Nhiều phụ huynh băn khoăn khi nào nên khám hậu COVID-19 cho trẻ.
Theo Bộ Y tế, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỉ lệ mắc COVID-19 của người dưới 18 t.uổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ. Trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 t.uổi; 8% trẻ 6-12 t.uổi; 2,8% trẻ từ 3-5 t.uổi và 3,6% trẻ từ 0-2 t.uổi. Hầu hết trẻ mắc COVID-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn.
Theo nhận định của PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Hội chứng MIS-C sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh thường xảy ra sau mắc COVID- 19 khoảng từ 2 – 6 tuần với các biểu hiện thường gặp như: Sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ… Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch m.áu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.
Lấy dịch họng làm xét nghiệm COVID-19 PCR. (Ảnh: medlatec)
“Đến nay chưa có yếu tố nào giúp tiên đoán chắc chắn trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sau khi khỏi bệnh sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ… Đây là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức”, TS Điển nói.
Theo chuyên gia đầu ngành về nhi khoa Trần Minh Điển, hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở t.rẻ e.m và trẻ v.ị t.hành n.iên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập. Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở. Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đ.ánh trống ngực.
Bác sĩ lưu ý, khi thấy trẻ có các triệu chứng như trên hoặc thấy xuất hiện bất kì dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lí.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m do COVID-19 và khả năng hồi phục tổn thương tim
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Journal of the American Heart Association, t.rẻ e.m bị tổn thương tim do Hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m (MIS-C) liên quan tới COVID-19 có thể hồi phục hoàn toàn.
Mắc COVID-19 gây nguy cơ rủi ro cho tim hơn việc tiêm vaccine
1. Nguy cơ bị MIS-C ở trẻ mắc COVID-19
Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các chuyên gia nhận thấy Hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m (MIS-C), tình trạng viêm hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.
Theo các nhà khoa học, MIS-C thường xuất hiện ở trẻ vào thời điểm khoảng 4 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Hội chứng này gây ra tình trạng viêm sâu khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện nhi Philadelphia ( Mỹ) cho biết 4/5 số trường hợp MIS-C có ảnh hưởng tới tim. Một nửa số trẻ mắc MIS-C bị suy giảm chức năng tâm thất trái, buồng tim có chức năng bơm m.áu giàu oxy đi nuôi cơ thể.
TS Pei-Ni Jone, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Colorado (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu nhưng đang tìm hiểu về tác động của MIS-C đối với tim, cho biết MIS-C xuất hiện ở khoảng 1/3.000 bệnh nhi mắc COVID-19.
“Tim là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi MIS-C và điều đáng quan tâm là khi chức năng tim suy giảm có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc gan” – TS Jone cho biết thêm.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m (MIS-C) có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.
Theo TS Kevin Friedman, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu: “Các triệu chứng rất đa dạng, từ không có biểu hiện gì đến tình trạng huyết áp thấp nghiêm trọng, và trẻ bị tình trạng nặng phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực với ống thở và thuốc trợ tim”.
2. Khả năng hồi phục tổn thương tim do MIS-C và biện pháp phòng ngừa
Kết quả nghiên cứu mới tại BV nhi Philadelphia (Mỹ) đã mang tới những tín hiệu đáng mừng liên quan tới MIS-C, đó là: T.rẻ e.m có xu hướng hồi phục hoàn toàn sau bất kỳ tổn thương tim nào trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bệnh.
Trong nghiên cứu, để đ.ánh giá khả năng hồi phục chức năng tim của những trẻ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu thuộc BV nhi Philadelphia đã so sánh 60 trẻ nhập viện bị MIS-C do COVID-19 với một nhóm gồm 60 trẻ khỏe mạnh.
Các kết quả điện tim (EKG) cho thấy chức năng tim ở trẻ bị MIS-C được cải thiện nhanh chóng trong tuần đầu tiên. Và sau 3 tháng, chức năng tim về cơ bản đã trở lại bình thường. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) ở trẻ cũng không phát hiện thấy tổn thương sẹo lâu dài hoặc tổn thương tim.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Anirban Banerjee, chuyên gia tim mạch tại Trung tâm tim mạch thuộc BV nhi Philadelphia, cho biết t.rẻ e.m mắc MIS-C có thể trở lại chơi thể thao trong vòng 3 đến 4 tháng.
“Mặc dù tổn thương tim có thể gây tình trạng khá nghiêm trọng và đôi khi gây t.ử v.ong, nhưng hầu hết trẻ đều bình phục sau một thời gian” – Kevin Friedman nhấn mạnh.
Kết quả nghiên cứu mới này cũng tương đồng với những gì TS Pei-Ni Jone đã thấy trên các bệnh nhi bị MIS-C ở Colorado (Mỹ).
“Tất cả bệnh nhi đều hồi phục sau khoảng 6 tuần kể từ khi bị bệnh. Trong số 150 bệnh nhi, chỉ có 2 trẻ bị rối loạn chức năng tâm thất dai dẳng cần dùng đến thuốc trợ tim, nhưng sau 3 tháng, các trẻ đều hoàn toàn bình phục” – TS Jone cho biết.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị mắc bệnh COVID-19
Theo các nhà khoa học, tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị COVID-19. Dữ liệu các nghiên cứu cho thấy cứ 100.000 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm cơ tim liên quan đến vaccine phòng COVID-19, trong khi chỉ 3.000 trẻ mắc COVID-19 thì đã có 1 trẻ bị MIS-C. Như vậy, lợi ích của vaccine rõ ràng vượt trội hơn so với nguy cơ.