Thai phụ đang ký giấy đồng thuận test Covid-19 để nhập viện chờ sinh thì bất ngờ đổ gục và tím tái, mất tri giác, nguy kịch cả mẹ lẫn con.
Ngày 27/12, đại diện Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) cho biết vừa cứu sống hai mẹ con một sản phụ bất ngờ nguy kịch vì biến chứng sản khoa nguy hiểm.
Bệnh nhân là chị H.T.P.N. (37 t.uổi), mang thai hơn 39 tuần đã đến ngày dự sinh, thấy đau bụng vỡ ối nên vào BV đêm 22/12. Khi đang ngồi ký giấy đồng thuận test Covid-19 để làm thủ tục nhập viện, sản phụ bất ngờ đổ gục xuống. Thấy vậy, điều dưỡng chạy đến đưa lên băng ca thì bệnh nhân đã tím tái, mất tri giác hoàn toàn.
Ekip trực lập tức kích hoạt hệ thống báo động đỏ, hội chẩn khẩn cấp. Xác định thai phụ bị thuyên tắc ối, suy thai, các bác sĩ liền chuyển bệnh nhân sang phòng mổ tối khẩn khi đồng hồ đã điểm 1h sáng.
Quá trình mổ bắt con và xử trí thuyên tắc ối cho sản phụ, các bác sĩ phải nhiều lần hồi sức tim phổi khi sản phụ 2 lần ngưng tim. Ngoài ra vì tử cung dính nhiều vào ruột, buồng trứng phải và m.áu dưới â.m đ.ạo chảy liên tục, các bác sĩ quyết định cắt tử cung toàn phần để giữ tính mạng bệnh nhân.
Nhờ được xử trí phẫu thuật kịp thời, sản phụ qua cơn nguy kịch (Ảnh: BVCC).
Sau ca mổ kéo dài 3 tiếng đồng hồ, mẹ con sản phụ qua cơn nguy kịch. Chiều 23/12, bệnh nhân được tiến hành cai máy thở, rút ống nội khí quản. Tuy nhiên 3 ngày sau, sản phụ lại xuất hiện huyết khối động mạch phổi và rối loạn đông m.áu. Bệnh nhân được điều trị rối loạn đông m.áu, bổ sung dinh dưỡng – Albumin. Hiện tại, sức khỏe của chị N. đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi sát.
Bác sĩ Hồ Viết Thắng, trưởng kíp trực cho biết, thuyên tắc ối là một biến chứng thai kỳ hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, do nước ối chảy vào tĩnh mạch, vào tim, phổi, lên não, gây suy hô hấp cấp. Bệnh nhân sẽ bị đột ngột tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông m.áu.
Nhiều năm về trước, 90% trường hợp thuyên tắc ối khiến cả mẹ lẫn con t.ử v.ong. Gần đây, hầu hết bệnh nhân của BV Hùng Vương đều được cứu sống nhưng vẫn phải phối hợp hồi sức với BV Chợ Rẫy. Riêng 2 mẹ con chị N., BV Hùng Vương đã tự hồi sức và cứu sống cả sản phụ lẫn em bé.
Trong trường hợp trên nếu chậm nhập viện, cả mẹ lẫn con đã có thể t.ử v.ong, hoặc để lại di chứng xấu cho trẻ.
Cứu sản phụ đột ngột ngừng tim sau một phút sổ thai
Sau khi sổ thai c.hết lưu, nữ bệnh nhân ở Sơn La đột ngột tím tái, thở ngáp và ngừng tim.
Chị L.T.N, 18 t.uổi, khỏe mạnh, mang thai lần 1 được 23 tuần, gần đây ở nhà xuất hiện đau bụng, thể trạng mệt mỏi gia đình đưa đến bệnh viện khám và phát hiện thai bị c.hết lưu.
ThS.BS Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng khoa Sản (BVĐK tỉnh Sơn La) cho biết, người bệnh nhập viện vào ngày 13/12 với chẩn đoán thai lưu 23 tuần. Theo dõi sát cuộc chuyển dạ đến 17h40 ngày 14/12 ngay sau khi thai sổ một phút, bệnh nhân xuất hiện tím tái, thở ngáp và ngừng tim.
Kíp trực lập tức cấp cứu cho bệnh nhân tại chỗ đồng thời mời bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân. Sau 10 phút hồi sức cấp cứu, tim bệnh nhân đ.ập trở lại và chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp với chẩn đoán ngừng tim, rối loạn tuần hoàn sau đẻ thai lưu 23 tuần, nghi tắc mạch ối.
Người bệnh trong thời gian theo dõi điều trị tại phòng hồi sức tích cực.
ThS.BS Mè Thị Xuân – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (BVĐK Sơn La) chia sẻ, khi tiếp nhận, bệnh nhân trong tình trạng kích thích vật vã, thở qua bóp bóng nội khí quản, nhịp tim nhanh, có m.áu đỏ tươi chảy qua đường â.m đ.ạo.
Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được thở máy, lọc m.áu liên tục (CRRT), duy trì 02 loại thuốc vận mạch, truyền 04 đơn vị m.áu toàn phần, 04 đơn vị khối hồng cầu và 02 đơn vị huyết tương.
Sau 10 ngày điều trị tích cực, hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tỉnh hoàn toàn, dừng lọc m.áu, rút ống nội khí quản, dừng thuốc vận mạch. Người bệnh đã có thể ngồi dậy, tự ăn uống và vệ sinh cá nhân.
Sau 10 ngày điều trị tích cực, người bệnh đã có thể ngồi dậy, tự ăn uống và vệ sinh cá nhân.
Theo BS Tuấn Anh, những biến chứng trong sản khoa rất nhiều và đặc biệt với biến chứng thuyên tắc mạch ối luôn là nỗi ám ảnh đối với các bác sĩ sản khoa, bệnh diễn biến rất nhanh và phức tạp, tính mạng của sản phụ và thai nhi luôn trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, tỷ lệ t.ử v.ong cao chiếm 80%, phải có trang thiết bị y tế hiện đại (lọc m.áu liên tục, nguồn m.áu sẵn có và các kỹ thuật chuyên sâu) thì mới có hy vọng cứu sống bệnh nhân