Giãn phế quản chiếm 6% các bệnh lý phổi, đặc trưng bởi tình trạng ho mạn tính, phế quản tăng tiết đờm quá mức và các đợt cấp do nhiễm khuẩn tái phát.
Bệnh có xu hướng gia tăng do liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí, biến đổi khí hậu ngày một nặng nề.
1. Tổng quan về giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2 mm.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ho mạn tính, phế quản tăng tiết đờm quá mức và các đợt cấp do nhiễm khuẩn tái phát.
Bệnh gây ra do sự phá hủy tổ chức của thành phế quản – hậu quả của tình trạng n.hiễm t.rùng đường hô hấp mạn tính, sau khi bị một số n.hiễm t.rùng ở phổi, hoặc bẩm sinh trong bệnh xơ nang.
Giãn phế quản thường gặp ở người lớn t.uổi, giãn phế quản tiến triển nhanh kéo dài, trong quá trình bệnh có những đợt cấp (ho, khạc đờm mủ, khó thở). Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể gặp những biến chứng như: viêm phổi tái phát, ho ra m.áu nặng, khó thở – suy hô hấp xuất hiện thường xuyên.
Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2 mm.
2. Nguyên nhân của giãn phế quản
Giãn phế quản có nhiều nguyên nhân và việc xác định nguyên nhân sẽ có ý nghĩa trong việc điều trị ngăn chặn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu khoảng đến 50% trường hợp giãn phế quản khó có thể nhận diện được nguyên nhân.
Giãn phế quản có thể do các nguyên nhân như:
Sau n.hiễm t.rùng (viêm phổi nặng, ho gà, lao, nhiễm vi khuẩn mycobacteria không lao, sởi,…);Dị ứng nấm (viêm phế quản phổi dị ứng nấm aspergillus), viêm phổi hít tái diễn, tắc nghẽn phế quản,… dẫn đến tình trạng giãn phế quản.
Các tác giả còn nói đến giãn phế quản trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh (giảm Gama-Globulin m.áu); suy giảm miễn dịch trong bệnh HIV/AIDS, các suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải đều làm tăng sự mẫn cảm của cơ thể với nhiễm khuẩn hoặc tổn thương hô hấp .
Cách phòng giãn phế quản
Có bị giãn phế quản không hồi phục do thuốc?
Nhiều người cho rằng các bệnh tự miễn có thể liên quan tới bệnh giãn phế quản như: viêm khớp dạng thấp, viêm tuyến giáp Hasinomoto và viêm đại tràng loét. Tuy nhiên chưa được chứng minh rõ ràng, giãn phế quản do khuyết tật về thanh lọc nhầy rung mao, giãn phế quản vô căn (Idiopathic bronchiectsis), chiếm tỷ lệ rất ít không tìm được nguyên nhân.
Như vậy giãn phế quản có thể do bẩm sinh có thể do mắc phải; nhưng giãn phế quản chủ yếu là do mắc phải (thứ phát) sau viêm phổi virus, vi khuẩn… bệnh thường phát triển từ khi còn nhỏ. Quá trình viêm nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp tái diễn hoặc mắc lao phổi mạn tính (xơ hang, xơ phổi)… đều có thể dẫn đến giãn phế quản.
3. Dấu hiệu của của giãn phế quản
– Triệu chứng đầu tiên của giãn phế quản là ho, khạc đờm kéo dài, đây là triệu chứng rất quan trọng. Tình trạng ho có đờm mủ màu xanh hoặc màu vàng, một số trường hợp có ho đờm lẫn m.áu. Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm.
Có một số trường hợp ho khan hoặc không ho. Một số trường hợp có dấu hiệu của viêm đa xoang làm hướng tới hội chứng xoang phế quản.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp ho ra m.áu có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh. Ho m.áu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm. Mức độ ho m.áu có thể ít hoặc nhiều từ ho m.áu nhẹ ( 500 ml/ngày) và/hoặc gây suy hô hấp cấp.
Nhiều trường hợp giãn phế quản ho ra m.áu có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh.
