Điều trị Covid-19 gần khỏi, một thiếu nữ 16 t.uổi ở Cần Thơ bỗng sốt nóng lạnh rồi nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc n.hiễm t.rùng, suy hô hấp, suy tim cấp nguy kịch…
dù đã tiêm 2 liều vắc xin.
Sốt nóng lạnh kéo dài rồi nguy kịch
Ngồi cạnh giường bệnh của con tại khoa Nội tim mạch – Khớp, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, chị Đ.K.P (ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) không khỏi xúc động khi nghe tiếng con gái mình nói chuyện và thực hiện các y lệnh của bác sĩ.
BS.CK2 Trần Diệu Hiền, Trưởng khoa Nội Tim mạch – Khớp, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết đây là trường hợp n.hiễm t.rùng nặng ở phổi hậu Covid-19, tổn thương viêm cơ tim, suy tim rất nặng. Sau nhiều nỗ lực điều trị và cả sự may mắn tới nay bệnh nhân đã dần phục hồi.
Bệnh nhân 16 t.uổi được cứu sống kịp thời nhờ can thiệp ECMO sau khi đột nhiên rơi vào tình trạng nguy kịch. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Chỉ cách đây hơn 1 tuần, vợ chồng chị P. gần như rơi vào tuyệt vọng khi tình trạng của con gái là T.T.Đ.Q. (16 t.uổi) đột nhiên trở nặng và rơi vào nguy kịch sau khi đã điều trị Covid-19 gần khỏi.
“Lúc cháu mắc Covid-19 mình chỉ nghĩ chắc nghỉ ngơi vài bữa cháu sẽ bình thường vì cháu tiêm 2 mũi vắc xin rồi. Vậy mà không ngờ, vài bữa sau tình trạng sốt nóng lạnh nặng hơn, không dứt. Rồi bệnh diễn biến quá nhanh, tới hồi nhập viện đã suy hô hấp nặng”, chị P. kể.
Kỳ diệu là sau 1 tuần nỗ lực điều trị, bệnh nhân 16 t.uổi đã tỉnh táo, gọi biết, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Ban đầu Q. được gia đình đưa đến một bệnh viện tư nhân ở Q.Cái Răng khám và điều trị 2 ngày nhưng tình trạng không giảm. Bệnh nhân được tức tốc chuyển qua Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp cấp, tụt huyết áp… Bệnh diễn tiến xấu rất nhanh bởi sốc nhiễm khuẩn nghi từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan, suy hô hấp cấp, viêm cơ tim, suy tim cấp…
Mẹ của bệnh nhân 16 t.uổi cho biết gia đình bệnh nhân không thể ngờ tình trạng của con diễn tiến rất nhanh. May mắn cuối cùng cháu Q. đã được các bác sĩ cứu sống. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Sau khi nằm 1 ngày tại Trung tâm Covid-19 quốc gia tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Q. có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính và được đưa về khoa Hồi sức tích cực chống độc điều trị tiếp. Tình trạng bệnh lúc này nguy cấp khi diễn tiến suy hô hấp đột ngột phải đặt ống nội khí quản và gắn máy trợ thở thông số cao. Các bác sĩ phải sử dụng đến 3 thuốc vận mạch liều cao cho bệnh nhân để nâng huyết áp đủ duy trì sự sống của bệnh nhân.
Hy hữu mượn máy ECMO trong đêm
“Trước tình trạng rất nguy kịch của Q., chúng tôi đã hội chẩn với các bác sĩ Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy và quyết định can thiệp ECMO (oxy hoá m.áu bằng màng ngoài cơ thể – PV) cho bệnh nhân. Một thách thức chưa từng có tại bệnh viện khi bệnh nhân này vừa phải can thiệp ECMO hỗ trợ tim và phổi”, BS Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ nói và cho biết, khó khăn lại thêm chồng chất khi cả 3 máy ECMO của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ lúc này đều đang được dùng can thiệp cho các bệnh nhân nguy kịch tại Trung tâm hồi sức quốc gia điều trị Covid-19 tại bệnh viện. Trong khi đó, tình trạng của Q. ngày càng trầm trọng, choáng tim nặng, huyết áp giảm sâu, nguy cơ t.ử v.ong cực cao.
“Không có máy ECMO cũng đồng nghĩa không còn cơ hội cứu bệnh nhân. Vì vậy các bệnh viện đã phải liên hệ nhiều nơi để nhờ hỗ trợ máy ECMO”, BS Phước nói.
Tổn thương phổi của bệnh nhân 16 t.uổi hậu Covid-19 và sau khi được can thiệp ECMO kịp thời. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Ngay giữa lúc gần như tuyệt vọng thì điều kỳ diệu xảy ra. Bệnh viện đa Khoa tỉnh Kiên Giang đồng ý đưa máy vượt hơn 100 km về Cần Thơ ngay trong đêm để kịp cứu người. “Quá trình chạy ECMO rất khó khăn khi bệnh nhân vừa sốc tim, kết hợp suy hô hấp nặng, X-quang phổi cho thấy tổn thương thâm nhiễm lan tỏa hai phế trường. Ê kíp đã túc trực 24/24 trong suốt quá trình can thiệp ECMO kết hợp lọc m.áu liên tục, lọc hấp phụ cytokin cho bệnh nhân. Rất mừng là sau can thiệp ECMO tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ, huyết áp ổn định, nhịp tim giảm, liều thuốc vận mạch giảm dần”, BS Phước nói.
Bệnh nhân đã ngưng được tất cả các thuốc vận mạch, các thông số máy thở cũng giảm dần và ngưng hệ thống ECMO thành công. Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiến triển rất khả quan. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Kỳ diệu là sau 1 tuần nỗ lực điều trị, bệnh nhân 16 t.uổi đã tỉnh táo, gọi biết. Đặc biệt là bệnh nhân đã ngưng được tất cả các thuốc vận mạch, các thông số máy thở cũng giảm dần và ngưng hệ thống ECMO thành công. Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tiến triển rất khả quan.
Vào viện thăm con, biết con đã thoát khỏi “tử thần”, ông T.D.K, cha Q., xúc động nói: “Lúc biết cháu nguy kịch, gia đình tuyệt vọng lắm. Giờ thì cảm xúc không thể diễn tả được. Các bác sĩ đã thực sự cứu con tôi từ cõi c.hết trở về”.
Ca ECMO khó nhất từ trước tới nay
Theo BS Phước, chưa bao giờ ê kíp ECMO của bệnh viện lại cùng một lúc phải theo dõi 4 ca ECMO. “Đặc biệt trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 thì đa số bệnh nhân Covid-19 đa số tổn thương phổi. Thành ra mình làm chủ yếu là ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch (VV ECMO) để hỗ trợ phổi, giúp phổi nghỉ ngơi, hồi phục. Trong khi đó, trường hợp tổn thương viêm cơ tim phải làm ECMO tĩnh mạch – động mạch (VV ECMO) để tim nghỉ ngơi, chờ hồi phục. Vì thế trường hợp này ê kíp đã phải kết hợp cả hai, tức vừa hỗ trợ tim vừa hỗ trợ phổi (VVA ECMO) cho bệnh nhân”, BS Phước nói.
Cũng theo BS Phước, dù trước đó, bệnh viện đã thực hiện tới 15 ca ECMO nhưng đây là ca can thiệp ECMO khó khăn và phức tạp nhất từ trước tới nay.
Đây là ca can thiệp ECMO khó khăn và phức tạp nhất từ trước tới nay tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. ẢNh ĐÌNH TUYỂN
“Không chỉ khó, chi phí cao mà việc triển khai kỹ thuật này cũng rất dễ gặp sự cố với các ống thông, tán huyết. Ngoài ra, việc phải cân bằng lượng m.áu lưu thông giữa vòng tuần hoàn tĩnh mạch và động mạch trong quá trình chạy ECMO cũng đặt ra một bài toán khó cho người bác sĩ điều trị”, BS Phước nói.
Nhận định thêm về ca cấp cứu trên, BS.CK2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho rằng sự phối hợp kịp thời giữa các bệnh viện đã cứu bệnh nhân. Đặc biệt là hội chẩn từ xa với các chuyên gia hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, sự hỗ trợ hệ thống ECMO của Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Cùng với đó là việc triển khai nhanh chóng, hiệu quả kỹ thuật chuyên sâu hồi sức cứu tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ.
“Thật sự khó khăn, một nỗ lực rất lớn khi ê kíp của bệnh viện đã phải tự thân vận động, cùng lúc triển khai 4 ca ECMO. Ý nghĩa hơn là việc liên tiếp cứu sống nhiều ca bệnh tưởng chừng hết hy vọng bằng kỹ thuật ECMO không chỉ thêm cơ hội cứu sống người bệnh mà còn cho thấy năng lực chuyên môn của ê kíp vững hơn sau đại dịch Covid-19″, BS Phong nói.
Chiều 14/2: Cả nước đã tiêm 186 triệu liều vaccine; Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?
Đến chiều ngày 14/2, cả nước đã tiêm vượt 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Nhiều địa phương quyết liệt rà soát, đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm đối tượng có nguy cơ; Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?
Cả nước đã tiêm được 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 11/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 186,001,127 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 13/2, cả nước tiêm 476,747 liều vaccine phòng COVID-19
Đến ngày 13/2, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 169.300.315 liều: Mũi 1: 70.742.881 liều; Mũi 2: 68.201.178 liều ; Mũi bổ sung: 11.731.378 liều; Mũi 3: 18.624.878 liều
Có 53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% – dưới 90% gồm: Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương.
Đến chiều ngày 14/2, cả nước đã tiêm vượt 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Nhiều địa phương quyết liệt rà soát, đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm đối tượng có nguy cơ;
Số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.430.819 liều, gồm mũi 1: 8.469.132 liều; Mũi 2: 7.961.687 liều.
42/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho trẻ trong độ t.uổi này trên 90%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; hiện chỉ còn 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho trẻ từ 57% – dưới 80% .
Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; bảo đảm an toàn tiêm chủng.
Sở Y tế TP HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức, quận, huyện tăng cường rà soát và lập danh sách những người trở về từ các tỉnh, thành phố hoặc đang sống trên địa bàn chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ để vận động người dân đến cơ sở y tế tiêm chủng phòng COVID-19.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tập trung triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên và mũi 2 cho t.rẻ e.m từ 12 đến 17 t.uổi. Tiếp tục triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mùa Xuân.
UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng vaccine nhằm bảo vệ cho người dân, đặc biệt ở nhóm người trên 50 t.uổi, người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, tỷ lệ t.ử v.ong, UBND TP Hà N.ội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ t.uổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn;
Tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 t.uổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà, đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?
Sở Y tế TP HCM đã có văn bản gửi đến giám đốc các đơn vị trực thuộc, yêu cầu các đơn vị không được điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, kể cả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.
Theo đó, các đơn vị không lạm dụng các chỉ định cận lâm sàng khi khám sức khỏe cho người bệnh hậu COVID-19 trong trường hợp không cần thiết, không hạn chế quyền lợi của người bệnh khi đến khám chữa bệnh đối với các bệnh liên quan đến hậu COVID-19 bằng việc gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe hậu COVID-19 với giá khám theo yêu cầu.
Cụ thể, trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh các bệnh lý thuộc danh mục và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), các đơn vị thu theo giá thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế.
Trường hợp người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, các đơn vị thu theo giá thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế.
Còn trường hợp người bệnh lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các đơn vị thu giá khám chữa bệnh theo yêu cầu đã kê khai với Sở Y tế và công khai giá để người dân lựa chọn.
Quảng Bình: Thêm 435 ca COVID-19; toàn tỉnh có hơn 3.000 F0 điều trị tại nhà
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 13/2/2022 đến 6 giờ ngày 14/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 435 ca mắc COVD-19, trong đó có tới 355 ca cộng đồng, 80 ca trong khu cách ly. Toàn tỉnh hiện có 3.162 ca đang điều trị tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 10.881 ca; tổng số ca khỏi là 7.348; số đang điều trị tại bệnh viện là 357 ca; có 14 trường hợp t.ử v.ong.
Thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, trong ngày 13/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 2.085 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,22% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 93,99%; Có 96,54% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 t.uổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 27,82%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,20%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 83,64%.