Nhìn mớ hành lý lỉnh kỉnh của cụ bà 101 t.uổi nhập viện đã hơn 3 tuần, các bác sĩ Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 nói vui rằng cụ như vừa đáp chuyến bay về nhà.
Với họ, việc cụ xuất viện như một món quà Tết vô cùng ý nghĩa.
BS CKII Nguyễn Thanh Phong gửi cụ Lục giấy xuất viện cùng các món quà mừng bà chiến thắng với dịch bệnh – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Chiều 12-1, Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 (TP.HCM) tổ chức buổi lễ mừng xuất viện cho bà Diệc Lục (ngụ phường 14, quận 8) sau hơn 3 tuần nhập viện điều trị COVID-19. Phòng bệnh từng kín giường thời điểm đỉnh dịch giờ đây chỉ còn lại 18 bệnh nhân, họ luôn vui mừng vẫy tay chào mỗi khi có một “hàng xóm” về nhà trước và tự nhủ “nhanh thôi sẽ đến lượt mình”.
Buổi lễ giản dị diễn ra trên sân nhưng đầy ắp tiếng cười. Chiếc bánh kem mừng thọ 101 t.uổi, hộp quà đỏ với những dòng thư viết tay, các bác sĩ dành tặng cho bà, hạnh phúc như chính người thân trong gia đình mình.
Cùng nhiễm bệnh chung với mẹ nên cô Diệc Lệ Thường đã xin bệnh viện được vào chăm sóc mẹ trong thời gian điều trị. Những ngày đầu, cô thức trắng đêm để theo dõi diễn tiến sức khỏe mẹ. Cô Thường kể rằng bà Lục hay đòi về nhà, khi không được về thì bà giận.
“Bà cứ nhớ nhà, suốt ngày kêu đi về trong khi chưa hết bệnh, xong lại nghĩ do tôi mà bà không được về nên bà cứ hay đẩy tôi ra mỗi khi tôi lại gần. Nhiều khi buồn, rất muốn khóc, nhưng vẫn an ủi để bà an tâm chữa bệnh”, cô Thường tâm tình.
Tự tay chỉnh lại chiếc khẩu trang cho bà Lục, BS CKII Nguyễn Thanh Phong – trưởng khoa nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, giám đốc Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 – chúc mừng bà đã kiên cường chiến thắng dịch bệnh.
Ông cho biết sau 3 ngày tự điều trị COVID-19 tại nhà, bà Lục có triệu chứng khó thở và bỏ ăn uống nên gia đình lập tức chuyển vào viện. Sau đó bà được điều trị tích cực theo phác đồ, hỗ trợ thở oxy, nâng đỡ dinh dưỡng. Đồng thời mỗi ngày đều có nhân viên y tế đẩy bà ra sân để phơi nắng, vỗ lưng để sức khỏe bà nhanh chóng hồi phục.
“Điều trị cho bệnh nhân lớn t.uổi cần sự chăm sóc đặc biệt cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Bệnh viện đã cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bà. Bệnh nhân thường sẽ được phát cơm nhưng ở đây vẫn có nấu thêm cháo thịt để các cụ ăn uống ngon miệng hơn”, BS Phong chia sẻ.
Theo BS Phong, đa số bệnh nhân điều trị tại đây là người cao t.uổi thuộc nhóm nguy cơ, giai đoạn trước rất nhiều người còn chưa tiêm vắc xin. Nhưng hiện giờ, số bệnh nhân đang điều trị đều có tiêm nên tình trạng sức khỏe ổn định, việc điều trị cũng tốt hơn.
“Vào tháng trước cũng có một cụ bà 100 t.uổi xuất viện, với mỗi y, bác sĩ ở đây thì việc nhìn các cô bác cao t.uổi khỏe mạnh trở về chính là món quà vô cùng ý nghĩa khi mùa Tết sắp về”, BS Phong nói.
Nhìn qua lớp cửa kính, các cụ trong phòng điều trị người đi tới đi lui, người ngồi tại giường tập thể dục các động tác đơn giản, chắc hẳn rằng tất cả đều mong kịp về để đón một mùa Tết đoàn viên bên gia đình.
Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 9-8-2021 với quy mô 200 giường. Bệnh viện hoạt động theo mô hình là cơ sở 2 của Bệnh viện quận 8, chuyên điều trị cho bệnh nhân mức độ nhẹ và trung bình.
