Khi lên 2 t.uổi, nhận thấy con không như những đ.ứa t.rẻ bình thường, mẹ đưa em đi khám và được kết luận não em chậm phát triển.
Từ ngày mẹ mất, em lủi thủi sống một mình.
Những ngày cận Tết, nhà em Trần Đức Anh (14 t.uổi, trú tại thôn 2, xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) luôn đóng kín cửa, không khí đìu hiu bao trùm quanh căn nhà cấp 4 đơn sơ, lụp xụp. Trong nhà đầy mùi ẩm mốc bốc lên từ nền đất, đồ đạc không có gì ngoài chiếc giường, bộ bàn ghế và bàn thờ.
Đức Anh bước ra mở cửa, gương mặt bỡ ngỡ, có phần sợ hãi khi thấy người lạ, em vẫn lễ phép chào hỏi rồi mời vào nhà. Đức Anh gặp khó khi giao tiếp, em nói chuyện không rõ chữ và có phần không được nhanh nhẹn.
Cùng ngồi tâm sự một cách khó khăn, Đức Anh kể, vốn đã thiếu tình thương của cha, khi sinh ra em không biết cha là ai. Đức Anh lớn lên cùng mẹ và ba người chị khác cha. Sau đó, 3 chị lần lượt lấy chồng xa, em ở với mẹ.
Đức Anh gặp khó khăn trong việc đi lại và ăn nói.
Hơn 3 năm trước, mẹ Đức Anh đột ngột mất do tai nạn giao thông, từ đó em sống lủi thủi một mình trong căn nhà thiếu hơi ấm người. Vốn có vấn đề về sức khỏe, và tính cách sợ người lạ, em càng khép kín. Cũng vì lẽ đó, em giao tiếp ngày một khó khăn.
Bà Trần Thị Tám (bác ruột Đức Anh) tâm sự, năm lên 2, nhận thấy Đức Anh không được bình thường như những đ.ứa t.rẻ khác. Mẹ đưa em đi khám và được bác sĩ kết luận não bộ chậm phát triển. Lớn lên nếu ở trong môi trường tốt thì sẽ khỏi, nhưng cuộc đời chẳng như mình mong muốn.
“Tính nó vốn nhút nhát, sợ sệt và không lanh lợi như những đ.ứa t.rẻ khác. Vài năm trước mẹ nó mất, bỏ lại nó một mình. Nó càng rụt rè và thu mình hơn. Mấy tháng đầu mẹ nó mất nó hết qua ở nhà chị gái ở Nam Định rồi qua tôi ở được mấy ngày lại trốn về nhà, và không muốn ở nơi khác”, bà Tám nói.
Bà cho biết, hàng ngày Đức Anh vẫn tự sinh hoạt cá nhân và cắm cơm ăn được. Nhưng cứ cách 1 ngày bà phải đạp xe lên xem, nhà bà cách nhà Đức Anh tận 7-8 km, nên mỗi lần lên thấy đồ ăn hết, bà lại đi mua tích trữ, thiếu gì mua đó cho cháu của mình.
Từ ngày mẹ mất, Đức Anh phải sống cô độc trong căn nhà của mình.
“Nhiều lúc nó chẳng biết gì, đồ ăn nấu xong cũng để hỏng, ai cho t.iền cũng bị người khác vào lấy mất. Có nhiều lúc, những thanh niên choai choai trong làng vào nhà trêu ghẹo và đ.ánh đ.ập cháu tôi. Có những hôm tôi đã phải dọa báo công an, chúng nó mới thôi làm càn. Tôi phải dặn nếu ở nhà phải đóng chặt cửa lại, thấy người lạ vào không được mở cửa. Thấy cháu như vậy, tôi khuyên thế nào nó cũng không về nhà tôi ở, nhiều lúc nó khùng lên với tôi. Bây giờ tôi biết tính nên phải nịnh, và chiều theo ý nó mới làm nó ổn định tinh thần”, bà Tám cho hay.
Nhìn cháu rơi vào hoàn cảnh này bà cũng buồn, nhưng cũng chẳng biết làm sao. Hoàn cảnh nhà bà và Đức Anh cũng chẳng khấm khá là mấy, nên bảo đưa cháu đi điều trị bà cũng lực bất tòng tâm. Hiện Đức Anh vẫn đi học, nhưng cũng chỉ là cho có, sau này nếu được sẽ cho Đức Anh đi học nghề gì đó để tự nuôi bản thân mình.
