Theo một nghiên cứu của Mỹ, mắc COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ viên cơ tim, đông m.áu, trụy tim ở các bệnh nhân trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng ở người từng nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock
Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng hệ thống y tế cùng với chính quyền các nước trên thế giới cần chuẩn bị đối phó với tình huống đại dịch COVID-19 có thể là một tác nhân lớn gây ra tình trạng gia tăng các trường hợp mắc bệnh tim mạch.
Theo báo cáo phân tích được các chuyên gia của Đại học Washington (Mỹ) thực hiện, người mắc COVID-19 có nguy cơ cao hơn trong mắc bệnh tim mạch và biểu hiện bệnh có thể xuất hiện một năm sau khi nhiễm.
Bản phân tích đăng trên tạp chí Y khoa Nature Medicine ngày 7/2 cho thấy, những nguy cơ mà người bệnh có thể gặp phải gồm có rối loạn nhịp tim, suy tim, đông m.áu, đột quỵ, bệnh động mạch vành và suy giảm chức năng hoạt động của tim. Ngay cả những người trước đó từng khỏe mạnh, thanh niên cũng nằm trong đối tượng này.
Để hoàn tất nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu y tế đồng nhất trong cơ sở dữ liệu liên bang, lọc ra 153.760 ca nhiễm COVID-19 trong quãng thời gian từ 1/3/2020-15/1/2021. Thông tin này sau đó được đối chiếu với hai nhóm chứng: Nhóm 5,6 triệu bệnh nhân tim mạch không mắc COVID-19 trong quãng thời gian này và nhóm 5,8 triệu người bệnh với thời điểm xác định là năm 2017 – trước khi đại dịch xuất hiện.
Sức khỏe tim mạch sau đó được theo dõi và phân tích trong vòng một năm. Kết quả cho thấy người mắc COVID-19 có nguy cơ về bệnh tim mạch tăng 4% so với người không mắc. So với hai nhóm chứng, người nhiễm bệnh COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 72%, mắc chứng nhồi m.áu cơ tim tăng 63% và chứng đột quỵ tăng 52%.
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn gì trước khi tiêm Covid-19?
Bố tôi bị cao huyết áp, có t.iền sử tim mạch, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19. Bố nên ăn gì để ổn định đường huyết trước tiêm, tránh rối loạn đông m.áu? (Diệu Vy)
Trả lời: Thông thường, người có các bệnh lý như bố bạn sẽ sử dụng thuốc thường xuyên. Do đó, lưu ý trong những ngày trước khi đi tiêm chúng ta phải uống thuốc đều đặn để duy trì thể trạng ổn định. Thứ hai, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên bởi đôi khi chỉ số của người bệnh vẫn cao hơn bình thường dù có uống thuốc. Trong một số trường hợp, người bệnh phải uống liều thuốc cao hơn để ổn định huyết áp và tim mạch trong giai đoạn chuẩn bị đi tiêm để đảm bảo các tiêu chí khám sàng lọc trước tiêm.
Thứ ba, người bệnh cần ngủ đủ giấc, ít nhất là một tuần trước khi tiêm. Những người lớn t.uổi hay lo lắng, dẫn tới mất ngủ, huyết áp tăng lên. Do đó, bạn nên trấn an bố của mình để tránh tình trạng không được tiêm do huyết áp tăng bởi lo sợ.
Khẩu phần ăn vẫn nên duy trì như hàng ngày, thậm chí, không cần phải bồi dưỡng thêm. Ngày đi tiêm, người bệnh nên ăn sáng đầy đủ trước khi đi. Sau khi tiêm, chế độ ăn cũng nên giữ nguyên. Trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như nôn, sốt… bố bạn chỉ cần ăn đồ mềm hơn, không nhất thiết phải có chế độ ăn đặc biệt sau tiêm.
Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi
Cố vấn chuyên môn tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome