Đến chiều ngày 24/2, cả nước đã tiêm gần 192,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở t.rẻ e.m do Bộ Y tế vừa ban hành t.rẻ e.m mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc.
Cả nước đã tiêm gần 192,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h ngày 24/2 cho biết cả nước đã tiêm gần 192,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 23/2, cả nước tiêm 273.851 liều vaccine.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine phòng COVID-19, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên;
Bộ Y tế cho biết đã chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi (trước mắt là vaccine Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới) và tiêm ngay theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở t.rẻ e.m do Bộ Y tế vừa ban hành t.rẻ e.m mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc… Ảnh minh hoạ
Bộ Y tế hướng dẫn điều trị COVID-19 mức độ nhẹ không dùng thuốc ở t.rẻ e.m
Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở t.rẻ e.m do Bộ Y tế vừa ban hành t.rẻ e.m mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau:
– Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.
– Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ 02 t.uổi.
– Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
– Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
– Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
– Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
– Theo dõi:
Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường
Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế
– Sốt> 38 độ C – Tức ngực
– Đau rát họng, ho – Cảm giác khó thở
– Tiêu chảy – SpO2
– Trẻ mệt, không chịu chơi – Ăn/bú kém
* Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
– Thở nhanh
– Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống
– Khó thở, cánh mũi phập phồng
– Tím tái môi đầu chi
– Rút lõm lồng ngực
– SpO2
Quảng Bình: Lần đầu số mắc COVID-19 vượt mốc 1.200 ca
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 23/2/2022 đến 6 giờ ngày 24/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 1.218 ca mắc COVID-19, trong đó có 890 ca cộng đồng, 328 ca trong các khu cách ly tập trung và cách ly tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 18.571 ca; tổng số ca khỏi là 11.961; số đang điều trị tại bệnh viện là 392 ca; 5.978 F0 đang điều trị tại nhà; có 30 trường hợp t.ử v.ong.
Trong ngày 23/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 925 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,55% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 94,59%; Có 97,24% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 t.uổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 33,92%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,51%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 86,65%.
Ca COVID-19 Hà Nội tăng, các bệnh viện tuyến đầu có thiếu oxy y tế không?
Giám đốc BV Nhi Trung ương tư vấn cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà
Bộ Y tế: Các địa phương tăng cường kiểm tra, xử phạt việc găm hàng, thổi giá test xét nghiệm, máy SpO2
Bộ Y tế nói gì về hiện tượng khan hiếm và biến động về giá kit-test xét nghiệm SARS-CoV-2?
Cà Mau: Tiếp tục yêu cầu triển khai mạnh mẽ, toàn diện “Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ”
Nhằm chủ động kiểm soát, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người dân trong tỉnh quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng, chống dịch COVID-19.
Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp y tế (giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị…); biện pháp hành chính tương ứng với từng cấp độ dịch liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, mở cửa trường học, đi lại của người dân đảm bảo khoa học, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội.
Công tác phòng, chống dịch phải đặt trong tư thế chủ động, không được mất cảnh giác, chủ quan, lơ là; sẵn sàng đáp ứng các tình huống phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao nhất, quyết tâm bảo vệ sự an toàn của người dân và cộng đồng nếu tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành Y tế triển khai các biện pháp điều trị toàn biện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp t.ử v.ong là ưu tiên hàng đầu; cung ứng và bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang bị phòng hộ, đặc biệt là oxy y tế tại các cơ sở điều trị.
Cùng đó là tăng cường tổ chức cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà; công tác kết nối, hội chẩn theo dõi, tư vấn điều trị từ xa; kịp thời chuyển tuyến, chuyển tầng điều trị, không để xảy ra tình trạng người mắc COVID-19 không liên hệ được với cơ sở y tế, không được quản lý, theo dõi y tế, cấp phát thuốc điều trị.
Tỉnh Cà Mau triển khai mạnh mẽ, toàn diện “Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ” với các biện pháp truyền thông, tư vấn về phòng, chống COVID-19; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở…
Thừa Thiên Huế bắt đầu điều trị F0 không triệu chứng tại nhà
Các F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, điều trị tại nhà, bắt đầu từ 28/12.
Chiều tối 27/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản hỏa tốc về việc triển khai thực hiện phương án cách ly, điều trị F0 tại nhà.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai việc quản lý, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà đối với các trường hợp đảm bảo đủ điều kiện theo quy định, bắt đầu từ ngày 28/12.
Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện điều trị tại nhà, thống nhất cho UBND các địa phương thực hiện việc cách ly, điều trị F0 tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung của địa phương.
Cuộc họp chủ trì giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương chiều 27/12 về việc triển khai điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại nhà (Ảnh: CTV).
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo các Tổ phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng, Tổ Y tế lưu động theo dõi, quản lý chặt chẽ và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp F0 cố tình vi phạm quy định cách ly, điều trị tại nhà.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, điều trị F0 tại nhà là việc làm tất yếu sau khi thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Ông Bình yêu cầu các địa phương rà soát các hộ gia đình thực hiện cách ly tại nhà đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Người cách ly y tế tại nhà phải là nhà ở riêng lẻ, phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân…
Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và phải được giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo dịch bệnh.
Việc quản lý, điều trị F0 tại nhà sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành từ ngày 28/12 (Ảnh: Đình Anh).
Để đạt hiệu quả trong việc điều trị F0 tại nhà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm quản lý F0 tại nhà.
“Các địa phương sau khi rà soát đảm bảo các điều kiện thì có thể triển khai ngay, làm tốt việc điều trị F0 tại nhà sẽ giảm được áp lực cho tuyến trên rất lớn. Ngành y tế, địa phương sớm tập huấn cho đội ngũ y tế cơ sở, triển khai mô hình trạm Y tế lưu động để quản lý F0 cách ly tại nhà, không để xảy ra tình trạng F0 không được chăm sóc, điều trị” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Cho đến 18h tối 27/12, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận thêm 380 ca bệnh khẳng định mắc Covid-19; trong đó 217 ca cộng đồng; test nhanh trong ngày phát hiện thêm 337 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 227 ca cộng đồng.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 11.741 ca F0; tổng số bệnh nhân đã khỏi bệnh là 7.316; có 47 ca t.ử v.ong, chủ yếu là người già yếu, lão suy, mắc bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, suy tim mạn, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, ung thư giai đoạn cuối.