap vien cap cuu do bi ngo doc 5ea 6295273

Sức khỏe ông K. hiện đã ổn định sau khi được cấp cứu – Ảnh: B.A

Ngày 29-1, Bênh viện đa khoa Đồng Nai 2 cho hay vừa cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị ngộ độc chất gây tê cục bộ hy hữu trong quá trình điều trị chai lì lòng bàn chân (thường gọi là mụn cóc).

Trước đó, trưa 27-1, bệnh viện tiếp nhận ông V.V.K. (51 t.uổi, ngụ phường Phước Tân, TP Biên Hòa) nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, giãy giụa la hét, kích thích và có nhiều vết thương ở lòng bàn chân.

Sau khi cho bệnh nhân thở oxy và dùng t.huốc a.n t.hần, kíp trực thăm hỏi và xác định ông K. đã điều trị đốt mụn cóc và được gây tê cục bộ bằng chất lidocaine trước khi nhập viện.

Các bác sĩ hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc chất gây tê cục bộ, chỉ định truyền nhũ dịch lipid 20%. Một lúc sau khi truyền dịch, bệnh nhân đã tỉnh táo, tự thở và phục hồi nhận thức hoàn toàn.

Bắc sĩ CKI Dương Quốc Hùng – trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai 2 – cho biết ngộ độc chất gây tê cục bộ xảy ra khi dùng liều cao để gây tê tại chỗ trên những người nguy cơ như lớn t.uổi, suy thận, suy gan, mang thai…

Triệu chứng ngộ độc bao gồm các dấu hiệu thần kinh trung ương (kích thích, lo lắng, co giật, hôn mê), triệu chứng tim mạch (nhịp tim nhanh, tụt huyết áp), nặng hơn có thể gây ngưng hô hấp tuần hoàn và t.ử v.ong.

Do đó, việc sử dụng thuốc gây tê cần dùng liều tối thiểu, giảm liều trên người có yếu tố nguy cơ. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để có hướng xử lý kịp thời.

TP.HCM: Cứu thành công người đàn ông ngộ độc rượu, ngủ li bì 2 ngày

Bệnh nhân là nam, 56 t.uổi, ngụ tại TP.HCM đã ngủ li bì 2 ngày trước khi nhập viện do ngộ độc rượu methanol.

tphcm cuu thanh cong nguoi dan ong ngo doc ruou ngu li bi 2 ngay 207 6152547

Bệnh nhân ngộ độc methanol được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 13-11, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết đã cấp cứu thành công một bệnh nhân ngộ độc methanol, ngủ li bì 2 ngày trước khi nhập viện, nồng độ methanol trong m.áu là 199,22 mg/dL (bình thường chỉ số là 0).

Trước đó ngày 7-11, tại cơ sở y tế tiếp nhận ban đầu, bệnh nhân được đo điện tim với chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim; sau đó được chuyển đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng hôn mê, thở máy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa nặng, suy đa cơ quan và phải đặt nội khí quản.

Bác sĩ đã tiến hành song song vừa xét nghiệm định lượng nồng độ methanol, vừa dựa vào các dấu hiệu cận lâm sàng khác, khai thác t.iền sử nghiện rượu của bệnh nhân chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc methanol.

Để cứu bệnh nhân, các bác sĩ truyền Ethanol vào dạ dày để ngăn chặn chuyển hóa hấp thu ngộ độc, đồng thời lọc m.áu cấp cứu 2 lần. Ngày 11-11, bệnh nhân tỉnh táo, giao tiếp tốt và được xuất viện.

TS.BS Huỳnh Văn Ân – trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhân dân Gia Định – cho biết: “Bệnh nhân ngộ độc methanol nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tình trạng toan m.áu nặng suy đa cơ quan, ngưng tim dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong cao hoặc nếu qua cơn nguy kịch cứu được tính mạng thì để lại các biến chứng mờ mắt”.

Trước đó từ đầu tháng 10, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Thống Nhất liên tục tiếp nhận hàng chục các ca bị ngộ độc rượu methanol, trong đó có nhiều ca t.ử v.ong.

PGS.TS Hồ Thượng Dũng – phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất – chia sẻ: “Bình thường bệnh viện chỉ thỉnh thoảng mới tiếp nhận cấp cứu do ngộ độc rượu công nghiệp. Nhưng chỉ trong tháng 9 vừa qua, số ca bị ngộ độc rượu gia tăng bất thường. Đa số các trường hợp bị ngộ độc rượu đều là người lao động. Họ mua rượu rẻ t.iền về uống, sau đó bị ngộ độc. Giãn cách kéo dài cũng phát sinh tâm lý buồn chán khiến họ uống rượu nhiều hơn”.

Methanol hay thường được gọi là cồn công nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi… tuy nhiên chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.

Ngộ độc rượu từ ethanol thường nhẹ hơn, chỉ có các triệu chứng như say rượu nhưng ngộ độc rượu do methanol thì thường nặng hơn do bị pha cồn công nghiệp vào đồ uống.

Để tránh ngộ độc methanol, không nên uống rượu bia, các chất kích thích, nếu uống thì nên sử dụng các loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được cấp phép.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *