Mật ong khi kết hợp với nước cốt chanh, tỏi, giấm táo, gừng, quế giúp làm dịu họng, dịu cơn ho.
Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng lượng vừa phải 30-50ml để không bị quá nóng.
Một trong những triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân Covid-19 đợt này ho, thậm chí ho kéo dài ngày cả sau khi đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, ho nhiều quá gây mệt, gây khó ngủ thì cần điều trị.
Dưới đây TS.Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam chia sẻ công thức mật ong, nước cốt chanh và các loại thảo mộc tự nhiên có thể giúp tăng miễn dịch, làm dịu họng, dịu cơn ho.
Ảnh minh họa: Healthline.
Thành phần chính
– Giấm táo: Chứa các vi khuẩn có lợi, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nhanh chóng, làm dịu sự đau rát họng.
– Tỏi: Nên sử dụng tỏi sống trong công thức này. Bởi allicin – một hoạt chất trong tỏi, được biết đến với khả năng t.iêu d.iệt các vi sinh vật gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp có thể dẫn đến viêm hô hấp và ho.
– Nước cốt chanh: Chanh chứa nhiều vitamin C, nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp kháng viêm, thúc đẩy khả năng miễn dịch.
– Mật ong: Có tác dụng làm dịu kích ứng, giảm viêm và tăng giải phóng cytokine, mật ong còn cung cấp chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy mật ong có thể làm giảm tiết chất nhầy niêm mạc, giảm ho…, có hiệu quả tương tự như diphenhydramine và dextromethorphan, những thành phần phổ biến có trong thuốc ho không kê đơn.
– Gừng: Có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm mạnh mẽ, giúp xử lý các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp hiệu quả.
– Quế: Có các đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm tự nhiên. Quế là một thành phần tuyệt vời và được khuyến khích cho công thức làm siro ho tự làm.
Công thức, cách làm:
Đây là lượng dùng trong 3 ngày, nếu muốn làm nhiều hơn hãy nhân lên theo tỷ lệ công thức này.
– 3 muỗng canh giấm táo (khoảng 45ml).
– Nước ép của 1,5 quả chanh.
– 4,5 muỗng canh nước (khoảng 68ml).
– 3 muỗng canh mật ong (khoảng 45ml).
– 3/4 thìa cà phê tỏi xay hoặc băm nhỏ (khoảng 9-10 nhánh).
– 3 3/4 thìa cà phê gừng xay hoặc băm nhỏ (khoảng 11g).
– 3/4 thìa cà phê bột quế (khoảng 4g).
Bạn hãy cho tất cả các nguyên liệu vào bình thủy tinh, sau đó đậy nắp lọ, lắc kỹ (lắc lại trước mỗi khi sử dụng, để yên trong 10 phút). Mỗi ngày dùng một muỗng canh (khoảng 15ml), ngày dùng 3 lần, uống vào buổi sáng, buổi chiều và trước khi đi ngủ.
Lưu ý, đặt lọ mật ong thảo dược trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Sử dụng một đợt mật ong thảo dược trong 3 ngày sẽ giúp giảm các cơn ho, làm dịu họng, giải quyết các vấn đề viêm đường hô hấp.
Theo y học cổ truyền, mật ong có tính ôn hòa, các thảo dược như gừng, tỏi có tính ôn nhiệt. Vậy nên mật ong thảo dược có tính ôn ấm. Mỗi ngày bạn nên dùng lượng vừa phải 30-50ml mật ong ngâm các loại thảo dược trên để có tác dụng tốt mà không bị quá nóng, TS Giang cho biết.
Ngoài mật ong gừng, mật ong tỏi ra, chúng ta có thể thay thế bằng mật ong quất sả, mật ong chanh bạc hà… cũng có tác dụng tăng đề kháng mà không sợ nóng.
Sợ ung thư và cơn đau tim c.hết người: Tại sao không tập 4 thói quen này?
Sau đây là những thói quen để giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, giúp kéo dài t.uổi thọ
Nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Thực sự thì sống thọ là việc trong tầm tay, không quá khó để có thể đạt được, nhưng cần phải nỗ lực hằng ngày mới có được cuộc sống lâu dài và không bệnh tật, theo Express.
Những thói quen hằng ngày của bạn sẽ mang lại cho bạn cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Những gì bạn làm hôm nay sẽ dẫn đến sức khỏe của bạn trong nhiều năm sau.
Nhưng điều này cũng không có nghĩa là phải sống một cuộc sống nghiêm ngặt, khắc khổ.
Các chuyên gia chỉ ra chỉ cần tập 4 thói quen đơn giản hằng ngày này có thể giúp tăng t.uổi thọ của bạn, theo Express.
Vậy thì bạn cần bắt đầu tập những thói quen hằng ngày nào để giúp giảm bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và ngay cả một số loại ung thư?
Trong cuốn sách về bí quyết để người cao t.uổi sống khỏe mạnh mà không già – The New Science of Getting Older Without Getting Old , một nhà sinh học từ London (Anh), tiến sĩ Andrew Steele, khuyên rằng, mọi người đều có khả năng kiểm soát quá trình lão hóa của mình.
Ông đã giải thích một số thói quen nếu được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Tiến sĩ Steele khuyên bạn nên áp dụng 4 thói quen lành mạnh này để giúp kéo dài t.uổi thọ.
1. Tập thể dục hằng ngày
Hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo cuộc sống lành mạnh hơn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gồm tiểu đường, cao huyết áp, ung thư đại tràng và cả loãng xương.
Tiến sĩ Steele nhấn mạnh, nếu bạn không thể tập thể dục, thì chỉ cần đi bộ 10 phút mỗi ngày cũng có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn, theo Express.
2. Ngủ đủ giấc
Một nghiên cứu trên gần 40.000 người cho thấy, đối với những người dưới 65 t.uổi, ngủ trung bình mỗi đêm 5 giờ hoặc ít hơn đã bị tăng tỷ lệ t.ử v.ong lên 52%, so với ngủ ít nhất 7 giờ.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Steele nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
Ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp cho nhiều quá trình khác nhau hoạt động để giữ cho cả hệ thống tim mạch và não bộ hoạt động tốt nhất.
3. Ăn nhiều rau hơn, ít thịt hơn
Chế độ ăn chủ yếu là thực vật giàu chất dinh dưỡng thiết yếu có tác dụng chống lại các bệnh béo phì, tiểu đường loại 2, ung thư và bệnh tim, giúp tăng cường t.uổi thọ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ, ăn chế độ ăn này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và t.ử v.ong sớm, theo Express.
“Nhìn chung, ăn một chế độ ăn chủ yếu là thực vật lành mạnh hơn, có thể giúp sống lâu hơn, vì vậy tôi đã cố gắng làm theo điều này”, tiến sĩ Steele nói thêm.
4. Chăm sóc tốt răng miệng
Chăm sóc tốt răng miệng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Miệng là cửa ngõ của cơ thể tiếp nhận lượng lớn vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, có thể gây n.hiễm t.rùng cho các cơ quan trên khắp cơ thể.
Những vi khuẩn này thường dẫn đến bệnh nướu răng, hư răng và áp xe trong miệng.
Khi các bệnh răng miệng không được điều trị, vi khuẩn có thể lây lan khắp cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc qua đường m.áu.
Trong trường hợp xấu nhất, tình trạng viêm do bệnh nha chu có thể làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể hoặc viêm khớp dạng thấp.
Từ lâu, người ta đã biết bệnh nướu răng có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết, do đó làm cho bệnh tiểu đường thêm nặng.
Tương tự, tình trạng viêm mạn tính từ bệnh nướu răng còn dẫn đến các vấn đề tim mạch như bệnh tim, tắc nghẽn mạch m.áu và đột quỵ, theo Express.