Ông Chu Văn Sơn, chủ tịch UBND xã Bối Cầu cho biết, em Trần Đức Anh là người của địa phương, nhưng so với các bạn, n.am s.inh không được hoạt bát và nhanh nhẹn, gia cảnh lại vô cùng éo le và đặc biệt nhất xã. “Gia đình cháu Đức Anh có 4 anh chị em, bố mẹ ly thân đã lâu, bố chuyển đi nơi khác sống, cháu ở với mẹ. Mẹ cháu không may qua đời do tai nạn giao thông, nên giờ cháu sống một mình, tự sinh hoạt và chăm sóc bản thân trong ngôi nhà mẹ để lại”, ông Sơn nói.
Hiện tại, n.am s.inh đang học cấp 2, vẫn tự ăn uống nấu cơm và đi học bình thường. Gia đình Đức Anh thuộc hộ cận nghèo, UBND xã Bối Cầu cũng đã và đang tạo điều kiện giúp đỡ, có chương trình tặng quà, động viên khích lệ tinh thần cho n.am s.inh. “Bản thân cháu nó còn quá nhỏ nên không thể tự k.iếm t.iền, hoàn cảnh cũng éo le. Hiện tại Đức Anh đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội dành cho trẻ mồ côi, được trợ cấp hơn 400.000 đồng/tháng. Địa phương mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành giúp cháu Đức Anh để sau này cháu có cái nghề lo cho bản thân được tốt hơn”, chủ tịch xã cho hay.
Chậm phát triển não bộ nguy hiểm thế nào?
Theo một số nghiên cứu, chậm phát triển trí tuệ (não bộ) là sự khiếm khuyết trong việc phát triển trí não và thường xảy ra ở t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi. Những đ.ứa b.é này thường có một số giới hạn về chức năng não bộ và các khả năng khác như đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội…
Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp và thường không kiểm soát được những hành vi hung hăng của mình. Do đó, bé dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản.
Chậm phát triển trí tuệ được chia ra làm 4 cấp: Chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ; Chậm phát triển trí tuệ mức trung bình; Chậm phát triển trí tuệ mức nặng; Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt (rất nặng).
Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này gồm: Trẻ không đạt được các cột mốc phát triển bình thường; Biết ngồi, đi bộ hoặc bò khá trễ; Không nói rõ ràng; Không thể ghi nhớ; Không thể hiểu những điều đơn giản; Không thể suy nghĩ logic; Gặp khó khăn trong học tập; Cư xử như trẻ nhỏ dù đã lớn ở một số trường hợp; Không thể tự quyết định; Khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản như mặc quần áo, đi ngoài hoặc ăn.
Trẻ chậm phát triển não bộ, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm để có cách chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ còn gây khó khăn trong việc học. Chức năng nhận thức kém là những đặc điểm phổ biến của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Những đ.ứa t.rẻ này thường có trí nhớ kém, khó tập trung và học chậm hơn so với bạn bè cùng lứa.
Bố mẹ khi chăm sóc và giáo dục một đ.ứa t.rẻ chậm phát triển cần có sức khỏe và một sức mạnh về mặt tình cảm. Những đ.ứa t.rẻ này cần phải được chú ý hơn đến các nhu cầu cơ bản như chăm sóc, y tế, hỗ trợ hằng ngày và trách nhiệm giáo dục.
Chuyện tình “bác cháu” ở Hà Nam sau 10 năm cưới nhau
Người chồng 83 t.uổi lần đầu tiên chia sẻ về cuộc sống vợ chồng với người vợ trẻ suốt 10 năm qua.
Ngôi nhà của ông Học và vợ.
10 năm trước, chuyện tình của ông Ngô Thanh Học và chị Nguyễn Thị Bích đã gây xôn xao cả vùng quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Thời điểm làm đám cưới ông Học đã 73 t.uổi, còn chị Bích mới 27 t.uổi. Vượt qua bao dị nghị, gièm pha đến nay vợ, chồng “bác cháu” có với nhau 3 mặt con (2 gái, 1 trai). Hai người con đầu sinh đôi vừa tròn 10 t.uổi, người con gái út đã lên 5.
Căn nhà cấp 4 của ông Học, chị Bích được chính quyền và người dân giúp đỡ xây dựng cách đây vài năm cũng ngả màu.
Ông Học xới lại đất vừa cuốc để trồng rau.
Thấy khách đến, người đàn ông hơn 80 t.uổi đang cuốc đất ngoài vườn lom khom ra mở cửa cổng mời khách vào.
Bên trong căn nhà của cặp vợ chồng “bác cháu” vẫn vậy, không có đồ vật gì đáng giá ngoài chiếc tivi cũ, quần áo đồ đạc trẻ con để khắp nơi, lâu ngày không được dọn dẹp.
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Học cười nói, 3 đ.ứa t.rẻ đi học còn chị Bích đi làm công nhân đến chiều mới về. Nay có mình ông ở nhà nên tranh thủ cuốc luống đất ngoài vườn trồng ít rau xanh cải thiện bữa ăn.
Ông Học kiểm tra lại nồi xôi để vợ con về ăn trưa.
Ông Học cho hay, dù vợ chồng ông sinh được 3 người con nhưng dư luận vẫn không thôi đàm tiếu. Khi cả hai quyết định đến với nhau, làng trên xóm dưới dị nghị, thậm chí còn mắng c.hửi vợ ông. Đến khi các con ông ra đời, mọi người lại đồn thổi về những đ.ứa b.é này. Họ nói ông Học già yếu thì làm sao có con được.
“Những lời nói đó khiến vợ chồng tôi cảm thấy bị xúc phạm nhưng cũng chẳng biết làm gì ngoài việc im lặng. Có phải con của tôi hay không thì chính tôi là người biết rõ nhất”, ông Học nói.
Chia sẻ về cuộc sống vợ chồng, ông Học cười bảo, khi mới lấy nhau về vợ chồng ông cũng sinh hoạt đều đặn nhưng vẫn giữ sức khỏe.
“Tôi không phải dùng thuốc men gì cả, hằng ngày tôi chỉ tập thể dục mỗi sáng để có sức khỏe gần gũi vợ. Đến bây giờ việc sinh hoạt vợ chồng tôi vẫn duy trì nhưng sẽ hạn chế hơn”, ông Học chia sẻ bí kíp giữ lửa hôn nhân vợ chồng.
Ông Học khẳng định, dù vợ trẻ nhưng ông không sợ vợ đi với người khác. Ai gọi điện đến trêu ghẹo vợ, ông đều chỉ vợ cách đáp trả, lần sau không ai dám bén mảng tán tỉnh.
“Với tôi giờ sức khỏe là quan trọng, tôi chỉ mong khỏe mạnh để làm chỗ dựa cho vợ và các con”, ông Học cười nói.
Mải câu chuyện, đến 10h30 phút, tiếng trẻ con tíu tít đầu ngõ. Hai con đầu của ông Học vừa đi học về, cặp song sinh lễ phép chào bố và người lạ đến chơi rồi cất cặp sách vào nhà.
Hai cặp sinh đôi của vợ chồng ông Hải đi học về.
Chỉ tay về phía các con, ông Học nói, cuộc sống hiện tại của gia đình ông rất vất vả. Nhà có 5 người giờ chỉ trông chờ vào khoản trợ cấp của ông với hơn 2 triệu đồng. Cuộc sống vốn khó khăn lại càng thêm eo hẹp. Cũng may là người dân thương tình thường xuyên ủng hộ quần áo cho mấy đứa nhỏ nên cả gia đình chắp vá, đắp đổi qua ngày.
Ông Học chia sẻ về cuộc sống hôn nhân.
Nói về cuộc sống vợ chồng, chị Nguyễn Thị Bích (vợ ông Học) chia sẻ, tuy cuộc sống còn khó khăn vất vả nhưng chị thấy hài lòng với hiện tại và hạnh phúc bên chồng con.
Theo chị Bích, chị là lao động chính trong gia đình, hằng ngày ngoài việc nhà ra chị còn đi làm công nhân may để kiếm thêm thu nhập chăm lo cho các con.
“Tôi chỉ mong mình có sức khoẻ để nuôi các con ăn học, khôn lớn thành người sau này về già có chỗ nương tựa”, chị Bích nói.