Dấu hiệu ung thư gan có thể nhận biết từ nhiều khía cạnh, trong đó hãy cảnh giác nếu bạn xuất hiện 4 vấn đề này ở da.
Cảnh giác những biểu hiện ở da có thể là dấu hiệu ung thư gan giúp bạn sớm phát hiện và kịp thời điều trị
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể không tồn tại sự phân bố thần kinh. Vì vậy, nó trên cơ bản sẽ không có phản ứng rõ rệt với các kích thích từ bên ngoài, cho nên nhiều người mắc bệnh về gan mà không kịp thời phát hiện ra.
Dấu hiệu ung thư gan thường biểu hiện ra khi đã đến thời kỳ cuối, chẳng hạn như đau, ngứa và các vấn đề khác v.v… Điều này gây khó khăn cho hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cũng không phải là không thể quan sát để sớm nhận biết bệnh. Nghiên cứu khoa học phát hiện rằng, một số biểu hiện ở da nên sớm cảnh giác.
Ngứa ngáy da
Tế bào ung thư của người bệnh một khi tăng sinh trong cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận hành bình thường của gan. Lúc này, khả năng phân giải và chuyển hóa sinh ra bất thường, điển hình là Bilirubin trong cơ thể không được phân giải hoàn toàn, tích tụ dưới da lâu ngày gây ra ngứa da.
Do nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng ngứa ngáy ở da nên rất dễ nhầm lẫn với tín hiệu của ung thư gan, khiến cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, dù là ngứa da tưởng chừng chỉ là “chuyện nhỏ” nhưng bạn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra nguyên nhân chính xác.
Lòng bàn tay ửng đỏ
Ngoài 2 chức năng chính là giải độc và chuyển hóa thì gan còn kiêm nhiệm trọng trách không kém phần quan trọng khác, chính là làm mất đi hoạt tính của Estrogen. Khi chức năng gan xảy ra bất thường thì hiệu quả chuyển hóa Estrogen cũng trở ngại.
Một khi mức Estrogen trong cơ thể quá dư thừa và theo tuần hoàn m.áu vận chuyển khắp toàn thân sẽ khiến cho các mao mạch bị kích thích liên tục, gây ra tình trạng giãn nở, sung huyết và thường biểu hiện rõ nhất ở lòng bàn tay.
Nếu phát hiện màu sắc lòng bàn tay bị ửng đỏ khác thường, bạn nên cảnh giác các vấn đề ở gan để kịp thời kiểm tra nguyên nhân bệnh tật và điều trị, không loại trừ đây cũng là dấu hiệu ung thư gan đáng lo ngại.
U mạch nhện (u mạch m.áu hình sao)
Các u mạch nhện này thường xuất hiện ở những vị trí có nhiều tĩnh mạch như mu bàn tay, cổ v.v… Hình dáng trông giống như con nhện nhiều chân màu đỏ. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư gan giai đoạn đầu, nguyên nhân cũng do hàm lượng Estrogen quá cao gây kích thích làm giãn nở mao mạch.
Vàng da
Thể tích khối u ở gan ngày càng tăng trưởng sẽ gây chèn ép lên ống gan, khiến dịch mật tiết ra bất thường, Bilirubin không thể được phân giải hoàn toàn nên tích tụ trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến tình trạng vàng da, củng mạc mắt bị vàng v.v…
Nâng cao sức khỏe của gan với 2 nhóm thực phẩm chủ yếu sau đây
Nhóm thực phẩm giàu vitamin
Rau củ quả là lựa chọn lý tưởng để bạn bổ sung các loại vitamin phong phú cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, các loại thực vật có màu xanh rất tốt để dưỡng gan. Tuy nhiên bạn cần chú ý cả tính hàn hay tính nhiệt của thực phẩm.
Rau củ quả quá hàn hay quá nhiệt đều không thích hợp cho gan. Để tăng cường bảo vệ sức khỏe gan, bạn có thể chọn một số nguồn nguyên liệu trung tính có tác dụng thải độc gan như rau cần, củ cải trắng, táo, cam v.v…
Nhóm thực phẩm giàu protein
Thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành, ngũ cốc là nguồn thực phẩm giàu protein quen thuộc với bữa ăn hàng ngày. Protein là nguyên liệu góp phần sản sinh men gan và kháng thể, đồng thời còn cung cấp năng lượng.
Trong đó, cá là nguồn protein ưu việt cho sức khỏe của bạn. Cá nước ngọt hay cá nước lợ tương đối thích hợp để dưỡng gan hơn vì ít gây nhiệt, ít gây dị ứng. Ngoài ra, sữa và đậu nành nếu dùng đúng cách cũng là nguồn dinh dưỡng có lợi cho gan.
Ngũ cốc cũng là lựa chọn lý tưởng để tăng cường chất xơ, gluxit giúp hạn chế tác hại của độc tố tích tụ làm tổn thương gan. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý tạo sự đa dạng trong mỗi bữa ăn để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho sức khỏe toàn thân.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dựa vào biểu hiện ở da mà sớm phát hiện dấu hiệu ung thư gan, có biện pháp điều trị hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngứa- dấu hiệu ung thư bạn không nên bỏ qua
Ngứa là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bạn muốn gãi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ngứa, trong đó có cả bệnh ung thư.
Ngứa cũng có thể là một phản ứng với một số phương pháp điều trị ung thư.
Những bệnh ung thư nào có thể gây ngứa?
Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra các loại ung thư thường gặp nhất liên quan đến ngứa bao gồm:
– Ung thư liên quan đến m.áu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
Ngứa là một triệu chứng phổ biến của u lympho tế bào T và ung thư hạch Hodgkin… Ngứa ít phổ biến hơn ở hầu hết các loại ung thư hạch không Hodgkin. Ngứa có thể do các hóa chất do hệ thống miễn dịch tiết ra để phản ứng với các tế bào ung thư hạch.
Trong bệnh đa hồng cầu, một trong những bệnh ung thư m.áu phát triển chậm trong một nhóm được gọi là ung thư tăng sinh tủy, ngứa có thể là một triệu chứng. Ngứa có thể đặc biệt rõ ràng sau khi tắm nước nóng hoặc tắm.
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa da trong đó có cả bệnh ung thư (Ảnh: Healthline).
– Ung thư đường mật.
Theo TS Trần Thắng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), với ung thư đường mật ngứa thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước cả khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác.
– Ung thư túi mật.
Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng xấu. Ở Việt Nam trước đây, ung thư túi mật ít được đề cập đến do thiếu phương tiện phát hiện, chỉ có một số trường hợp phát hiện qua phẫu thuật đường mật tụy. Hiện nay nhờ phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp, chụp đường mật ngược và đặc biệt với sự phổ biến của phẫu thuật nội soi, ngày càng có nhiều báo cáo về ung thư mà trước đó hoàn toàn không có dấu hiệu nào nghi ngờ trước và trong khi mổ.
Đây là một loại ung thư điều trị khó do ung thư lan rộng, nhanh và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan làm cho việc cắt bỏ vô cùng khó khăn.
– Ung thư gan.
Khối ung thư gan khi phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ làm acid mật bị lắng đọng dưới bề mặt da. Chúng tích tụ lâu ngày sẽ gây nên những kích thích nhất định đến thụ thể thần kinh cảm giác và hình thành những cơn ngứa ngáy khó chịu, ngay cả khi đã sử dụng các loại thuốc đặc trị do bác sĩ da liễu chỉ định.
– Ung thư da.
Thông thường, ung thư da được xác định bởi một điểm mới hoặc thay đổi trên da. Trong một số trường hợp, ngứa ngáy có thể là lý do khiến vết đó được chú ý.
– Ung thư tụy
Những người bị ung thư tụy có thể bị ngứa. Tuy nhiên, cơn ngứa không phải là triệu chứng trực tiếp của ung thư. Vàng da có thể phát triển do khối u chặn ống mật và các hóa chất trong mật có thể xâm nhập vào da và gây ngứa.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Chỉ với biểu hiện ngứa da không có nghĩa là bạn bị ung thư. Có thể bạn bị ngứa do một nguyên nhân nào đó phổ biến hơn, chẳng hạn như: dị ứng, viêm da dị ứng, còn được gọi là bệnh chàm, da khô, côn trùng cắn hay bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, thiếu m.áu do thiếu sắt, tuyến giáp hoạt động quá mức…
Nếu bạn bị ung thư và cảm thấy ngứa ngáy bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo đó không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân cụ thể và đưa ra một số gợi ý về cách giảm ngứa.
Nếu bạn không được chẩn đoán ung thư và cảm thấy ngứa dai dẳng, bất thường, bác sĩ sẽ có thể xác định nguyên nhân và đề xuất cách để giảm bớt.
Theo Healthline, nếu bạn cho rằng ngứa có thể là dấu hiệu của ung thư, hãy liên hệ với bác sĩ để họ chẩn đoán, đặc biệt nếu bạn thấy:
– Ngứa của bạn kéo dài hơn hai ngày.
– Nước tiểu của bạn sẫm màu như màu trà.
– Da của bạn chuyển sang màu vàng.
– Bạn gãi da cho đến khi nó bị rách da hoặc c.hảy m.áu.
– Bạn bị phát ban nặng hơn khi bôi thuốc mỡ hoặc kem.
– Da có màu đỏ tươi hoặc có mụn nước hoặc đóng vảy.
– Có mủ hoặc dịch tiết ra từ da có mùi khó chịu.
– Không thể ngủ qua đêm vì ngứa.
– Có các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban hoặc sưng mặt hoặc cổ họng.