Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống nam bệnh nhân bị đột quỵ trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 5.1, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long, sức khỏe bệnh nhân T.N.D. (59 t.uổi, ngụ Vĩnh Long) bị đột quỵ cấp đang hồi phục tốt.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân D. Ảnh PHƯƠNG CHI
Trước đó, bệnh nhân D. được gia đình đưa đến BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng đau đầu dữ dội, buồn nôn… Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp đột quỵ cấp, đe dọa tính mạng. Ngay lập tức, Code Stroke (quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cấp) kích hoạt và bệnh nhân được chỉ định chụp MSCT sọ não. Kết quả chụp MSCT cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện do phình mạch m.áu giữa trên nền bệnh sử tăng huyết áp.
Bác sĩ đ.ánh giá túi phình động mạch não vỡ diễn tiến xấu đe dọa tính mạng nên thống nhất áp dụng phương pháp bít túi phình vỡ bằng vòng xoắn kim loại (coil) dưới máy chụp mạch m.áu số hóa xóa nền (DSA). Ê kíp can thiệp đã tiến hành luồn một ống thông nhỏ từ động mạch đùi đưa lên đoạn mạch não bị tổn thương, tiếp cận túi phình động mạch não và thực hiện nút mạch bít túi phình bằng vòng xoắn coil dưới hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định, giảm đau đầu, không yếu liệt chi…
Theo BS.CK1 Nguyễn Hữu Thái, Phó trưởng khoa Can thiệp nội mạch, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long, túi phình động mạch não thường hình thành tại các vị trí mạch yếu và lớn dần theo thời gian. Khi trở nên to hơn, tình trạng vỡ túi phình mạch m.áu não sẽ xảy ra khi có những yếu tố thúc đẩy và gây nên bệnh cảnh đột quỵ cấp. Đây là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó, khi có các triệu chứng đau đầu thường xuyên, chóng mặt, buồn nôn hoặc cảm thấy cơ thể có bất thường thì cần đến thăm khám tại bệnh viện có trung tâm chuyên sâu về đột quỵ nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân D. may mắn khi được đưa đến bệnh viện sớm và được đội Code Stroke xử trí trong “giờ vàng” nên sức khỏe hồi phục tốt, không để lại di chứng.
Chớ làm những điều này để tránh nguy cơ đột quỵ
Không hoạt động thể chất có thể gây ra một hậu quả rất nghiêm trọng.
1. Nghiên cứu phát hiện điều gì?
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke, những người dưới 60 t.uổi cho biết họ ngồi từ 8 giờ trở lên mỗi ngày và không hoạt động thể chất, có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 7 lần so với những người ít vận động dưới 4 giờ và có ít nhất 10 phút tập thể dục mỗi ngày.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về phòng tránh đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu sức khỏe của 143.000 người trưởng thành đăng ký với Cuộc khảo sát Sức khỏe Cộng đồng Canada, theo dõi những người tham gia – tất cả từ 40 t.uổi trở lên, không có t.iền sử đột quỵ trước đó – trong thời gian trung bình là 9,4 năm.
“Thời gian ít vận động đang gia tăng ở Mỹ và Canada”, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Raed Joundi của Đại học Calgary, cho biết.
“Thời gian ít vận động là khoảng thời gian của các hoạt động tỉnh táo được thực hiện khi ngồi hoặc nằm. Thời gianít vận động giải trí dành riêng cho các hoạt động ít vận động được thực hiện khi không làm việc.
Điều quan trọng là phải hiểu liệu thời gian ít vận động có thể dẫn đến đột quỵ ở những người trẻ t.uổi hay không, vì đột quỵ có thể gây t.ử v.ong sớm hoặc làm suy giảm đáng kể chức năng và chất lượng cuộc sống”, tiến sĩ Joundi nói thêm, theo Eat This, Not That!
2. Tại sao ít vận động có hại?
Tiến sĩ Joundi nói với CNN: “Thời gian ít vận động được cho là làm giảm sự chuyển hóa glucose, lipid và lưu lượng m.áu, đồng thời làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Những thay đổi này, theo thời gian, có thể có tác động xấu đến mạch m.áu và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ”.
3. Tập thể dục giúp giảm bao nhiêu rủi ro?
Đi bộ nhanh được xem là hoạt động cường độ vừa phải. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Joundi cho biết: “Hoạt động thể chất có một vai trò rất quan trọng, trong đó nó làm giảm thời gian thực tế dành cho việc ít vận động, và nó dường như cũng làm giảm tác động tiêu cực của thời gian ít vận động quá mức”.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng người lớn nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải, hoặc 75 phút hoạt động mạnh, mỗi tuần.
Tiến sĩ Joundi nói với CNN rằng lý tưởng nhất là hoạt động đó được thực hiện trong hơn 10 phút mỗi lần.
“Các hoạt động được coi là cường độ vừa phải khi bạn tập thể dục đủ để tăng nhịp tim và đổ mồ hôi, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp. Ví dụ về hoạt động mạnh bao gồm chạy, chèo thuyền hoặc bơi lội”, tiến sĩ Joundi cho biết thêm.
4. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác
Các nghiên cứu khác đã phát hiện 10 yếu tố nguy cơ có liên quan đến 90% đột quỵ, vì vậy về lý thuyết có thể tránh được 90% đột quỵ nếu tất cả các yếu tố nguy cơ này được loại bỏ trong một quần thể”, tiến sĩ Joundi nói.
10 yếu tố nguy cơ là:
Tăng huyết áp (huyết áp cao)
Bệnh tiểu đường
Rung tâm nhĩ
Cholesterol cao
Uống rượu/hút thuốc quá mức
Ít vận động
Béo phì
Ăn uống không lành mạnh
Hội chứng chuyển hóa
Viêm
Tiến sĩ Joundi cho biết: “Cải thiện hoạt động thể chất chỉ là một trong những thành phần quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt, ngừng hút thuốc và chẩn đoán và điều trị các bệnh như huyết áp cao và tiểu đường”, theo Eat This, Not That!