Chỉ uống vitamin C, người đàn ông ngưng tim sau 1 tháng khỏi Covid-19

Một tháng sau khi tự điều trị khỏi Covid-19 tại nhà bằng vitamin C mà không dùng thuốc kháng đông, người đàn ông bất ngờ lên cơn khó thở nặng và ngưng tim khi vào bệnh viện cấp cứu.

Đó là trường hợp của ông N.B.T. (60 t.uổi, ngụ TPHCM), phải nhập viện cấp cứu nửa đêm với triệu chứng đau ngực khó thở. Tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định, ông T. được chẩn đoán thuyên tắc phổi gần như toàn bộ hai bên kèm huyết khối trong tim.

Trước đó qua khai thác bệnh sử, vào tháng 11/2021 bệnh nhân mắc Covid-19 khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, tự điều trị tại nhà, chỉ uống vitamin C mà không dùng thuốc kháng đông.

Hội chẩn khẩn, ekip điều trị chuyển ngay bệnh nhân vào khoa Phẫu thuật tim khi chỉ số SpO2 chỉ còn 79%, nhịp tim nhanh. Khi đang tiến hành thực hiện các thủ thuật gây mê, bệnh nhân ngưng tim. Vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực, các bác sĩ đồng thời tiêm adrenaline liên tục 32 ống vào đường tĩnh mạch nhưng 10 phút trôi qua, tim vẫn không đ.ập lại.

TS.BS Bùi Minh Thành, Trưởng khoa Phẫu thuật tim cho biết, trước tình huống này ekip điều trị buộc phải cưa xương ức mở ngực khẩn, khâu mạch m.áu để khởi động hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể nhanh nhất có thể. Sau khi hạ thân nhiệt, liệt tim, bác sĩ tiến hành lấy huyết khối lấp đầy hai động mạch phổi và các nhánh, kiểm tra huyết khối trong các buồng tim.

chi uong vitamin c nguoi dan ong ngung tim sau 1 thang khoi covid 19 b98 6231991

Bệnh nhân thoát c.hết sau khi được phẫu thuật lấy huyết khối (Ảnh: BVCC).

Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ thành công. 24 giờ hậu phẫu, bệnh nhân tỉnh dần và được rút nội khí quản. 72 giờ sau đó, bệnh nhân ổn định về hô hấp tuần hoàn, nhưng vẫn còn ngủ nhiều, đến 96 giờ thì phục hồi gần như hoàn toàn.

Theo các bác sĩ, khi nhiễm Covid-19 bệnh nhân có tình trạng tăng đông m.áu, nhất là hệ thống mạch m.áu phổi, gây thuyên tắc các mạch m.áu, đi kèm tình trạng thương tổn các phế nang, độc tố gây viêm nhiễm xuất tiết… dẫn đến suy hô hấp nhanh, trầm trọng và thậm chí t.ử v.ong nếu không được can thiệp kịp thời.

Với bệnh nhân hậu Covid-19, tình trạng tăng đông dù có giảm nhưng vẫn còn. Do đó, bệnh nhân cần cảnh giác với các triệu chứng đau tức ngực, khó thở mặc dù chưa từng mắc bệnh tim.

“Vấn đề đặt ra là liệu trình điều trị kháng đông sẽ được áp dụng như thế nào? Nên sử dụng loại gì? Được theo dõi thế nào….” – bác sĩ phân tích và cho rằng cần có nhiều nghiên cứu lâm sàng để giải quyết hậu quả thuyên tắc mạch sau mắc Covid-19.

chi uong vitamin c nguoi dan ong ngung tim sau 1 thang khoi covid 19 cb2 6231991

Nhiều bệnh nhân gặp vấn đề tổn thương phổi hậu Covid-19 (Ảnh: BVCC).

Tại hội nghị khoa học kỹ thuật diễn ra ngày 25/12 ở BV Hoàn Mỹ Thủ Đức, nhiều vấn đề chăm sóc, điều trị hậu Covid-19 đã được các chuyên gia mang ra bàn luận.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam cho biết, hậu Covid-19 đã để lại di chứng hô hấp trầm trọng, kéo dài về hình ảnh học, lâm sàng và viêm, xơ phổi… Tổn thương phổi đôi khi rất nặng, diễn tiến nhanh gây suy hô hấp cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). Đối với bệnh nhân lớn t.uổi, có bệnh nền nặng sẽ có nguy cơ t.ử v.ong cao.

Ngoài ra, bệnh nhân hậu Covid-19 còn gặp các vấn đề về tâm lý, tâm thần (như trầm cảm, mất ngủ, lo âu sợ hãi, rối loạn ăn uống, nặng hơn có thể dẫn đến loạn thần, t.ự s.át…). Nghiên cứu cho thấy, có 33% bệnh nhân Covid-19 nói chung và 46% bệnh nhân từng nằm trong phòng hồi sức (ICU) có vấn đề về sức khỏe tinh thần sau 6 tháng khỏi bệnh.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cho rằng để phòng ngừa hậu Covid-19, cần thực hiện đủ tiêm chủng vaccine, chấp hành nghiêm túc 5K, phát hiện sớm bệnh và điều trị sớm, kịp thời.

Từ ngày 2/8 đến ngày 20/10, Bệnh viện điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức đã tiếp nhận và điều trị cho 857 F0. Trong đó có 30 bệnh nhân t.ử v.ong.

Theo phân tích của BS CKI, Lã Thị Thanh Ngân, khoa Hồi sức Cấp cứu cùng cộng sự, trong 30 trường hợp t.ử v.ong, có 73% bệnh nhân t.ử v.ong trên 65 t.uổi, 80% có bệnh nền đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn. Tất cả bệnh nhân đều có chỉ số BMI khá cao (24.06 3.47). 50% trường hợp không thể cứu chữa bị thừa cân và béo phì.

Các bác sĩ kết luận, bệnh nhân mắc Covid-19 t.ử v.ong đa phần lớn t.uổi, nhập viện với tình trạng suy hô hấp, có tổn thương phổi nặng, giảm oxy m.áu, tăng bạch cầu m.áu, giảm lympho m.áu, có bệnh nền đi kèm.

Khi nào người thay van tim hai lá nên đi khám?

Ba tôi thay van tim hai lá, thay van động mạch chủ, uống thuốc kháng đông mỗi ngày.

Hai tháng nay, do dịch bệnh không đi tái khám, vẫn uống thuốc theo toa cũ. Trước đây ba thường đi thử INR (chỉ số đông m.áu) hiện ba tôi không đi được thì nên làm sao? (Nguyễn Nhật)

khi nao nguoi thay van tim hai la nen di kham b7e 6026620

Trả lời:

Đây là câu hỏi thường gặp với bệnh nhân sau thay van tim trong thời điểm mùa dịch vì khó có thể đi tái khám. Sau khi thay van tim cơ học, người bệnh cần uống thuốc kháng đông theo đơn bác sĩ kê.

Trước đây, một tháng ba bạn đi tái khám một lần thì bây giờ có thể 3 – 4 tháng nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thử INR. Điều này giúp bản thân biết mình đang điều trị như vậy thì có đạt hiệu quả hay không. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như c.hảy m.áu răng, chân răng hoặc đi cầu phân đen thì đó là tín hiệu báo m.áu bị loãng hơn bình thường, cần xét nghiệm lại ngay lập tức.

Có những trường hợp INR không đạt, van tim có thể bị kẹt, dấu hiệu khiến bệnh nhân mệt, khó thở, đau ngực cũng cần đến bệnh viện khám ngay.

Hiện nay, người bệnh có thể liên hệ với bệnh viện, phòng khám yêu cầu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các cơ sở để xét nghiệm INR. Bệnh nhân vẫn nên xét nghiệm INR định kỳ chứ không nên tự uống thuốc liên tục năm này qua tháng khác, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.

Với hoàn cảnh hiện tại, việc đi lại ở một số địa phương rất khó khăn, trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký khám online để gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Các bác sĩ có thể tư vấn kỹ hơn về đơn thuốc, quá trình điều trị để đưa ra lời khuyên chính xác hơn.

Với trường hợp thay van đã lâu, uống thuốc ổn định, nếu chỉ số INR mỗi lần tái khám ổn định thì có thể khám online. Khi đó, người bệnh sẽ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý thay đổi, giảm liều hoặc tự chỉnh thuốc vì thuốc kháng đông uống không đủ liều sẽ gây biến chứng, uống quá liều thì dẫn đến tác dụng phụ.

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *