Ngay ngày Thầy thuốc Việt Nam, tại Trung tâm quốc gia điều trị Covid-19 lớn nhất ĐBSCL vẫn có hàng chục y bác sĩ đang giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân.
Năm 2021 qua đi, nhiều người có lẽ sẽ không bao giờ quên cuộc chiến khốc liệt với dịch Covid-19. Một cuộc chiến không tiếng s.úng nhưng đầy mất mát. Cũng trong cuộc chiến ấy, chưa bao giờ vai trò và sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ áo trắng lại thể hiện rõ như vậy. Nhiều người đã thực sự quên mình, chiến đấu, giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam, các bác sĩ trong Trung tâm quốc gia điều trị Covid-19 đặt tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vẫn đang nỗ lực điều trị cho bệnh nhân. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Hơn 1.100 ca Covid-19 nguy kịch
Chiều 27.2, tại Trung tâm quốc gia điều trị Covid-19 đặt tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Trung ương Cần Thơ, vẫn có 40 bệnh nhân nặng, nguy kịch từ các tỉnh ở ĐBSCL chuyển về đang được điều trị tích cực, trong đó có 2 ca can thiệp ECMO, kỹ thuật ô xy hóa m.áu bằng màng ngoài cơ thể.
Trước đó, tháng 8.2021, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở miền Tây, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập ngay Trung tâm quốc gia điều trị Covid-19 cho ĐBSCL đặt tại BVĐK Trung ương Cần Thơ. Nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị các ca Covid-19 nguy kịch từ các tỉnh ĐBSCL chuyển về. Tình hình dịch Covid-19 ở ĐBSCL ngày càng căng thẳng, số ca nhiễm mới tăng nhanh. Vì vậy, quy mô 200 giường nhưng gần như Trung tâm trên lúc nào cũng kẹt cứng, không có chỗ trống. Áp lực nặng nề lên vai của đội ngũ y bác sĩ tại trung tâm.
Trung tâm quốc gia điều trị Covid-19 tại Cần Thơ có nhiệm vụ tiếp nhận các ca Covid-19 nặng, nguy kịch từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Theo BS.CK2 Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BVĐK Trung ương Cần Thơ, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, ngoài đảm nhiệm Trung tâm Covid-19 quốc gia của Bộ Y tế giao thì đơn vị làm hồi sức ở BVĐK Trung ương Cần Thơ còn phải đảm nhận một đơn vị làm hồi sức thông thường. Trong khi đó, ở TP.Cần Thơ, các bệnh viện đã phải chuyển công năng tập trung điều trị Covid-19 nên lượng bệnh vừa Covid-19 nặng, vừa bệnh hồi sức thường dồn về BVĐK Trung ương Cần Thơ rất nhiều. Chưa kể các tỉnh khác ở ĐBSCL cũng chuyển các bệnh nặng về bệnh viện trên. “Từ đó đến nay, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã phải chia lực lượng nhân viên y tế ra để gánh 2 nhiệm vụ, áp lực rất nặng nề cả về thời gian làm việc cũng như gánh nặng về tâm lý, cường độ công việc. Bệnh viện cũng đã phải sắp xếp đưa nhiều bác sĩ, điều dưỡng của khoa khác vào Trung tâm Covid-19 quốc gia hỗ trợ thì mới đảm nhận được công việc như hiện nay”.
Trong trung tâm, áp lực rất nặng nề cả về thời gian làm việc cũng như gánh nặng về tâm lý, cường độ công việc. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Hiện tại, Trung tâm quốc gia điều trị Covid-19 đặt tại BVĐK Trung ương Cần Thơ vẫn có 10 ê kíp với 40 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên thay phiên túc trực điều trị cho các bệnh nhân.
Hơn 7 tháng qua, đã có hơn 1.100 ca nhiễm Covid-19 nặng nguy kịch đã được các bác sĩ của trung tâm nỗ lực điều trị. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục như những ca can thiệp ECMO, trong đó phải kể đến những ca sản khoa rất nặng cứu được cả mẹ lẫn con. Đến nay đã có tổng cộng 15 ca được điều trị bằng kỹ thuật ECMO tại bệnh viện này. Thậm chí có lúc ê kíp của bệnh viện theo dõi can thiệp cùng lúc tới 4 ca ECMO.
Y tế phục hồi
Bên cạnh tổ chức hoạt động của Trung tâm điều trị COVID-19, BVĐK Trung ương Cần Thơ còn có nhiệm vụ cấp cứu các bệnh lý khác từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Trong đó bao gồm cả cấp cứu kỹ thuật cao như mổ tim cấp cứu, can thiệp mạch vành cấp cứu, mạch não, mổ thay khớp gối, thay khớp háng…
Ngay khi dịch Covid-19 tạm lắng, rất đông người dân đổ về Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ khám, chữa bệnh. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Các khoa, phòng chuyên môn luôn phải căng sức vừa chống dịch, vừa khám chữa bệnh an toàn, hiệu quả cho người dân. Việc đảm bảo được nhiệm vụ kép là vô cùng nặng nề khi chống dịch an toàn nhưng cũng phải nhanh chóng thích ứng với tình hình mới.
Thích nghi với tình hình mới, vừa chống dịch vừa khám chữa bệnh cho người dân. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Theo BS.CK2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc BVĐK Trung ương Cần Thơ, ngay khi dịch Covid-19 ở ĐBSCL tạm lắng, mỗi ngày có tới từ 1.500-1.700 lượt người đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện. Trong khi đó, lượng bệnh nhân nội trú hiện cũng dao động trung bình từ 1.100-1.200 người/ngày.
Dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn nhưng khi vượt qua được khó khăn, nó sẽ giúp y tế ĐBSCL cải thiện nhiều về chất lượng điều trị. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
“Hiện tại tình hình dịch đã bớt căng thẳng. Tuy nhiên, với tập thể y bác sĩ, cán bộ, nhân viên của bệnh viện, cuộc chiến với Covid-19 vừa qua thực sự là một thử thách lịch sử. Nhưng chắc chắn là khi vượt qua những khó khăn đó, bản lĩnh cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ sẽ cải thiện rất nhiều. Từ đó, công tác khám chữa bệnh cho người dân cũng sẽ hiệu quả hơn”, BS Phong nói thêm.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu – một ở Brazil và một ở Pháp – đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo “sóng thần” ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể “nhiễm cả hai loại virus”, Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch – có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều “khó xảy ra”, Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ “giúp chống lại bệnh nghiêm trọng”, ông nói thêm.