Chiều 1/12: Cả nước tiêm hơn 163,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Long An thông tin về ca nhiễm biến chủng Omicron

Đến chiều ngày 12/1, cả nước đã tiêm trên 163,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19; gần 93% người trên 18 t.uổi bao phủ đủ liều cơ bản; Long An thông tin về ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên trên địa bàn; Quảng Bình ghi nhận 103 ca COVID-19…

Gần 93% người trên 18 t.uổi bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản

Cập nhật đến 14h ngày 12/1, cả nước đã tiêm trên 163,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 11/1, đã tiêm hơn 1,15 triệu liều vaccine.

Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 148.300.821 liều, trong đó có 70.379.377 mũi 1; 65.321.754 mũi 2; 1.310.178 mũi 3 (vaccine Abdala); 3.187.586 liều bổ sung và 8.101.926 liều nhắc lại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 100%, tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,8% và tỷ lệ tiêm liều nhắc lại là 11,5% dân số từ 18 t.uổi trở lên.

Có 37/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản trên 90%; 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản từ 80 – dưới 90%; 05/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản dưới 80% là Hưng Yên (78,8%), Nghệ An (76,8%), Hà Giang (76,1%), Cao Bằng (78,7%) và Sơn La (74,3%).

chieu 112 ca nuoc tiem hon 1635 trieu lieu vaccine phong covid 19 long an thong tin ve ca nhiem bien chung omicron db9 6264916

Gần 93% người trên 18 t.uổi bao phủ đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19

Về triển khai tiêm chủng cho đối tượng từ 12-17 t.uổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 14.074.600 liều, trong đó có 8.010.031 mũi 1 và 6.064.569 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 89,8% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 68,0% dân số từ 12 -17 t.uổi.

33 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, T.iền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, hôm qua GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công điện về việc tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Tại công điện, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo việc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; khẩn trương hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 t.uổi trở lên trong tháng 01/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 t.uổi trở lên theo Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong Quý I năm 2022;

Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; sau khi rà soát, khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 t.uổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.

Đồng thời quản lý, (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai) đảm bảo được tiêm chủng đủ liều, được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, tốt nhất ngay tại địa phương (xã/phường/thị trấn); tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động, bố trí tiêm tại nhà cho những người đi lại khó khăn…

Các địa phương tiếp tục tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác tiêm chủng; bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và vật tư tiêm chủng để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19; đẩy mạnh việc sử dụng ứng dụng quản lý tiêm chủng COVID-19 và cập nhật thường xuyên số liệu về đối tượng tiêm chủng, số liều vaccine sử dụng; Tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về lợi ích của tiêm vaccine để người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, không chờ đợi, lựa chọn vaccine, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả.

Long An: Ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron

Sở Y tế nhận được báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An về “Trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ghi nhận tại tỉnh Long An” do Viện Pasteur TP HCM giải trình tự bộ gen virus Sars-CoV-2.

Bệnh nhân là chuyên của một công ty trên địa bàn tỉnh.Bệnh nhân nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 25/12/2021. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung.

Ngày 27/12/2021, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm PCR lần 1 và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 31/12/2021, kết quả lấy mẫu PCR lần 2 của bệnh nhân này dương tính. Ngày 01/01/2022, bệnh nhân được lấy mẫu và gửi mẫu bệnh phẩm giải trình tự SARS-CoV-2 về Viện Pasteur TP.HCM. Đến ngày 08/01/2022, bệnh nhân được lấy mẫu PCR lần 3 và có kết quả âm tính.

Sáng 12/1: Gần 900 bệnh nhân COVID-19 đang thở máy và ECMO; đã có 34 ca nhiễm biến chủng Omicron

Nóng: Bộ Y tế thông tin về các cảnh báo, thận trọng khi dùng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir

Tết đến gần, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 lây lan

Ngày 10/01/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An nhận phản hồi kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM, bệnh nhân này nhiễm biến thể Omicron – B1.1.529.

Trong quá trình từ sân bay về tới khu cách ly, bệnh nhân có tiếp xúc với 2 người (1 cán bộ y tế và 1 tài xế đều có mặc đồ bảo hộ, giữ khoảng cách); xe chở chuyên gia có vách ngăn. Sau khi chuyên gia có kết quả xét nghiệm dương tính thì cán bộ y tế và tài xế làm xét nghiệm nhanh và có kết quả âm tính.

Hiện, sức khỏe bệnh nhân này bình thường, không ho, sốt. Bệnh nhân tiếp tục được cách ly tập trung, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt. Quá trình di chuyển, cách ly tập trung của bệnh nhân tại khách sạn được bảo đảm đúng quy định, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Như vậy, đến nay đã có 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Dương và Hải Phòng, Long An đã ghi nhận 35 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron.

Quảng Bình: Thêm 103 ca mắc COVID-19, trong đó 81 ca cộng đồng

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 11/01/2022 đến 6 giờ ngày 12/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 103 ca mắc COVID-19, trong đó có 81 ca cộng đồng tại nhiều địa bàn; trong ngày có 43 ca xuất viện.

Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 716 ca

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.523; số ca điều trị khỏi là 3.792 còn 232 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 405 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

Hiện 95,87 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,35%; Có 95,62% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

Tỉnh Quảng Bình cũng đã bắt đầu tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 tăng cường, nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu và các đơn vị thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày hơn 1000 ca mắc mới.

Nếu không may mắc COVID-19, F0 được điều trị tại nhà nên và không nên làm gì? Đâu là những dấu hiệu trở nặng cần báo ngay nhân viên y tế?

1. Những việc cần làm ngay khi trở thành F0

Theo các chuyên gia, khi một người trong nhà đã có xét nghiệm xác nhận dương tính, việc đầu tiên cần làm là làm test COVID-19 cho tất cả mọi người trong gia đình.

Tiếp theo là chuẩn bị một phòng cách ly cho F0. Chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả những người khác trong gia đình nên được cách ly riêng rẽ với nhau, ngay cả các bữa ăn cũng nên tránh ăn cùng nhau.

Các F1 chăm sóc người bệnh luôn cần ý thức tránh để mình bị lây bệnh, vì trong tình huống hiện nay họ chính là chỗ dựa cho những người khác (như con cái, cha mẹ già…).

Theo ThS. BS Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam: Dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại Hà Nội có diễn biến phức tạp nên bất cứ ai đều có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào nếu không biết tự bảo vệ chính mình. Vì lẽ đó không nên hoảng hốt mà hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội. Cụ thể, với các bệnh nhân điều trị tại nhà không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Không sử dụng chung vật dụng với người khác. Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

Trường hợp cần có người hỗ trợ, chăm sóc, người đó phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt b.ắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc. Bên cạnh đó, ngoài việc uống thuốc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động nâng cao sức khoẻ… để giúp cơ thể nhanh chiến thắng COVID-19.

neu chang may ban la f0 can lam gi va khong nen lam gi 4a1 6228231

F0 cần theo dõi nhiệt độ và thực hiện đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

2. Các phương pháp xử trí khi trở thành F0

Nếu có những triệu chứng đơn giản, hãy xử trí như sau:

-Sốt:

Đối với người lớn: Nếu sốt> 38.5C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.Đối với t.rẻ e.m: Nếu sốt> 38.5C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.

– Ho: Dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.

Khi nào cần thông báo với nhân viên y tế ?

Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế:

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường:

Thở rênRút lõm lồng ngựcPhập phồng cánh mũiKhò khèThở rít thì hít vào.

– Nhịp thở tăng:

Người lớn có nhịp thở 21 lần/phút;Trẻ từ 1 đến dưới 5 t.uổi: Nhịp thở: 40 lần/phút;Trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi: nhịp thở: 30 lần/phút.

– Các chỉ số sinh tồn khác bất thường:

Chỉ số bão hòa oxy m.áu giảm: SpO2 Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút;Huyết áp thấp: huyết áp tối đa

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

– Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đ.ánh thức, co giật.

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống. T.rẻ e.m bú kém/giảm, ăn kém, nôn .

– Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

F0 cần lưu ý:

Có thể có triệu chứng đau nhức và mệt mỏi vì các biểu hiện này không nguy hại đến sức khoẻ.

– Không vật vã hoảng sợ, phải để dành oxy cho tim gan thận não…

– Không uống thuốc gì nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ uống hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ.

neu chang may ban la f0 can lam gi va khong nen lam gi 52b 6228231

Tập thở giúp tốt cho hệ hô hấp

3. F0 cần ăn uống như thế nào để vượt qua bệnh COVID-19?

Chia sẻ về vấn đề F0 cần phải làm gì và ăn uống như thế nào để vượt qua dịch COVID-19, theo TS.BS Đào Thị Yến Phi – Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, F0 được chia làm 3 loại:

Không triệu chứng: Ở một mình trong phòng cho tới khi âm tính. Sinh hoạt bình thường, ăn uống bình thường, tập thể dục và tập thở vừa, theo dõi triệu chứng trở nặng.

– Có triệu chứng nhẹ và trung bình: Nằm nghỉ, ăn nhẹ dễ tiêu ít đạm ít béo, không tập thể dục, tập thở rất nhẹ, ngủ nhiều nhất có thể.

– Triệu chứng nặng và rất nặng: Gọi điện thoại cho nhân viên y tế gần nhất, nằm đầu cao, hạn chế cử động mạnh, hít thở rất nhẹ nhàng, húp nước cháo loãng.