– Khó thở thường xuất hiện muộn, là biểu hiện của suy hô hấp do tổn thương lan tỏa hai phổi; có thể có tím tái.
– Ngoài ra, bệnh nhân giãn phế quản có thể sốt khi có nhiễm khuẩn hô hấp, sốt thường kèm theo khạc đờm tăng và /hoặc thay đổi màu sắc của đờm.
– Đau ngực là dấu hiệu của nhiễm khuẩn phổi ở vùng gần màng phổi hoặc túi phế quản giãn căng. Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên nặng hơn theo thời gian hoặc khi bị n.hiễm t.rùng hô hấp.
4. Chẩn đoán giãn phế quản
Ngoài các biểu hiện lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X-quang phổi có thể thấy các dấu hiệu gợi ý hoặc khẳng định chẩn đoán giãn phế quản. Tuy nhiên chẩn đoán xác định giãn phế quản thường phải dựa vào phim chụp cắt lớp vi tính.
Ngoài ra, các bác sĩ còn chẩn đoán phân biệt với áp xe phổi, lao phổi….
5. Điều trị giãn phế quản
Tuỳ từng trường hợp, nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây giãn phế quản, những điều trị sẽ được xem xét cho bệnh nhân giãn phế quản bao gồm: Tăng cường những biện pháp làm sạch đường thở, sử dụng kháng sinh, giảm viêm đường thở,…
Nếu ho ra m.áu tái diễn, ho ra m.áu nặng ở những bệnh nhân giãn phế quản lan tỏa có thể điều trị cầm m.áu bằng gây bít tắc động mạch phế quản.
Điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định khi giãn phế quản khu trú có ho ra m.áu nặng đe dọa đến tính mạng bệnh nhận, hoặc ho ra m.áu dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe và lao động.
6. Cần làm gì khi bị giãn phế quản?
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh giãn phế quản cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái.
– Thức ăn chứa nhiều đạm: thịt, cá, trứng, sữa, pho mát, đậu,…sẽ hỗ trợ cơ bắp trong đó có cả cơ hô hấp được mạnh khỏe.
– Người bệnh cần uống nước đầy đủ khoảng 2lít nước mỗi ngày để đờm loãng giúp dễ dàng tống xuất ra, giúp ngăn ngừa tình trạng n.hiễm t.rùng do ứ đọng đờm gây ra.
Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tống xuất đờm dễ dàng hơn.
– Tránh béo phì vì nếu cân nặng quá mức sẽ khiến tim và phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể. Ngược lại, nếu quá ốm sẽ khiến dễ bị n.hiễm t.rùng hơn đồng thời các cơ hô hấp cũng teo và yếu khiến bệnh nhân dễ khó thở hơn.
– Bất cứ bài tập nào gây rất ít khó thở chẳng hạn như đi bộ hay bơi lội đều cho thấy cực kỳ hữu ích ở bệnh nhân giãn phế quản. Bệnh nhân giãn phế quản có thể tham gia vào chương trình phục hồi chức năng hô hấp để được hướng dẫn bài tập phù hợp từng cá nhân.
Lưu ý một số bệnh nhân giãn phế quản có ho kéo dài sẽ gây ra tiểu không tự chủ, những bài tập về sàn chậu sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề này.
Tóm lại: Giãn phế quản là một bệnh phổi mạn tính, xuất hiện ngày càng phổ biến, bệnh nhân chịu đựng tình trạng n.hiễm t.rùng hô hấp tái đi tái lại. Chính vì vậy, việc phòng bệnh vô cùng quan trọng.
– Để phòng bệnh mọi người không hút t.huốc l.á, thuốc lào, tránh môi trường có nhiều bụi khói.
– Vệ sinh răng miệng, tai – mũi – họng.
– Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng, các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, áp xe phổi.
– Tiêm phòng cúm hàng năm để đề phòng những đợt bội nhiễm của giãn phế quản.
– Điều trị sớm lao sơ nhiễm ở t.rẻ e.m, đề phòng và lấy sớm dị vật phế quản nếu có. Ngoài ra, cần rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cổ ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế quản.
