Khi theo dõi các biến chứng hậu COVID-19, bác sĩ nhận thấy có một nhóm ca bệnh khá đặc biệt: bệnh rất nhẹ khi còn là F0, nhưng hậu COVID-19 thì nặng nề, người mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, không thể làm bất kỳ việc gì kể cả tay chân lẫn trí óc.
Bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương – Ảnh: BVCC
Chị Nguyễn My (33 t.uổi, Hà Nội) xét nghiệm dương tính từ ngày 10-12-2021, đến ngày 5-1-2022 chị khỏi bệnh, xét nghiệm âm tính. Khi mắc COVID-19, chị không có triệu chứng nặng, chỉ sốt, sổ mũi như người bị cúm thông thường.
Khi F0 thì nhẹ, hậu COVID-19 lại nặng nề
Thế nhưng đến nay sau 20 ngày âm tính, chị My thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau đầu, nhức mỏi toàn thân. “Không biết tôi có phải bị mắc hậu COVID-19 hay không nhưng các triệu chứng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung làm việc”, chị My nói.
Cũng như chị My, anh Lê Văn Quang (30 t.uổi, quận Hà Đông, Hà Nội) mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, sốt 2 ngày kèm theo sổ mũi. Sau khi điều trị tập trung 7 ngày anh khỏi bệnh và được ra viện, nhưng thời điểm hiện nay anh gặp nhiều triệu chứng hậu COVID-19.
“Tôi thường xuyên khó thở, ho kéo dài, sợ nhất là những cơn ho đến tức ngực, váng đầu. Hơn nữa cảm giác người lúc nào cũng nóng dù đo nhiệt độ chỉ hơn 36 độ C. Không hiểu lý do gì, trước đây cơ thể rất khỏe còn giờ thì cảm giác người như đi mượn”, anh Quang khổ sở.
Mất khứu giác từ khi mắc COVID-19, anh Nguyễn Văn Tâm (quận Đống Đa, Hà Nội) đến nay vẫn chưa ngửi rõ mùi. “Muốn ngửi được tôi phải gí sát mũi mới cảm nhận được. Do đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 nên khi mắc, triệu chứng của tôi khá nhẹ, đến ngày thứ 5 mới bị mất khứu giác. Nhưng đến giờ sau khi khỏi bệnh 15 ngày rồi nhưng vẫn không lấy lại được khứu giác”, anh Tâm chia sẻ.
Mất khứu giác khiến việc ăn uống của anh Tâm cũng không được như trước, luôn có cảm giác chán ăn kèm theo mất ngủ khiến cơ thể trong trạng thái mệt mỏi.
Nên tập thể dục nhẹ nhàng, sống vui vẻ, không lo âu
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ F0, chia sẻ anh đang điều trị cho 4-5 bệnh nhân có tình trạng như các trường hợp kể trên, tức khi là F0 thì nhẹ nhàng, gần như không cần điều trị mà tự khỏi. Nhưng sau khi âm tính thì mệt mỏi, không đi làm được kể cả chân tay lẫn trí óc, kèm theo những rối loạn về sức khỏe, suốt ngày phải đi khám bệnh.
“Tôi cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là những vấn đề về phổi như xơ hóa phổi, giảm dung tích phổi sau COVID-19, thứ 2 là rối loạn thần kinh thực vật. Những rối loạn thần kinh thực vật có thể tồn tại sau khi hết COVID-19 và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, cụ thể là làm rối loạn điện giải, cơ thể như không có sức, người hồi hộp, thở gấp, nóng phừng phừng, ra nhiều mồ hôi…”, bác sĩ Hoàng cho biết.
Thông thường những triệu chứng này có thể hết sau 6-8 tuần nếu được điều chỉnh hợp lý về lối sống, chế độ tập luyện, ăn nghỉ… Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng những người thần kinh yếu dễ gặp tình trạng này hơn.
“Chưa biết được tỉ lệ người gặp biến chứng hậu COVID-19 trong số F0, nhưng hầu hết F0 mà tôi có dịp trò chuyện hoặc tư vấn đều cho biết hậu COVID-19 họ đều gặp một hay một số vấn đề sức khỏe, chỉ có một tỉ lệ nhỏ nói họ khỏe mạnh ngay sau khi khỏi bệnh, y như người bình thường. Đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 2,1 triệu ca từ đầu mùa dịch, nên có khảo sát về vấn đề này”, bác sĩ Hoàng đề xuất.
Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng ngoài tập thở để hỗ trợ cho phổi, mỗi F0 sau khi khỏi bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10-30 phút tùy sức khỏe. Bên cạnh đó là thư giãn đầu óc, tránh lo lắng, nếu cần tư vấn tâm lý và điều trị bằng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
“Rối loạn thần kinh thực vật hay gặp ở người hay lo, lo bị COVID-19, lo khi đi tiêm vắc xin…, khi lo thì lập tức có rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến co bóp mạch m.áu, thiếu m.áu lên não”, bác sĩ Hoàng lưu ý.