14 món ăn, bài thuốc “tiếp sức” cho F0 ứng phó với COVID-19

3 loại nước bổ dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng cho F0 không triệu chứng, F0 kèm bệnh lý nền, F0 nặng

Cần uống đủ nước và đảm bảo dinh dưỡng

-Nước và dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với F0. Uống nước ấm nhiều lần trong ngày, uống vài ngụm mỗi 10 phút sẽ tốt hơn uống đầy bụng. Ngày tối thiểu 2 lít nước, nếu có sốt thì cứ tăng 1 độ cộng thêm 200ml (500ml nếu nhiệt độ môi trường cao, trời nóng). Nhiệt độ nước tốt nhất là khoảng 35 độ C (1 sôi 2 nguội). Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê… Nước chanh gừng sả quất… chủ yếu là giúp tăng thông thoáng đường hô hấp, nhưng nếu uống với liều cao và trên những cơ địa nhạy cảm, có khi còn làm tăng nguy cơ kích thích đường ruột, thần kinh thực vật, gan thận… Nên nhớ, nước này không làm tăng khả năng sống sót với bệnh COVID-19. Vì vậy, nước tốt nhất chính là nước lọc ấm.

-Chế độ ăn cho F0 rất quan trọng ở giai đoạn này, người bệnh cần ăn cháo loãng, nấu chín kỹ và mềm nhừ để có thể húp, nuốt mà không cần nhai.

neu chang may ban la f0 can lam gi va khong nen lam gi 396 6228231

Cháo đậu xanh rất tốt cho người F0

Món ăn thích hợp là cháo đậu xanh giữ nguyên vỏ. Vì món cháo này phải đảm bảo cung cấp năng lượng nhanh và sạch cho các tế bào. Không tạo ra thêm chất chuyển hoá làm cơ thể ứ đọng chất độc. Tiêu hoá dễ dàng, hấp thu dễ dàng không làm hệ tiêu hoá gắng sức. Cung cấp các chất vi lượng rất ít dự trữ trong cơ thể (vitamin nhóm B, C ).

Cách nấu để giữ vitamin: cho 200g gạo với 50g đậu xanh bể đôi còn nguyên vỏ vào nồi, vo sạch, đổ 1 lít nước, nấu vừa sôi thì tắt bếp, đậy kín nắp bỏ đó trong 2 giờ. Mỗi lần ăn lấy ra khoảng 100-150ml, nấu vừa sôi lại, nêm các mùi vị khác nhau (như đường, hành, muối, ruốc, nước mắm… ).

Lưu ý: Cần ăn cháo loãng và ấm, không ăn lạnh, có thể nuốt dễ dàng mà không cần nhai. Không cần và không nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt cá tôm cua…) trong thời gian bệnh nhân đang mệt, khó thở, ho nhiều… Chỉ ăn chút xíu để có vị đưa cháo cho đỡ ngán là chính. Đa số bệnh nhân mất khẩu vị, nên chỉ cần nấu cháo loãng để có thể nuốt dễ dàng không cần mùi vị đặc biệt gì. Ăn nhiều lần, mỗi 1-2 giờ cho húp nửa chén cháo nóng tốt hơn ăn 3 bữa/ngày. Ngoài ra người bệnh ngủ càng nhiều càng tốt. Nếu không ngủ được thì nằm nghỉ.

Người bệnh khi ngủ cần nằm đầu cao 45 độ (lót từ mông trở lên chứ không phải chỉ kê ngay cổ), ở nơi càng thoáng khí càng tốt như gần cửa sổ, lan can. Tư thế thở nằm xấp áp dụng nếu mệt nhiều hơn, khó thở nhiều hơn, hoặc khi ngủ không nằm đầu cao được: nằm nghiêng và úp chân từ hông xuống, đầu vẫn ở tư thế nằm nghiêng (giống ngủ ôm gối ôm).

4. Vệ sinh phòng ở và cơ thể

TS.BS Đào Thị Yến Phi cũng lưu ý: Người bệnh cần giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm đường thở thông thoáng nhất có thể, không có nhầy đàm gây cản trở không khí vào ra. Nằm nghỉ nơi ấm áp, không lạnh cũng làm giảm phù niêm mạc, giúp đường thở thông hơn.

Phòng ở, nhà cửa bảo đảm nhà ở thông thoáng. Luôn mở cửa sổ, cửa đi khi có thể.

Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.

Rửa tay thường xuyên. Rửa tay là cách giảm lây nhiễm COVID-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Thời điểm rửa tay: Trước và sau khi nấu ăn. Trước và sau khi ăn uống; sau khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác thải.

Tất cả đồ đạc, quần áo, vật dụng mà F0 sử dụng đều để riêng và ngâm xà phòng ít nhất 30 phút trước khi làm vệ sinh.

5. Đeo khẩu trang đúng cách

-Người chăm sóc: Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người nhiễm và những người khác.

-Người nhiễm: Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly, để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus cho những người khác.

-Các thành viên trong gia đình: Các thành viên khác trong hộ gia đình phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc không gian với người khác.

Tóm lại: Hiện nay dịch bệnh COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp vì vậy nếu không may ở Hà Nội mà bạn trở thành F0 thì việc tự theo dõi, chăm sóc theo đúng khuyến cáo của ngành y tế là điều vô cùng cần thiết để chiến thắng với dịch bệnh COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *