Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu – một ở Brazil và một ở Pháp – đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo “sóng thần” ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể “nhiễm cả hai loại virus”, Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch – có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều “khó xảy ra”, Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ “giúp chống lại bệnh nghiêm trọng”, ông nói thêm.
Hé lộ hình ảnh đầu tiên về siêu biến chủng Omicron
Các nhà khoa học Italy đã công bố hình ảnh cho thấy các đột biến của biến chủng Omicron mới vượt trội đáng kể so với biến chủng chiếm ưu thế hiện nay là Delta.
Hình ảnh so sánh biến chủng Delta và Omicron (Ảnh: RT).
Ảnh minh họa do bệnh viện Bambino Gesu của Italy công bố hôm 27/11 đã cho thấy sự khác biệt giữa biến chủng Omicron mới và biến chủng Delta, một trong những chủng Covid-19 dễ lây lan nhất hiện nay.
Hình ảnh khoa học cho thấy biến chủng Omicron có nhiều đột biến hơn đáng kể so với biến chủng Delta, đặc biệt là ở các khu vực tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Các “điểm nóng” của đột biến được đ.ánh dấu bằng màu đỏ trong hình ảnh được các nhà khoa học công bố.
“Đây là một “bức ảnh” theo nghĩa rất rộng, đó là một mô hình được thực hiện trong phòng thí nghiệm”, hãng tin RIA Novosti dẫn lời bệnh viện cho biết.
Các nhà khoa học lưu ý rằng những thay đổi này cho thấy virus có thể đã trở nên thích nghi tốt hơn đối với cơ thể người. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến biến chủng Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với các biến chủng trước đó hay không.
Chủng Omicron mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xếp vào nhóm “biến chủng đáng lo ngại” hôm 26/11. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cũng xếp biến Omicron vào nhóm “biến chủng đáng lo ngại”, bên cạnh các biến chủng được phát hiện từ trước gồm Beta, Gamma và Delta.
Biến chủng Omicron (tên khoa học là B.1.1.529) xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi và Botswana, hiện đã xuất hiện ở nhiều nước như Israel, Anh, Italy và một số nước châu Âu. Các nhà chức trách Anh ngày 25/11 gọi B.1.1.529 là biến chủng “tồi tệ nhất” và là biến chủng nhiều đột biến nhất từ trước đến nay của virus SARS-CoV-2.
Biến chủng Omicron gây lo ngại vì có chứa khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Với lượng đột biến bất thường này, giới chuyên gia cảnh báo biến chủng mới của SARS-CoV-2 có thể dễ lây lan hơn hoặc dễ kháng vaccine và miễn dịch tự nhiên hơn.
Gai protein là bộ phận mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để bám và xâm nhập vào tế bào cơ thể người. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan, hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.
Nhà dịch tễ học Neil Ferguson tại trường Imperial College London nói rằng B.1.1.529 có số lượng đột biến “chưa từng có” và dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm gần đây ở Nam Phi. Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla cho biết biến chủng mới là “mối lo ngại nghiêm trọng” và là nguyên nhân khiến số ca mắc Covid-19 hàng ngày tăng theo “theo cấp số nhân”, biến nó trở thành “một mối đe dọa lớn”.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Eric Feigl-Ding cảnh báo Omicron có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các chủng cũ 500%. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, hiện vẫn còn sớm để dự đoán Omicron có thể lây nhiễm thế nào, vào thời điểm nào và cần phải được theo dõi chặt chẽ cũng như phân tích các dữ liệu liên quan.
Ngay sau những tin tức về Omicron, các nước trên thế giới đồng loạt áp dụng lệnh hạn chế đi lại với Nam Phi và một số nước láng giềng. Các nhà khoa học cho rằng, lệnh hạn chế đi lại có thể làm chậm đà lây lan của Omicron, nhưng cũng khiến cho việc truy vết dịch tễ của biến chủng này trở nên khó khăn hơn.