Một nghiên cứu công bố ngày 6/1 trên tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy nhiều phụ nữ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 ghi nhận hiện tượng chu kỳ k.inh n.guyệt chậm gần 1 ngày so với những người chưa tiêm vaccine.
Y tá Sandra Lindsay (trái) được tiêm vaccine Pfizer ở New York. Ảnh minh họa: AP
Nghiên cứu trên do Chính phủ Mỹ tài trợ, được thực hiện với sự tham gia của gần 4.000 tình nguyện viên. Tác giả nghiên cứu, chuyên gia Alison Edelman của Trường Khoa học và sức khỏe Oregon, cho biết các tác động của tiêm vaccine chỉ ở mức nhẹ và sẽ chỉ mang tính tạm thời. Bà cho biết phát hiện này “rất thuyết phục” và đã được những người từng trải qua những thay đổi này xác nhận.
Nghiên cứu cũng giúp phản bác những thông tin sai trái phản đối tiêm phòng được lan truyền trên mạng xã hội. Việc chu kỳ tăng thêm một ngày không đáng kể về mặt lâm sàng. Theo Liên đoàn quốc tế về phụ khoa và sản khoa, bất cứ thay đổi nào trong vòng dưới 8 ngày được xếp vào loại bình thường.
Chu kỳ k.inh n.guyệt bình thường của phụ nữ kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng con số chính xác không giống nhau ở tất cả mọi người, và cũng khác nhau tùy theo giai đoạn cuộc đời của mỗi người, cũng như có thể thay đổi trong thời gian bị stress.
Trong nghiên cứu trên, khoảng 2.400 người đã tiêm phòng, đa số tiêm vaccine của Pfizer (55%), tiếp theo là vaccine của Moderna (35%) và vaccine của Johnson & Johnson (7%). Khoảng 1.500 người chưa tiêm phòng. Đối với nhóm được tiêm, dữ liệu thu thập từ 3 kỳ kinh liên tiếp trước khi tiêm và 3 kỳ liên tiếp bao gồm cả trong và sau khi tiêm. Đối với nhóm chưa tiêm, dữ liệu được thu thập là 6 chu kỳ liên tiếp.
Kết quả cho thấy sau mũi tiêm đầu tiên, chu kỳ dài thêm trung bình 0,64 ngày còn sau mũi thứ hai là thêm 0,79 ngày so với người chưa tiêm vaccine. Phản ứng miễn dịch của vaccine có thể gây ra thay đổi này.
Nhóm nghiên cứu hy vọng thu thập thêm dữ liệu về các chu kỳ tiếp theo của những người đã tiêm để khẳng định thời gian chu kỳ trở lại bình thường và mở rộng nghiên cứu ra toàn cầu để xác định các tác động khác nhau của các dòng vaccine khác nhau.
3 thói quen xấu khi giặt quần lót của nhiều chị em làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
Cấu tạo tâm sinh lý của các bạn nữ khá đặc biệt, vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, trong việc vệ sinh quần lót hàng ngày cũng cần đặc biệt lưu ý tránh mắc phải 3 thói quen xấu dưới đây.
Bởi vùng kín của các bạn nữ có thể tiết ra nhiều dịch tiết nên quần lót là công cụ bảo vệ quan trọng của các chị em. Quần lót sẽ tiếp xúc trực tiếp với vùng kín của phụ nữ và là nơi dễ sinh sôi vi khuẩn nhất.
Trong cuộc sống hàng ngày chị em phụ nữ cần phải thay quần áo lót đúng giờ và phải làm sạch nó đúng cách. Dưới đây là 3 thói quen xấu khi giặt quần lót mà nhiều chị em mắc phải, dễ khiến bạn bị viêm nhiễm phụ khoa.
1. Giặt đồ lót trong máy giặt
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay con người ngày càng tin dùng các thiết bị gia dụng, chắc rằng hầu hết mọi người ít có thói quen giặt quần áo bằng tay.
Khi đi làm, bạn đã rất vất vả và quần áo cởi ra khi về nhà sẽ được giặt trực tiếp trong máy giặt. Nhưng trong máy giặt chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu cho quần lót nữ nói riêng và quần lót nói chung trực tiếp vào máy giặt để giặt rất dễ khiến vi khuẩn lây nhiễm sang quần lót gây viêm nhiễm phụ khoa.
Vì vậy, với các bạn nữ, tốt nhất nên giặt đồ lót bằng tay để không bị viêm nhiễm phụ khoa quấy rầy và tốt cho sức khỏe hơn.
2. Giặt chung với quần áo khác
Khi giặt quần áo, nhiều người thích ngâm nhiều quần áo với nhau để giặt, nếu là quần áo mặc bên ngoài thì khi ra ngoài có thể bị nhiễm nhiều vi khuẩn, nếu giặt chung quần áo và đồ lót này có thể gây nhiễm khuẩn trên đồ lót, gây ra nhiều chứng viêm khác nhau.
Quần áo ngoài, đặc biệt là tất chân, nhiều người bị nấm chân, nếu bị nhiễm khuẩn vào quần lót sẽ gây nhiễm khuẩn trực tiếp vào vùng kín. Do đó, tốt nhất nên lấy đồ lót và tất ra bên ngoài giặt riêng để tránh được bệnh viêm nhiễm phụ khoa và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
3. Giặt sau khi ngâm qua đêm
Nhiều người cởi quần lót ngâm trực tiếp vào chậu sau khi tắm xong rồi mới giặt, nhưng đã ngâm rồi thì có khi đến hôm sau mới nghĩ đến việc giặt. Trên thực tế, nếu ngâm đồ lót theo cách này sẽ dễ khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn, dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, vì vậy nên giặt đồ lót kịp thời trong sinh hoạt thay vì ngâm lâu.
Sau mỗi lần giặt quần lót, bạn nữ có thể chần sơ qua nước sôi hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, điều này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn bám trên quần lót, giúp vùng kín khỏe mạnh hơn, cơ thể tốt hơn.