Nhân viên y tế đẩy cụ bà từ phòng bệnh ra sân, nơi cụ từng nhập viện giờ đây cũng là nơi tiễn cụ trở về nhà an toàn – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Giám đốc Bệnh viện dã chiến quận 8 số 1 nắm tay hỏi thăm sức khỏe cụ trước khi cho xe của bệnh viện đưa cụ về nhà – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Nhân viên y tế tặng quà, bánh cho cụ trong ngày ra viện – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Dòng thư viết tay của BS Nguyễn Thanh Phong trên món quà nhỏ dành tặng cụ Lục – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Ít chuyến xe chở bệnh vào, càng nhiều chuyến xe chở bệnh nhân xuất viện là mong mỏi lớn nhất của các y bác sĩ – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Vợ liệt nửa người sau khi khỏi Covid-19, chồng nghèo nuốt nước mắt đưa vợ về quê vì hết t.iền điều trị: “Bà ráng lên nha, vợ chồng mình cố gắng…”
“Ông ơi, ông cho tui về nhà với con”, trong tiếng thở gấp gáp, lời thì thầm của vợ khiến chú Tuấn bật khóc.
Covid-19 đã cướp đi chuỗi ngày bình yên nhất của một gia đình nhỏ, thay vào đó là nỗi sợ mất nhau…
Bị liệt nửa người sau khi nhiễm Covid-19
Trời chập choạng tối, cánh cửa bệnh viện hờ khép, một người đàn ông lớn t.uổi sắp xếp lại hành lý. Hết hôm nay, 2 vợ chồng sẽ về lại quê nhà sau gần 4 tuần cầm cự tại bệnh viện.
Sau khi nhiễm Covid-19, cô Thắm mắc phải chứng bệnh tăng huyết áp, xuất huyết não…
Cô Huỳnh Kim Thắm (53 t.uổi, quê Bến Tre) nhập viện Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp hôm 15/12 với chẩn đoán xuất huyết não nhân bèo trái, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu hậu nhiễm Covid-19.
Chú Nguyễn Nhất Tuấn cũng khăn gói vào bệnh viện để lo cho vợ khi một phần cơ thể của cô Thắm không cử động được, mọi sinh hoạt đều dựa vào chú Tuấn.
Nằm ở một góc giường bệnh, cô Thắm đưa bàn tay run rẩy nắm lấy tay chồng, thều thào: ” Ông cho tui về nhà với con”. Mỗi lần nghe thấy tiếng vợ đứt đoạn, chú Tuấn không cầm được nước mắt, chỉ biết an ủi cô Thắm: ” Bà ráng lên nha, vợ chồng mình cố gắng…”.
Chú Tuấn ngày đêm túc trực bên cạnh vợ để lo lắng, chăm sóc
Hơn một tháng phát hiện cô Thắm mắc Covid-19 rồi chuyển về bệnh viện để điều trị những di chứng của bệnh, gia đình chú Tuấn rơi vào bế tắc khi mọi gánh nặng cơm áo gạo t.iền đều đổ dồn vào đôi vai gầy yếu của chú.
Đầu tháng 12/2021, sau những biểu hiện bệnh khác thường, đầu óc choáng váng, cô Thắm được đưa vào bệnh viện ở T.iền Giang để điều trị, sau đó chuyển lên BV Chợ Rẫy. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho biết cô Thắm dương tính với SARS-CoV-2 và được chuyển vào phòng cách ly, chăm sóc. Sau nhiều ngày điều trị, cô Thắm âm tính với Covid-19 nhưng di chứng do bệnh để lại nặng nề, phần cơ thể bên phải của cô Thắm không thể cử động được, cô được chuyển về khoa Thần kinh sọ não – BV Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp để tiếp tục chữa trị.
Người đàn ông đau đớn khi vợ mình đột nhiên nhiễm Covid-19 rồi diễn tiến bệnh nặng
Hi vọng sống của cô Thắm hẹp dần khi mắc phải chứng bệnh quái ác
Nắm lấy đôi bàn tay của vợ, chú Tuấn ngấn nước mắt: “Chú có biết bả nhiễm Covid-19 rồi nặng đến vậy đâu, trước đó vẫn còn khỏe mạnh, đi làm bình thường, lúc nghe tin bả nhiễm bệnh, chú khóc quá trời, không hiểu sao vợ mình lại nặng như vậy. Chỉ biết cầu mong bác sĩ cứu lấy vợ mình mà thôi…”.
Theo chú Tuấn, vì cuộc sống gia đình khó khăn nên từ trước đến nay, cả hai vợ chồng cũng không mua BHYT để khám chữa bệnh, vì vậy khi bệnh tật ập đến bất ngờ, chú như c.hết lặng vì không biết kiếm đâu ra để có t.iền chữa trị cho vợ.
Nỗi lo cơm áo gạo t.iền đè nặng lên đôi vai của chú Tuấn
“Hôm ở T.iền Giang chú đóng hết hơn một triệu, thuê xe lên Sài Gòn, vô Chợ Rẫy rồi qua bên đây, t.iền bạc để đóng viện phí cũng là do bà con chòm xóm gom cho, hết mười mấy triệu rồi, giờ chú đâu còn khả năng để vay mượn tiếp…”, chú Tuấn nghẹn lời.