Việc chẩn đoán giãn phế quản sớm rõ ràng mang lại ý nghĩa nhất định trong việc kiểm soát vá điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh nhân cần gia tăng nhận thức về bệnh cũng như đến khám sớm trong trường hợp ho khạc đờm kéo dài.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị hen suyễn
Thuốc trị hen suyễn là giải pháp thường được sử dụng và bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các cơn hen.
Bác sĩ Lã Quý Hương – Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, hen suyễn (hen phế quản) là bệnh hô hấp mạn tính. Hiện nay, tuy không thể chữa khỏi bệnh hen hoàn toàn nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng để người bệnh có thể có cuộc sống bình thường. Điều trị phòng ngừa và kiểm soát lâu dài là chìa khóa để ngăn chặn khởi phát cơn hen cấp. Điều trị hen thường bao gồm phòng tránh các yếu tố nguy cơ (các tác nhân gây khởi phát cơn hen), duy trì thường xuyên thuốc kiểm soát triệu chứng và dùng thuốc cắt cơn khi cần.
Các thuốc trị hen suyễn
Các thông tin như thuốc trị hen suyễn (thuốc trị hen phế quản) được chia thành mấy nhóm, liều lượng sử dụng thế nào và tác dụng phụ ra sao là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm.
Thuốc điều trị hen được chia thành 3 loại chính:
Thuốc kiểm soát hen (thuốc điều trị dự phòng)
Nhờ công dụng giảm viêm đường thở, các loại thuốc này giúp làm giảm nguy cơ đợt cấp hen và giữ chức năng hô hấp bình thường cho người bệnh hen. Các loại thuốc kiểm soát hen thường là các thuốc phun hít với thành phần là các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (LABA) và corticoid dạng hít (ICS), có thể là dạng phối hợp (ICS/LABA) hoặc đơn thuần ICS. Ngoài ra còn có các thuốc đường uống ít được sử dụng vì liều cao, tác dụng toàn thân nên có nhiều tác dụng phụ.
Các loại thuốc chữa hen suyễn dạng xịt được sử dụng nhiều. Ảnh: Shutterstock .
Thuốc cắt cơn hen phế quản
Thuốc cắt cơn hen phế quản được chỉ định dùng khi người bệnh có cơn khó thở đột ngột hoặc đợt cấp hen. Thuốc giúp cắt cơn hen và cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Thuốc cắt cơn hen thường được sử dụng cũng là thuốc dạng xịt hít, khí dung.
Thuốc điều trị phối hợp đối với hen nặng
Khi bệnh nhân có triệu chứng hen dai dẳng và/hoặc vẫn còn đợt cấp dù đã tối ưu hóa điều trị bằng liều cao ICS/LABA , bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa thuốc này.
Thuốc điều trị hen suyễn không kê đơn không được khuyến khích sử dụng. Chúng không phải phương pháp điều trị lâu dài và không nên dùng hàng ngày để kiểm soát triệu chứng bệnh. Thay vào đó, người bệnh hen nên đến bệnh viện thăm khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc không kê đơn. Thời gian bạn cần dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tần suất xuất hiện các triệu chứng. Thuốc chữa bệnh hen suyễn có thể giúp người bệnh ngủ ngon hơn, thở tốt hơn khi tập thể dục.
Điều trị theo mức độ kiểm soát hen
Tùy theo mức độ kiểm soát triệu chứng, bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc cũng như liều lượng thuốc cho người bệnh. Chẳng hạn như, nếu bạn đáp ứng thuốc tốt, bác sĩ sẽ giảm liều lượng thuốc. Ngược lại, khi tình trạng bệnh nặng lên, bác sĩ sẽ xem xét tăng liều, đổi thuốc hoặc thay đổi phương pháp điều trị khác cho phù hợp cũng như đ.ánh giá các yếu tố ảnh hưởng như: kỹ năng sử dụng thuốc, sự tuân thủ điều trị, yếu tố môi trường…
Việc đ.ánh giá kiểm soát dựa trên triệu chứng hen trong vòng 4 tuần qua:
– Triệu chứng xảy ra ban ngày> 2 lần/tuần?
– Có bất kỳ đêm nào thức giấc do lên cơn hen?
– Có dùng thuốc cắt cơn hen> 2 lần/tuần?
– Có giảm khả năng vận động, sinh hoạt do hen?
Bệnh được kiểm soát tốt nếu không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên; kiểm soát một phần nếu có 1-2 dấu hiệu trên, không kiểm soát nếu không có 3-4 dấu hiệu trên.
Người bệnh được điều trị theo mức độ các cơn hen. Ảnh: Shutterstock.
Các biện pháp điều trị khác
Cùng với thuốc đặc trị hen suyễn/ hen phế quản/ho hen, bác sĩ sẽ phát hiện và điều trị các bệnh lý đi kèm cũng như điều chỉnh các yếu tố liên quan như:
– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thừa cân – béo phì, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, viêm mũi, viêm mũi xoang, trầm cảm và lo âu…
– Bệnh kèm theo có thể góp phần làm tăng các triệu chứng hô hấp và làm chất lượng cuộc sống kém đi. Điều trị các bệnh này có thể giúp tình trạng hen cải thiện hơn.
Ngoài ra cần thực hiện thêm những biện pháp khác để kiểm soát bệnh như:
– Tập luyện thể lực: bạn nên tham gia tập luyện thể lực để cải thiện tình trạng sức khỏe chung. Bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị về cách xử trí co thắt phế quản do gắng sức trước khi tập luyện.
– Chế độ ăn phù hợp: bạn nên ăn thức ăn chứa nhiều rau và trái cây tươi vì có lợi cho sức khỏe. Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ gây dị ứng.
– Bạn cần có chiến lược đối phó với cảm xúc như tập thư giãn hoặc hít thở phù hợp.
– Tiêm vaccine phòng bệnh: tiêm vaccine cúm hàng năm có tác dụng phòng ngừa nhiễm cúm hoặc giảm mức độ nặng của bệnh cúm. Bạn có thể hỏi bác sĩ lịch tiêm vaccine phòng phế cầu phù hợp giúp phòng các đợt n.hiễm t.rùng phổi do phế cầu, nhờ đó có thể tránh được các đợt cấp hen.
Phòng tránh các yếu tố nguy cơ
Để đảm bảo hen được kiểm soát tốt và phòng tránh các đợt nặng lên của bệnh hen suyễn, bạn cần tuân thủ lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:
– Tránh xa t.huốc l.á (chủ động và thụ động), hạn chế đến những nơi bị ô nhiễm không khí.
– Vệ sinh vật dụng cá nhân như chăn ga gối đệm thường xuyên, hạn chế sử dụng các vật dụng có nguy cơ bám nhiều bụi như rèm cửa, thảm sàn nhà…
– Không nuôi chó, mèo, chim cảnh và các con thú khác trong nhà.
– Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, cần cẩn thận khi sử dụng một số loại thuốc như aspirin và các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol).
Người bệnh hen phế quản cần thăm khám và điều trị kịp thời. Ảnh: Shutterstock.
Bác sĩ Lã Quý Hương cho biết thêm, ở nước ta, không chỉ hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh lý hô hấp ngày càng tăng và có nhiều ca bệnh nặng, diễn biến bất thường, nhất là các trường hợp n.hiễm t.rùng phổi nặng, nấm phổi, xơ phổi… Nhiều người bệnh đã lựa chọn thăm khám, điều trị tại Chuyên khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – địa chỉ chuyên điều trị các bệnh lý hô hấp – phổi mạn tính.
Bên cạnh đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trên cả nước, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại được nhập khẩu đồng bộ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của khoa Nội hô hấp như hệ thống nội soi màng phổi, hệ thống nội soi phế quản ống mềm hiện đại dải tần hẹp NBI, máy chụp X quang công nghệ cao, máy chụp CT 128 dãy để phát hiện sớm các bệnh phế quản, phổi. Hệ thống đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán nguyên nhân ngủ ngáy, mất ngủ và căn chỉnh điều trị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, máy thở không xâm nhập điều trị suy hô hấp…
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua:
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
– Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858
– TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
– Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh