Một số nghiên cứu cho thấy mức độ yêu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt.
Tiến sĩ Philippa Kaye, bác sĩ làm việc cho chương trình This Morning của kênh ITV của Anh, đã phát biểu về các dấu hiệu và yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến t.iền liệt. Đồng thời bà cho biết những người “xuất binh” thường xuyên hơn có thể có nguy cơ mắc ung thư này thấp hơn, theo nhật báo Express (Anh).
Tổ chức Ung thư tuyến t.iền liệt của Anh Prostate Cancer UK cho biết một số trường hợp ung thư tuyến t.iền liệt phát triển rất chậm nên không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng có nhiều trường hợp lại phát triển nhanh và di căn.
Tiến sĩ Philippa cho biết có một số yếu tố nguy cơ và một số thói quen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến t.iền liệt.
“Có bằng chứng cho thấy xuất binh càng nhiều lần, thì nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt càng thấp. Mặc dù có nhiều nghiên cứu trái chiều”, tiến sĩ Philippa nói.
Trang web y tế của Đại học Harvard (Mỹ) Harvard Health giải thích: “Vì tuyến t.iền liệt là cơ quan sản x.uất t.inh dịch, các nhà nghiên cứu từ lâu đã tự hỏi liệu các yếu tố t.ình d.ục có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt của nam giới hay không”.
Để giải đáp nghi vấn này, một nghiên cứu kéo dài 18 năm của Harvard với gần 30.000 chuyên gia y tế, đã xác định rằng, nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt giảm 20% ở những người đàn ông x.uất t.inh 21 lần/tháng, so với những người x.uất t.inh 4 – 7 lần/tháng, theo Express.
Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ) cho biết một số nghiên cứu cũng cho thấy những người đàn ông có tần suất x.uất t.inh cao hơn có thể có nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt thấp hơn, nhưng không thấp hơn nhiều lắm.
Tiến sĩ Philippa cho biết: “Điều thực sự quan trọng là bạn phải biết những triệu chứng đó là gì, và liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hay không”.
Tổ chức Prostate Cancer UK cho biết, ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn đầu, thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao nam giới cần phải biết về nguy cơ của mình.
Nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt giảm 20% ở những người đàn ông x.uất t.inh 21 lần/tháng, so với những người x.uất t.inh 4 – 7 lần/tháng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một số dấu hiệu của ung thư tuyến t.iền liệt
Ung thư tuyến t.iền liệt giai đoạn muộn, có thể có một số dấu hiệu như tiểu khó, đau khi đi tiểu, có m.áu trong nước tiểu, tiểu đêm. Khó duy trì việc cương cứng, t.inh d.ịch có lẫn m.áu.
Nhưng một số nam giới có thể gặp một số vấn đề về tiết niệu, và chỉ là vấn đề lành tính của tuyến t.iền liệt, chứ không phải là ung thư tuyến t.iền liệt.
Người có bố bị ung thư tuyến t.iền liệt và trên 50 t.uổi nên để ý bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư tuyến t.iền liệt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những ai có nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt cao?
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt, gồm t.uổi tác, béo phì và t.iền sử gia đình.
Tiến sĩ Philippa cho biết nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt tăng cao sau 50 t.uổi. Người có bố bị ung thư tuyến t.iền liệt sẽ có nguy cơ cao gấp 2,5 lần, vì vậy nếu bạn có t.iền sử gia đình, hãy đặc biệt lưu ý các dấu hiệu, theo Express.
Lưu ý để điều trị hiệu quả ung thư tuyến t.iền liệt từ giai đoạn sớm
Theo các thống kê, số lượng người bị ung thư tuyến t.iền liệt tăng lên đáng kể hằng năm, tuy nhiên đa số người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn, dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, việc tầm soát và phát hiện sớm vẫn là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư tuyến t.iền liệt và những nguy hiểm ở giai đoạn muộn
BSCKI. Phó Minh Tín – Quản lý và điều hành Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM), cho biết theo nghiên cứu mới nhất năm 2020 của cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới, ung thư tuyến t.iền liệt xếp hàng thứ hai trong tổng số các loại ung thư thường xảy ra ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư phổi.
Tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện khoảng 6.300 trường hợp ung thư tuyến t.iền liệt với tỷ lệ t.ử v.ong khá cao, gần 43%. Tại khoa Tiết niệu BV ĐHYD TP.HCM mỗi năm tiếp nhận gần 150 ca ung thư tuyến t.iền liệt. Đáng lo ngại, trên 85% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn có triệu chứng rối loạn đi tiểu, có nghĩa là ung thư ở giai đoạn trễ, thậm chí có thể đã di căn.
BS CKII. Lâm Quốc Trung khám cho người bệnh
Theo BS CKII. Lâm Quốc Trung – Phó Trưởng khoa Hóa trị ung thư BV ĐHYD TP.HCM, nam giới từ 50 trở lên hoặc trên 45 t.uổi và có t.iền căn gia đình bị ung thư tuyến t.iền liệt là những đối tượng nguy cơ cao, cần chú ý sức khỏe và thực hiện thăm khám tổng quát để được lưu ý cũng như phát hiện sớm nếu có bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh lý này hầu như không có triệu chứng điển hình, nếu có thì thường là những dấu hiệu di căn.
Khi ung thư tuyến t.iền liệt phát triển đến giai đoạn muộn, khối u tuyến t.iền liệt thường đa ổ, lan toả xâm lấn vỏ bao ra xung quanh và di căn xa tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: đau nhức xương, yếu liệt hai chi dưới, đau tầng sinh môn, phù nề, x.uất t.inh ra m.áu, tiểu m.áu và các dấu hiệu toàn thân khác.
Điều trị ung thư tuyến t.iền liệt
BV ĐHYD TP.HCM từng tiếp nhận điều trị cho người bệnh Nguyễn Văn N. (80 t.uổi, ngụ tại TPHCM) được chẩn đoán ung thư tuyến t.iền liệt di căn xương, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh, Ngoài ra ông N. còn có t.iền căn cao huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành hội chẩn nhiều chuyên khoa liên quan và sau hai tuần bằng phương pháp điều trị nội tiết, sức khỏe ông N. cải thiện rõ rệt, giảm đau. Người bệnh trở nên lạc quan, ăn uống tốt hơn và đã có khả năng đi lại cũng như tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân. BV ĐHYD TP.HCM tiếp tục khẳng định thế mạnh trong việc đầu tư trang thiết bị giúp thực hiện đầy đủ các xét nghiệm lâm sàng, phục vụ chẩn đoán chính xác, và chủ động phối hợp đa chuyên khoa để đề ra phương hướng điều trị tối ưu cho người bệnh.
BSCKI. Phó Minh Tín cho biết, nhiều phương tiện để chẩn đoán xác định ung thư tuyến t.iền liệt đã được áp dụng tại khoa Tiết niệu BV ĐHYD TP.HCM như: thăm khám tuyến t.iền liệt bằng ngón tay, xét nghiệm m.áu PSA, siêu âm bụng, siêu âm qua ngã trực tràng để sinh thiết tuyến t.iền liệt. Ngoài ra, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đa thông số, xạ hình xương cũng là một số xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán ung thư đang ở giai đoạn nào, từ đó các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Theo BS CKII. Lâm Quốc Trung, tương tự như các loại ung thư khác, điều trị ung thư tuyến t.iền liệt là điều trị phối hợp đa mô thức, bao gồm các biện pháp điều trị đặc hiệu tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị kết hợp điều trị nội khoa như hóa trị, nội tiết và các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ. Để có được kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp người bệnh, các bác sĩ phải dựa vào kết quả lâm sàng, độ ác tính cũng như xét nghiệm PSA, sau đó xem xét đến thời gian kỳ vọng sống thêm và cuối cùng là phân nhóm nguy cơ.
Hiện nay, một số người vẫn còn tồn tại một số quan niệm sai lầm như: không có triệu chứng rối loạn đi tiểu thì không bị ung thư tuyến t.iền liệt, hoặc sau khi kiểm tra một vài lần mà không phát hiện ung thư thì tương lai sẽ không mắc bệnh và không cần đi khám kiểm tra tiếp,… Những suy nghĩ này sẽ làm kéo dài thời gian phát hiện ung thư (nếu có) và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị. Ung thư tuyến t.iền liệt có thể được điều trị và mang đến kết quả khả quan nếu người bệnh được chẩn đoán sớm, giữ tinh thần lạc quan cũng như tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ.
Các bác sĩ khuyến cáo, những đối tượng trong nhóm nguy cơ mắc bệnh nên đến trực tiếp chuyên khoa Tiết niệu để được tầm soát kịp thời, không để xuất hiện các triệu chứng rồi mới bắt đầu đi khám. Trong trường hợp chưa phát hiện ung thư vẫn phải duy trì lịch khám định kỳ trong tương lai theo hướng dẫn từ bác sĩ. Ở giai đoạn sớm của bệnh thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến t.iền liệt hoặc xạ trị có thể điều trị hết bệnh, giúp người bệnh có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nếu phát hiện càng trễ thì việc điều trị sẽ càng trở nên phức tạp.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về ung thư tuyến t.iền liệt cũng như giúp nhận biết, điều trị bệnh trong giai đoạn sớm, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn “Hiểu đúng – Sống khỏe” với chủ đề: “Ung thư tuyến t.iền liệt – Những điều nam giới còn chưa biết”, theo dõi tại: https://bit.ly/ungthutuyentienliet-nhungdieunamgioichuabiet
Với sự tư vấn của BS CKII. Lâm Quốc Trung và BSCKI. Phó Minh Tín, chương trình cung cấp nhiều thông tin y khoa hữu ích về các phương pháp chẩn đoán, điều trị và lưu ý của bác sĩ giúp nhận biết sớm ung thư tuyến t.iền liệt.