Dùng màng ngoài tim bò cứu người bệnh thủng động mạch chủ bụng

Ngày 4/1, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết, đơn vị này đã dùng màng ngoài tim bò để cứu sống một người bị n.hiễm t.rùng ăn thủng động mạch chủ bụng .Đây là vật liệu sinh học lần đầu tiên được sử dụng trong tạo hình động mạch chủ bụng tại Việt Nam.

Theo đó, bệnh nhân là ông Đ.Đ.T. (55 t.uổi, ngụ ở Bình Thạnh, TP.HCM) được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng đau hông lưng trái dữ dội, sốt lạnh run, uống thuốc giảm đau 3 ngày không giảm.

Thêm vào đó, bệnh nhân có t.iền sử nhiều bệnh nền phức tạp bao gồm đứt động mạch chủ bụng do tai nạn lúc còn trẻ, viêm gan, xơ gan, đái tháo đường nên mọi chỉ định y khoa đều cần sự cân nhắc rất kỹ càng.

Người bệnh được chụp CT-Scan có thuốc cản quang. Kết quả hình ảnh cho thấy động mạch chủ bụng bị thủng 1 lỗ đường kính khoảng 2cm, tạo thành túi phình giả quanh động mạch chủ kích thước lớn, đường kính 6,5cm kéo dài 8,8cm.

dung mang ngoai tim bo cuu nguoi benh thung dong mach chu bung 894 6251254

Ca phẫu thuật dùng màng ngoài tim bò tại Bệnh viện Bình Dân đã đưa người bệnh từ cửa tử trở về sau 4 giờ đồng hồ thực hiện đầy cam go. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ chẩn đoán đây là một trường hợp n.hiễm t.rùng sau phúc mạc, ổ n.hiễm t.rùng ăn thủng động mạch chủ bụng dưới thận tạo thành túi phình giả, nguy cơ vỡ khiến người bệnh t.ử v.ong bất cứ lúc nào. Bệnh nhân cần được gấp rút phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bị thủng do n.hiễm t.rùng.

Nhóm bác sĩ phẫu thuật Tim-Mạch m.áu của Bệnh viện Bình Dân hội chẩn khẩn cấp để tìm hướng điều trị cho người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch, túi phình dọa vỡ, có nhiều khối áp- xe trong ổ bụng.

Việc dùng ống ghép nhân tạo là không khả thi vì khối tổn thương nằm trong môi trường n.hiễm t.rùng, nguy cơ n.hiễm t.rùng phát triển và khả năng thải ghép cao. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ thống nhất chọn mảnh ghép bằng màng ngoài tim bò đã qua xử lý để thay thế vào đoạn động mạch đã hư hại.

Màng ngoài tim bò đã qua xử lý vốn được dùng để tạo van tim sinh học, che màng ngoài tim trong phẫu thuật thay van tim, vá động mạch đùi, động mạch cảnh (động mạch ở cổ) nhưng chưa từng được ứng dụng để thay đoạn động mạch chủ bụng.

dung mang ngoai tim bo cuu nguoi benh thung dong mach chu bung 7ca 6251254

Màng ngoài tim bò cuốn thành hình ống chuẩn bị thay thế đoạn động mạch chủ bụng đã bị thủng. Ảnh: BVCC

Vì là mảnh ghép sinh học nên màng ngoài tim bò đã qua xử lý có khả năng chống n.hiễm t.rùng cao là lựa chọn duy nhất phù hợp để cứu tính mạng người bệnh trong trường hợp này. Đây cũng là thách thức cho nhóm bác sĩ phẫu thuật trong vai trò những người tiên phong ứng dụng mảnh ghép này thay thế đoạn động mạch chủ bụng đã bị thủng.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa Tim-Mạch m.áu Bệnh viện Bình Dân cho biết, giả phình động mạch chủ do n.hiễm t.rùng là bệnh lý hiếm gặp. Đây cũng là thách thức lớn cho các bác sĩ phẫu thuật trong điều trị và lựa chọn ống ghép thay thế phù hợp để tránh n.hiễm t.rùng. Đặc biệt với trường hợp nhiều bệnh nền như bệnh nhân T. thì lại càng khó khăn.

Ca phẫu thuật thành công đưa người bệnh từ cửa tử trở về sau 4 giờ đồng hồ thực hiện đầy cam go. Các bác sĩ đã mở ổ bụng, loại bỏ khối áp-xe lớn cùng nhiều dịch hoại tử, làm sạch khoang bụng, loại bỏ đoạn động mạch chủ bụng thủng.

Hai mảnh ghép kích thước 6cmx4cm đã được cuộn tròn, khâu vắt tạo thành hình ống và thay thế cho đoạn động mạch vốn đã bị n.hiễm t.rùng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch trong 10 ngày và được xuất viện về chăm sóc tại nhà.

Sau 1 tháng, bệnh nhân tái khám có các kết quả siêu âm kiểm tra cho thấy ống ghép sinh học hoạt động tốt, không có dấu hiệu n.hiễm t.rùng, thải ghép. Bệnh nhân không còn sốt và đau bụng.

“Mình thật sự đã từ cõi c.hết trở về”, bệnh nhân T vui mừng nói.

“Chúng tôi rất mừng vì bệnh nhân được thay thế đoạn động mạch chủ bụng n.hiễm t.rùng bằng mảnh ghép sinh học làm từ màng ngoài tim bò tại Bệnh viện Bình Dân có kết quả hồi phục tốt, hết n.hiễm t.rùng, hết đau đớn. Ca phẫu thuật sẽ tạo t.iền đề cho việc sử dụng vật liệu thay thế trong tương lai cho các trường hợp phình động mạch chủ thủng do n.hiễm t.rùng”, bác sĩ Hồ Khánh Đức cho hay.

Canxi bị ‘hàm oan’ gây sỏi thận

Canxi thường bị “hàm oan” là nguyên nhân khiến sỏi phát triển, trong khi thực tế cần bổ sung đủ khoáng chất này trong chế độ ăn hàng ngày.

Sỏi thận thường phát triển khi nước tiểu có chứa quá nhiều các tinh thể như canxi, phosphate, acid uric, oxalate, purin…, theo tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Toàn, Trưởng Khoa Phẫu thuật Điều trị Sỏi thận chuyên sâu, Bệnh viện Bình Dân. Trong đó, loại sỏi nhiều nhất là canxi oxalat, thường gặp ở 60-70% người bị sỏi tiết niệu. Loại sỏi thận này cứng và thường khó bị tán vỡ bằng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể, do đó thường phải can thiệp phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da hoặc nội soi niệu quản – bể thận ngược dòng và dùng laser b.ắn vỡ sỏi.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Khoa Phẫu thuật Điều trị Sỏi thận chuyên sâu, cho rằng quan niệm “không nên ăn thức ăn nhiều canxi vì dễ tạo sỏi thận” không chính xác. Thực tế, đối với sỏi canxi oxalat, chế độ ăn thiếu canxi khiến lượng oxalate được thải ra nước tiểu nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ tạo sỏi.

“Mọi người, đặc biệt người bị sỏi canxi oxalat, cần giữ chế độ ăn canxi vừa phải, tránh kiêng cữ quá đà, không nên bổ sung canxi bằng thuốc khi không cần thiết”, bác sĩ Chiến lưu ý.

Các bác sĩ khuyến cáo người mắc sỏi canxi oxalate không nên ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate, chẳng hạn loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho, kiwi, cam, mận; rau củ như cải bó xôi, đậu bắp, củ cải, cà tím, khoai lang, bí, cà chua, cà rốt. Người bệnh tránh ăn nhiều các loại đậu, hạnh nhân, hạt điều, đậu phụng, thức uống pha rượu mạnh với hoa quả, nước trái cây (trừ nước chanh) vì hàm lượng oxalate cao.

canxi bi ham oan gay soi than e13 6140768

Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy sỏi qua da bệnh nhân tại Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: Trần Nhung.

Theo bác sĩ Chiến, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa sỏi tiết niệu với nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là bệnh thận giai đoạn cuối (thận mất hoàn toàn chức năng không thể phục hồi, phải phụ thuộc chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống). Sỏi tiết niệu tỷ lệ tái phát cao, khoảng 35% sau 5 năm, 50-75% sau 10 năm. Do đó, không phải chỉ cần điều trị hoặc mổ xong sỏi là có thể yên tâm thoát khỏi bệnh này.

Phòng ngừa sỏi đường tiết niệu, trong đó có sỏi thận, bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh. Nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia đều lượng nước uống trong ngày, uống thức uống pH trung tính (như nước lọc). Ăn nhiều rau và chất xơ, duy trì lượng canxi khoảng 1.000-1.200 mg mỗi ngày. Có thể linh hoạt sử dụng thực phẩm giàu canxi như sữa (200 ml sữa tươi chứa khoảng 240 mg canxi, một hũ sữa chua 125 g chứa khoảng 200 mg canxi,100 g đậu hũ chứa khoảng 500 mg canxi).

Dùng dưới 5 g muối một ngày. Lưu ý là trong thực phẩm đã có sẵn lượng muối nhất định, do đó người mắc sỏi thận chỉ nên nêm thêm khoảng 3 g muối vào thực phẩm mỗi ngày, tương đương một muỗng muối/một muỗng bột nêm/ba muỗng nước mắm hoặc 5 muỗng nước tương.

Sử dụng đạm động vật vừa phải, khoảng 800-1.000 mg/kg cân nặng mỗi ngày, ví dụ trứng gà (6 g protein), 100 g cá hồi (22 g protein), 100 g thịt gà (28 g protein), 25 g phô mai (7 g protein).

Tập luyện thể dục, duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *