Ngày 22/2: Số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 55.879 ca; F0 t.ử v.ong giảm còn 77 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 22/2 của Bộ Y tế cho biết có đến 55.879 ca mắc mới COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tăng vọt lên gần 6.900 F0; Trong ngày có hơn 10.000 F0 khỏi; Số ca t.ử v.ong giảm xuống còn 77 trường hợp.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

– Tính từ 16h ngày 21/02 đến 16h ngày 22/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 55.879 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 55.871 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.010 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 39.728 ca trong cộng đồng).

– Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (6.860), Bắc Ninh (2.842), Bắc Giang (2.500), Hải Dương (2.485), Quảng Ninh (2.087), Hòa Bình (2.087), Phú Thọ (2.084), Lào Cai (2.056), Nam Định (1.943), Vĩnh Phúc (1.811), Hải Phòng (1.798), Ninh Bình (1.665), Thái Nguyên (1.645), Sơn La (1.494), Nghệ An (1.441), TP. Hồ Chí Minh (1.352), Hưng Yên (1.312), Yên Bái (1.290), Thái Bình (1.282), Khánh Hòa (1.213), Thanh Hóa (995), Đắk Lắk (989), Quảng Nam (976), Đà Nẵng (946), Tuyên Quang (845), Bình Định (835), Lạng Sơn (765), Hà Tĩnh (690), Cao Bằng (649), Lâm Đồng (630), Quảng Bình (567), Điện Biên (499), Quảng Trị (494), Gia Lai (461), Bà Rịa – Vũng Tàu (441), Bình Phước (429), Lai Châu (388), Hà Nam (380), Cà Mau (351), Phú Yên (316), Thừa Thiên Huế (237), Bắc Kạn (233), Đắk Nông (232), Hà Giang (181), Kon Tum (157), Bình Thuận (155), Quảng Ngãi (135), Bình Dương (132), Tây Ninh (113), Bến Tre (64), Bạc Liêu (50), Đồng Tháp (47), Cần Thơ (46), Vĩnh Long (40), Đồng Nai (37), Trà Vinh (37), Long An (27), Kiên Giang (17), Ninh Thuận (14), An Giang (9), Sóc Trăng (9), Hậu Giang (6).

– Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thanh Hóa (-262), Thái Nguyên (-217), Quảng Bình (-211).

– Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội ( 1.383), Bắc Giang ( 878), Lào Cai ( 875).

– Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 43.605 ca/ngày.

– Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

ngay 222 so mac covid 19 moi tang vot len 55879 ca f0 tu vong giam con 77 ca 476 6325306

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 22/2

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.890.252 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 29.261 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.882.983 ca, trong đó có 2.302.264 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (522.142), Bình Dương (294.271), Hà Nội (210.681), Đồng Nai (100.574), Tây Ninh (89.228).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

– Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.412 ca

– Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.305.081 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.434 ca, trong đó:

– Thở ô xy qua mặt nạ: 2.708 ca

– Thở ô xy dòng cao HFNC: 334 ca

– Thở máy không xâm lấn: 106 ca

– Thở máy xâm lấn: 273 ca

– ECMO: 13 ca

3. Số bệnh nhân t.ử v.ong:

– Từ 17h30 ngày 21/02 đến 17h30 ngày 22/02 ghi nhận 77 ca t.ử v.ong tại: Hà Nội (17), Thanh Hóa (8 ca trong 02 ngày), Nghệ An (6), Bình Định (4), Kiên Giang (4), Phú Yên (4), Đà Nẵng (3), Đắk Lắk (3), Hòa Bình (3), Vĩnh Long (3), Bình Phước (2), Hải Phòng (2), Khánh Hòa (2), Lâm Đồng (2), Nam Định (2), Sóc Trăng (2), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Gia Lai (1), Ninh Bình (1), Quảng Ngãi (1), Thái Bình (1), TP. Hồ Chí Minh (1).

– Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua: 80 ca.

– Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.682 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.

– Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.203.787 mẫu tương đương 78.586.958 lượt người, tăng 40.171 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 21/02 có 327.532 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 191.993.381 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 175.228.460 liều: Mũi 1 là 70.881.550 liều; Mũi 2 là 67.300.879 liều; Mũi 3 là 1.446.638 liều; Mũi bổ sung là 13.489.116 liều; Mũi nhắc lại là 22.110.277 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.764.921 liều: Mũi 1 là 8.611.127 liều; Mũi 2 là 8.153.794 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

– Bộ Y tế ban hành Công điện số 235/CĐ-BYT ngày 21/02/2022 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

– Bộ Y tế ban hành Công văn số 763/BYT-TT-KT ngày 21/02/2022 gửi các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế năm 2022.

– Bộ Y tế ban hành Công văn số 796/BYT-MT ngày 21/02/2022 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp.

F0 điều trị tại nhà, rác thải cần được xử lý như thế nào?

Quá trình thu gom, xử lý chất thải của các F0 điều trị tại nhà được khuyến cáo phải thực hiện đúng cách.

Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế, quá trình thu gom, xử lý chất thải phải được thực hiện đúng cách.

Theo đó, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là dùng dụng cụ dùng một lần, rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng, nên tự rửa bát ở phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ, thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa.

Sau khi rửa, bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm để ở vị trí riêng, tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.

Với đồ vải, nếu có thể, F0 nên tự giặt quần áo của mình. Nếu không, người chăm sóc phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải của F0.

Đối với rác thải, bên trong phòng cách ly của người nhiễm Covid-19 phải có thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nylon bên trong. Toàn bộ rác thải buộc phải có nhãn dán “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”, được thu gom, xử lý hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy.

Người xử lý rác thải phải đeo găng tay, thải bỏ găng tay và rửa tay ngay sau khi xử lý xong.

f0 dieu tri tai nha rac thai can duoc xu ly nhu the nao 934 6325262

Nhân viên y tế gom rác từ khu cách ly, bệnh viện dã chiến ở TP.HCM (Ảnh: Tứ Quý)

Công tác vận chuyển chất thải từ nhà có F0 do đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với Tổ Covid-19 cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn. Phương tiện vận chuyển cơ động (thùng 240 lít, thùng 660 lít, xe gắn máy, xe chuyên dụng…) bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

Rác thải sau đó được vận chuyển đến điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm (có sẵn) tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc các Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí trên địa bàn.

Việc vận chuyển chất thải từ các điểm lưu giữ tạm thời đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại do địa phương bố trí, thực hiện bằng xe chuyên dụng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ ra ngoài. Các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.

Người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển cần đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Chất thải lây nhiễm thu gom được xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp… đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *