Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.
Theo đó, trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế- Bộ Công an; Cục Quân Y- Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, đề nghị về tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản
Về tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.
Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Tiếp tục thực hiện các nội dung khác theo chỉ đạo tại Công văn số 10722/BYT- DP ngày 17/12/2021 và Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
Bộ Y tế cho biết, đến ngày 25/3, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 204.566.009 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 187.444.998 liều: Mũi 1 là 71.195.421 liều; Mũi 2 là 67.958.781 liều; Mũi 3 là 1.499.176 liều; Mũi bổ sung là 14.789.217 liều; Mũi nhắc lại là 32.002.403 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 17.121.011 liều: Mũi 1 là 8.778.817 liều; Mũi 2 là 8.342.194 liều.
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung…
Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 t.uổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 t.uổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 t.uổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 t.uổi…
2 triệu chứng xuất hiện rất nhanh khi nhiễm Omicron
Nhà vi rút học, Giáo sư Lawrence Young, làm việc tại Đại học Warwick (Anh) đã chỉ ra 2 triệu chứng xuất hiện sớm ở người nhiễm Omicron.
Ngày càng có nhiều chuyên gia đồng ý rằng rất khó phân biệt triệu chứng giữa Omicron và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, Giáo sư Lawrence Young đã chỉ ra sự khác biệt này, theo Express.
Một đặc điểm khác biệt của Omicron có thể chỉ ra manh mối. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nói với The Sun, Giáo sư Lawrence Young chia sẻ dù có sự trùng hợp giữa triệu chứng của Omicron và cảm lạnh, nhưng có vẻ sự khởi phát triệu chứng của cảm lạnh sẽ chậm hơn một chút. Khi nhiễm Omicron, người bệnh sẽ nhanh chóng bị đau đầu và mệt mỏi, theo Express.
Với Omicron, người bệnh sẽ nhanh chóng bị đau đầu và mệt mỏi nếu nhiễm bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Triệu chứng giữa Omicron với Delta có khác nhau?
Các nhà khoa học nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 ZOE của Anh đã phân tích dữ liệu triệu chứng của người nhiễm Omicron và Delta.
Phân tích không tìm thấy sự khác biệt rõ ràng trong triệu chứng của Delta và Omicron, chỉ 50% số người trải qua 3 triệu chứng đặc trưng là sốt, ho hoặc mất khứu giác hoặc vị giác.
5 triệu chứng hàng đầu của 2 biến thể là sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, viêm họng.
Các báo cáo cũng xác định chán ăn và lú lẫn là các triệu chứng phổ biến.
Nghiên cứu của ZOE cũng cho biết hầu hết là các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh.
Nếu nhiễm biến thể Omicron, các triệu chứng thường gặp là gì?
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo rằng tiêm 2 mũi vắc xin có thể không đủ để bảo vệ chống lại Omicron.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm vắc xin mũi 3 giúp bảo vệ trước các biến thể Covid-19 tốt hơn nhiều. Vì vậy các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tiêm mũi thứ 3 nếu đủ điều kiện.