Theo thống kê đến chiều 20/2 cả nước đã tiêm gần 191,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19; chỉ còn 4 tỉnh bao phủ vaccine mũi 2 dưới 90%; ca COVID-19 tăng nhiều địa phương đẩy nhanh tiêm chủng cho đối tượng nguy cơ, nâng cao năng lực điều trị cho trẻ là F0.
Gần 17 triệu liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 20/2 cho biết cả nước đã tiêm gần 191,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 19/2, cả nước tiêm 449.074 liều – thấp hơn khoảng 280.000 liều so với ngày 19/2 tiêm được 703.424 liều vaccine phòng COVID-19.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên tính đến ngày 19/2 là là 177.032.444 liều, trong đó mũi 1: 70.765.637 liều; Mũi 2: 67.151.712 liều ; Mũi bổ sung: 13.265.091 liều và Mũi 3: 24.406.090 liều
Đến nay 59/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn 4/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Cả nước đã tiêm gần 17 triệu liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi. Ảnh: Minh Quyết
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.949.839 liều, trong đó mũi 1: 8.707.693 liều; mũi 2 là 8.242.146 liều.
Đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; hiện chỉ còn 3/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 80%.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên;
Cũng theo Bộ Y tế, Bộ đã và đang chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi (trước mắt là vaccine Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới) và tiêm ngay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Bắc Ninh: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm nếu trên địa bàn còn đối tượng nguy cơ chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngày 20/2, UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để ổn định cuộc sống của người dân nhằm tập trung phát triển kinh tế- xã hội.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động thực hiện các biện pháp PCD trong cộng đồng, trong các cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở giáo dục,… Tuyệt đối không được chủ quan lơ là, tự giác khai báo y tế, tuân thủ 5K; khuyến khích người dân tự làm xét nghiệm SARS-CoV-2 khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, chợ, siêu thị…
Khẩn trương tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê, hoàn thiện Kế hoạch bảo vệ đối tượng thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, tình trạng bệnh nền đang điều trị, tình trạng sức khỏe và nhu cầu hỗ trợ, để được theo dõi. Bên cạnh đó, tiếp cận với các cơ sở y tế sớm nhất khi nhiễm hoặc nghi nhiễm, tránh tình trạng chuyển nặng và t.ử v.ong, thời gian xong trước ngày 1/3/2022.
Bắc Ninh đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mùa xuân, khẩn trương hoàn thành việc tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại theo kế hoạch, đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiếp tục, khẩn trương “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và lập danh sách toàn bộ người dân trong diện tiêm phòng vaccine COVID-19.
Đồng thời, thành lập ngay các Đoàn tiêm lưu động để tiêm vaccine ngay tại nhà cho người không di chuyển được đến điểm tiêm, đảm bảo không để sót ai thuộc nhóm nguy cơ không được tiêm vaccine theo hướng dẫn của Ngành Y tế.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu trên địa bàn còn đối tượng nguy cơ chưa được quản lý và chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Cà Mau: Tập trung điều trị cho t.rẻ e.m nhiễm COVID-19
UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị về công tác điều trị cho t.rẻ e.m mắc COVID-19.
Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Y tế hướng dẫn về chuyên môn và phác đồ điều trị COVID-19 đối với người dưới 18 t.uổi, nhất là t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi; công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhi mắc COVID-19 và các biện pháp phù hợp để hạn chế tối đa khả năng xảy ra việc khoa nhi trong bệnh viện bị lây nhiễm COVID-19 hoặc quá tải.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản với các tình huống có thể xảy ra khi học sinh đến trường học tập trung trở lại; không để bị động, lúng túng, bất ngờ.
Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ quan liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để gia đình, phụ huynh và giáo viên chủ động phối hợp, đề cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức cho các em học sinh yên tâm đến trường học tập trung trở lại mạnh khỏe, an toàn và hiệu quả.
Tính đến nay, Cà Mau có tổng số 58.164 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 56.627 trường hợp đã được điều trị khỏi. Toàn tỉnh hiện còn tổng số 1.330 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị; trong đó, có 235 trường hợp điều trị tại cơ sở y tế và 1.095 F0 điều trị tại nhà.
Quảng Bình: Chạm mốc 15.000 ca mắc COVID-19, gần 10.000 ca đã khỏi
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 19/2/2022 đến 6 giờ ngày 20/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 778 ca mắc COVID-19, trong đó có 655 ca cộng đồng, 123 ca trong khu cách ly; có 4 ca t.ử v.ong.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 14.973 ca; tổng số ca khỏi là 9.928; số đang điều trị tại bệnh viện là 382 ca; 4.584 F0 đang điều trị tại nhà; có 24 trường hợp t.ử v.ong.
Trong ngày 19/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 551 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,45% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 94,32%; Có 97,01% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 t.uổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 32,77%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,47%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 86,62%
Hà Nội xem xét nới lỏng từ 15/9
Một số hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được xem xét nới lỏng lần lượt sau ngày 15 và 21/9.
Đây là chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 13/9.
Thường trực Thành ủy đ.ánh giá cao kết quả thực hiện chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc trong những ngày vừa qua, được thực hiện với sự nỗ lực của các đơn vị của Hà Nội cũng như gần 8.000 nhân viên y tế của 12 tỉnh, thành phía Bắc đến hỗ trợ.
Trên cơ sở kết quả đạt được, Thường trực Thành ủy giao Ban cán sự đảng UBND thành phố xem xét, đ.ánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15 và 21/9.
Khu vực cầu Nhật Tân, hướng sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội vắng người đi lại trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Võ Hải.
Đ.ánh giá tình hình dịch bệnh của thành phố , ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nhận định “cơ bản được kiểm soát”; số ca Covid-19 ngoài cộng đồng xu hướng giảm.
Theo Phó giám đốc CDC, sau khi Hà Nội kết thúc đợt xét nghiệm toàn dân, nếu số ca bệnh trong cộng đồng tiếp tục giảm như hiện nay, CDC sẽ đề xuất nới lỏng giãn cách xã hội, chỉ phong tỏa những nơi có bệnh nhân mới.
“Trước mắt không thể xóa hết ngay vùng đỏ nhưng thành phố có thể thay đổi giãn cách theo quy mô. Quận, huyện nào vẫn còn vùng đỏ thì vẫn phải phong tỏa và sẽ nới lỏng dần từng bước”, ông Tuấn nói.
Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh trước 15/9. Để đạt mục tiêu trên, thành phố đang triển khai xét nghiệm diện rộng và hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 mũi một cho người dân từ 18 t.uổi trở lên.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 13/9, Hà Nội đã tiêm được gần 250.000 mũi vaccine. Cộng dồn tới 18h30 ngày 13/9, toàn thành phố đã tiêm hơn 4,7 triệu mũi (trong đó mũi 1 là 4,3 triệu; mũi 2 là 400.000 mũi), đạt trên 80% kế hoạch . Hà Nội được phân bổ hơn 5,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Về xét nghiệm, tính đến 18h00 ngày 13/9, toàn thành phố lấy được hơn 2,7 triệu mẫu, phát hiện 18 ca dương tính . Số mẫu gộp xét nghiệm PCR trên 1,9 triệu, có trên 500.000 mẫu âm tính và 13 mẫu dương tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Trong số gần 750.000 mẫu test nhanh kháng nguyên, có 46 mẫu dương tính, sau đó xét nghiệm lại bằng PCR, kết quả 5 ca dương tính.
Hà Nội áp dụng chỉ thị 16 từ ngày 24/7. Sau 45 ngày giãn cách xã hội, hôm 6/9, thành phố chia ba vùng chống dịch, trong đó vùng một tiếp tục giãn cách xã hội, gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì; và một phần địa giới hành chính 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Vùng hai, ba (các địa bàn còn lại) áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.
Tính cả đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 4.077 ca mắc Covid-19, trong đó trên 1.595 ca ngoài cộng đồng, 2.222 ca trong khu cách ly và khoảng 500 ca ở khu vực phong tỏa, trong bệnh viện, nhập cảnh.