10 thai phụ mắc COVID-19 đang thở máy, chạy ECMO ở Hà Nội
Trong số 35 bệnh nhân đang thở máy, chạy ECMO ở khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, có 10 thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh.
100% đều chưa tiêm vaccine COVID-19.
Thông tin với Báo Sức khoẻ & Đời sống sáng 22/12, BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương – cho hay hiện cơ sở 2 của viện đang có 460 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó có 50 ca thở máy, 5 bệnh nhân chạy ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể).
Đáng nói, trong số các ca thở máy, chạy ECMO, có nhiều ca là thai phụ hoặc sản phụ. Tại khoa Hồi sức tích cực – nơi điều trị các bệnh nhân có diễn biến nặng nhất, chỉ trong 1 tuần các bác sĩ đã phải chỉ định chạy ECMO cho 5 bệnh nhân, gồm 4 thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh và người phụ nữ 67 t.uổi có bệnh lý nền.
” Khoa đang có 30 bệnh nhân thở máy và 5 ca thở máy, đặt ECMO; trong đó có 10 bệnh nhân là thai phụ/phụ nữ sau sinh. Tất cả thai phụ, sản phụ này đều chưa tiêm vaccine COVID-19. Các bệnh nhân này chỉ 1-2 ngày đã diễn biến nặng, tiên lượng t.ử v.ong nếu không kịp thời điều trị tích cực” – BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực cho hay đây là tình trạng rất đáng báo động và đau lòng.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận các ca COVID-19 diễn biến nặng là thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh chưa tiêm vaccine. Ảnh: BSCC
Một trong các bệnh nhân chạy ECMO là sản phụ 27 t.uổi chuyển đến từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Người phụ nữ trẻ có bầu những tháng cuối, mắc COVID-19 và diễn biến tăng nặng rất nhanh. Bệnh nhân từng ngừng tuần hoàn, buộc phải mổ cấp cứu bắt con. Cuối tuần qua, do diễn biến quá nặng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội liên hệ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để cử kíp bác sĩ tới đặt ECMO cho sản phụ này và vận chuyển bệnh nhân về cơ sở 2 Đông Anh tiếp tục điều trị.
Những ca còn lại (một số chuyển từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương) đều mang thai ở những tháng cuối, mắc một số bệnh lý sản khoa. Do diễn biến nhanh, các thai phụ này bị suy hô hấp, khi các biện pháp hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không hiệu quả, bệnh nhân được chỉ định chạy ECMO. ” 5 bệnh nhân tình trạng đã tạm thời ổn định sau thời gian đặt ECMO” – BS Phúc nói.
Giảm nhiễm SARS-CoV-2 ở bệnh nhân ung thư tiêm vaccine COVID-19
Theo các bác sĩ, hiệu quả bảo vệ lớn nhất của vaccine COVID-19 là hạn chế những trường hợp chuyển biến nặng và t.ử v.ong. Đối với thai phụ, vaccine còn quan trọng hơn nữa.
Chia sẻ lý do phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine COVID-19, PGS.TS Trần Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương – cho hay khi thai nghén, hệ miễn dịch của người mẹ suy giảm, là yếu tố nguy cơ khiến cơ thể khó chống đỡ virus. Lúc mang thai, tử cung to đẩy cơ hoành lên cao khiến dung tích phổi giảm xuống, làm cản trở hô hấp, trong khi nhu cầu oxy của phụ nữ mang bầu lớn hơn bình thường rất nhiều để nuôi em bé. Thai nghén có tình trạng giữ nước trong cơ thể nên có hiện tượng phù, đặc biệt phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên.
Những lý do trên khiến phụ nữ mang thai khi mắc COVID-19 rất dễ diễn biến xấu, trở nặng rất cao, chưa kể nếu họ có bệnh nền như lớn t.uổi (trên 35 t.uổi), béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mãn tính ở phổi… Bản thân những bệnh nền này cũng có thể làm thai nghén có biến chứng, chưa kể bị nhiễm SARS-CoV-2.
Khi bệnh chuyển nặng, thai phụ buộc phải nằm ở trung tâm hồi sức, thậm chí phải can thiệp y khoa như thở máy, ECMO, thậm chí nguy cơ t.ử v.ong cao cả mẹ và con.
PGS Cường khuyên các thai phụ nên tiêm vaccine COVID-19 để bảo vệ cả mẹ và con.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế ngày 21/12, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng vaccine COVID-19; những người này cần được giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm, chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa để tiêm và theo dõi. Thai phụ mang thai dưới 13 tuần thuộc nhóm cần trì hoãn tiêm chủng.
Đến nay, trong các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vaccine Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.