Nếu cơn ho kéo dài hơn 3 tuần, bạn hãy đi khám bởi nguy cơ đã nhiễm một căn bệnh khác không phải Covid-19.
Ho dai dẳng là dấu hiệu của Covid-19 nhưng cũng có thể cảnh báo của một trong những loại ung thư gây c.hết người.
Khoảng 47.000 người ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư phổi mỗi năm. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ rệt. Ở các giai đoạn muộn, họ mới bộc lộ biểu hiện bệnh.
Ảnh minh họa: Cottagehealth
Bác sĩ Amir Khan khuyến cáo: “Nếu ho không rõ nguyên nhân từ 3 tuần trở lên, bạn hãy đi khám, đặc biệt nếu bạn hút thuốc”.
“Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Các nguyên nhân khác dẫn tới căn bệnh này còn có ô nhiễm không khí, phơi nhiễm khi làm các công việc có tính độc hại”.
Ung thư phổi có một số triệu chứng trùng lặp với Covid-19, nhưng nếu tồn tại từ 3 tuần trở lên, bạn cần đi khám.
Bác sĩ Khan chia sẻ, các triệu chứng là ho ra m.áu, giọng nói khàn, hụt hơi, khó thở… Bạn cũng cần đề phòng nếu là người hút thuốc và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không có lý do, giảm cân, sưng phồng ở ngón tay, đau lưng.
Một phụ nữ trẻ trước đây được chẩn đoán bị hội chứng khuỷu tay tennis (đau bên ngoài cẳng tay). Jules Fielder đã thực hiện các bài tập trợ giúp nhưng sau đó, cô hoảng hốt khi nghe thấy tiếng “rắc rắc” khi thở ra.
Vào tháng 10/2021, Jules nhận thấy một khối u kích thước bằng hạt đậu trên cổ. Một tháng sau, cô được chẩn đoán mắc ung thư phổi vô phương cứu chữa.
Tháng trước, các chuyên gia tại Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cho biết, kể từ khi có đại dịch, số người đến khám chuyên khoa ung thư thấp hơn 10% so với dự kiến.
Các bác sĩ cho rằng nhiều bệnh nhân ung thư phổi miễn cưỡng tới bệnh viện bởi nghĩ mình bị Covid-19.
Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng sẽ không xuất hiện cho đến giai đoạn sau của ung thư, nhưng đây là những gì bạn nên chú ý: ho ra m.áu, khàn giọng, khó thở, giảm cân, đầu ngón tay sưng phồng.
Những thói quen nấu nướng vô tình rước ung thư vào người
Tác nhân ung thư luôn thường trực xung quanh chúng ta và nếu bất cẩn, bạn sẽ vô tình rước hiểm nguy vào người, điển hình là sai lầm trong việc nấu nướng hàng ngày.
Theo quan niệm của nhiều người, thời điểm dùng để đo độ “chín muồi” trong bước đầu nấu ăn được nhận biết thông qua khói . Chảo dầu được xem là đạt chuẩn trong trường hợp sôi đến khi có khói bốc lên. Tuy nhiên, theo khoa học, đây là thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bởi vì, dầu ăn hiện nay đã được tinh chế để bỏ đi những tạp chất không tốt và chỉ giữ lại những dưỡng chất có lợi như: chất béo, đạm,… Vì vậy, việc làm trên sẽ phần nào phá vỡ cấu trúc của dầu ăn khiến dầu ăn bị tách nước, xuất hiện quá trình oxy hóa và “tan biến” đi những thành phần tốt khác. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu về chế độ ăn uống của Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông, khi chế biến thức ăn, nhiệt độ càng cao kết hợp với thời gian nấu càng lâu thì có khả năng tạo ra nhiều acrylamide (chất gây ung thư loại 2).
Một nghiên cứu của Anh cho thấy, nấu ăn trong điều kiện thông gió kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi. Bởi vì, những chất độc sản sinh ra trong quá trình làm chín thức ăn có tác hại tương đương với việc hút 2 gói t.huốc l.á một ngày. Ngoài ra, khói dầu còn là nguồn cơn khiến cơ thể bị viêm phổi, hen suyễn, suy hô hấp, viêm gan, nổi mụn,… thậm chí là đục thủy tinh thể. Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 1,6 triệu người t.ử v.ong vì nguyên nhân này.
Bản chất dầu ăn rất giàu chất dinh dưỡng, góp phần tăng cường sức khỏe nhưng nếu chiên, rán hoặc xào thức ăn ở nhiệt độ cao (trên 100 độ C), trong tích tắc nó sẽ biến hình thành một “sát thủ” âm thầm g.iết c.hết cơ thể của bạn hàng ngày. Lý do là khi dầu ăn bốc hơi sẽ tạo ra khói độc như carbon dioxide, amoniac, formaldehyde, nitơ dioxide,… khiến đầu bếp rước bệnh vào người. Vì vậy, các nhà khoa học luôn khuyến khích mọi người nên sử dụng máy hút mùi hoặc đặt bếp ở không gian thoáng đãng để bảo vệ sức khỏe bản thân trước những tác nhân gây hại trong lúc chế biến thức ăn.
Một số người cho rằng việc tái sử dụng dầu ăn nhiều lần là việc làm tiết kiệm phí sinh hoạt một cách hiệu quả. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng, dầu ăn khi được đun nóng nhiều lần sẽ tăng lượng axit béo, gây ra nguy cơ mắc các bệnh như: xơ vữa, tắc nghẽn động mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư,… Quá trình chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra một “sản phẩm” đính kèm được gọi là acrylamide. Acrylamide là một hỗn hợp chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, mà cả đối với các cơ quan sinh sản, đồng thời là tác nhân phổ biến gây ra ung thư ở người.