“Mình về quê nha bà!”
Đóng được 15 triệu t.iền tạm ứng viện phí, đó là tất cả những gì chú Tuấn có thể làm cho cô Thắm. Hết t.iền chi trả, buộc lòng hai vợ chồng phải khăn gói về quê, chờ đợi…
Dù sức khỏe của vợ chưa hoàn toàn hồi phục nhưng buộc lòng, chú Tuấn phải đưa cô Thắm về quê vì không còn t.iền để chữa trị
“Bác sĩ nói cục m.áu trong não bả chưa tan hẳn, tay chân bên phải cũng không cử động được. Nhưng chú xin cho bả về nhà uống thuốc điều trị chứ ở đây t.iền giường bệnh, ăn uống, mọi thứ nhiều quá chịu không nổi. Bác sĩ kêu phải tập vật lý trị liệu nữa, nếu mà chú có t.iền thì đâu có tính đưa bả về quê đâu.
Chú buồn lắm chứ, nhưng buộc lòng mình phải làm như vậy. Thôi thì giờ về cho bả thăm con cái đã, nếu vay mượn được t.iền, mình lại đưa bả lên đây để điều trị”, chú Tuấn tâm sự.
Vì cuộc sống gia đình khó khăn, lại đi ở nhà thuê, đứa con nhỏ đang học lớp 7 nên việc xoay xở một khoản t.iền lớn để điều trị lâu dài cho cô Thắm là một điều không dễ đối với chú Tuấn. Những thứ có thể bán được, cầm được, bạn bè, bà con có thể vay mượn, giúp đỡ, chú Tuấn đều đã làm hết.
Cô Thắm bật khóc khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình
“Mai mình về quê nha bà”, chú Tuấn thỏ thẻ vào tai vợ, động viên. Gần 30 năm nên duyên, hai vợ chồng đã cùng nhau trải qua biết bao khó khăn, cực nhọc. Dù cuộc sống có vất vả nhưng cả gia đình vẫn luôn sum vầy, hạnh phúc.
Covid-19 ập đến, suốt 5 tháng ròng 2 vợ chồng cố gắng cầm cự để nuôi con. Đến khi công việc buôn bán hủ tiếu, bánh canh được phép mở cửa trở lại thì cũng là lúc cô Thắm nhiễm bệnh, rơi vào tình trạng liệt nửa người.
Gần 30 năm duyên nợ, chú Tuấn chỉ mong vợ mình vượt qua được chuỗi ngày khó khăn phía trước
Cố gượng ngồi dậy với sự hỗ trợ của chú Tuấn, cô Thắm rưng rưng nước mắt: “Giờ cô muốn về nhà, muốn gặp con, cô muốn khỏe lại để đi làm nuôi con thôi, cô không nghĩ mình lại mắc bệnh nặng thế này”.
Đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn vợ, chú Tuấn nghẹn lời: “Thôi bà đừng khóc, bà sẽ mau khỏe thôi, mình về nhà cầm cự, có t.iền rồi mình lên đây tập vật lý trị liệu, không sao đâu, vợ chồng mình cố gắng…”.
Trong căn phòng bệnh, chú Tuấn cặm cụi xoa bóp, chăm chút cho cô Thắm, chốc chốc lại hướng mắt về phía ngoài cửa, chú chẳng biết những ngày sắp tới, cuộc sống của gia đình mình sẽ ra sao.
Hi vọng và mong chờ, một điều kỳ diệu sẽ đến với vợ chồng chú Tuấn
Ngày mai, cô Thắm sẽ được tạm thời ra viện, liệu rằng có còn cơ hội để cô quay trở lại nơi đây, tiếp tục tập vật lý trị liệu, hồi phục những tổn thương về mặt cơ thể sau hậu nhiễm Covid-19 hay không?
“Thôi thì tới đâu hay tới đó”, chú Tuấn quệt vội nước mắt rồi sửa soạn đống quần áo đang gấp dở. Ước gì cô Thắm không nhiễm bệnh, ước gì những di chứng mà hậu Covid-19 để lại trên người cô không quá nặng nề…
Hi vọng thông qua bài viết này, quý độc giả gần xa có thể quan tâm, hỗ trợ cho hoàn cảnh của cô Thắm để cô có điều kiện tiếp tục được chữa bệnh.
Mọi đóng góp xin vui lòng liên hệ số điện thoại chú Tuấn: 0908692866.
Hoặc thông qua số tài khoản Agribank: 6420555579999.
Chủ tài khoản: Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, chi nhánh 10, TP.HCM.
Khi chuyển khoản ghi rõ: UH Bệnh nhân Thắm.
Xin chân thành cảm ơn!