Theo số liệu của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế, hiện có khoảng 537 triệu người trên thế giới sống chung với bệnh tiểu đường.
Bệnh này gây ra 6,7 triệu ca t.ử v.ong vào năm 2021 – cứ 5 giây lại có 1 ca t.ử v.ong.
Vậy nếu muốn kiểm soát lượng đường trong m.áu một cách hiệu quả, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm nào, đặc biệt vào bữa sáng?
Chuyên gia về bệnh tiểu đường người Anh, tiến sĩ Sarah Brewer, tác giả của 50 cuốn sách về sức khỏe, khuyên nên “cắt giảm các loại thực phẩm có chứa carbohydrate hấp thu nhanh” vì chúng sẽ khiến lượng đường trong m.áu tăng đột biến. Ví dụ như bánh ngọt, bánh mì, có thể làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể, theo nhật báo Express (Anh).
Tiến sĩ Brewer cảnh báo: “Đặc biệt nếu người bệnh cũng thừa cân, điều này có thể dẫn đến việc kiểm soát lượng đường kém hơn. Để an toàn, tốt nhất nên “tuân theo chế độ ăn gồm các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp”, tiến sĩ Brewer khuyên.
Người bệnh tiểu đường kỵ nhất ăn sáng với thứ này. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chỉ số đường huyết (GI) là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) cho thấy mỗi loại thực phẩm được hấp thu nhanh như thế nào – làm tăng lượng đường trong m.áu nhanh như thế nào, khi được ăn vào.
Thực phẩm có GI cao
Thực phẩm có GI cao được cơ thể p.hân h.ủy nhanh chóng, khiến lượng đường trong m.áu tăng nhanh.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cần hạn chế bao gồm:
Đường và đồ ngọt
Nước ngọt có đường
Bánh mì
Khoai tây
Cơm trắng
Thực phẩm có GI thấp
Thực phẩm có GI thấp và trung bình được cơ thể p.hân h.ủy chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong m.áu “tăng từ từ”.
Sau đây là cách để tránh lượng đường trong m.áu cao nguy hiểm và tránh tăng đường huyết.
Ví dụ về thực phẩm GI thấp và trung bình bao gồm:
Một số trái cây và rau
Các loại đậu
Thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, như cháo yến mạch, theo Express.
Mặc dù thực phẩm có GI thấp có thể lành mạnh, nhưng không phải tất cả thực phẩm có GI thấp đều tốt cho sức khỏe.
Các lựa chọn thực phẩm có GI thấp lành mạnh bao gồm: thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu.
Tuy nhiên, sô cô la và khoai tây chiên cũng là những thực phẩm có GI thấp, nhưng không lành mạnh vì có thể chứa nhiều chất béo.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết: “Chỉ dựa vào GI của thực phẩm thì chưa đủ.
Mà nghiên cứu cho thấy lượng carbohydrate ăn vào rất quan trọng đối với việc làm tăng đường huyết.
Các lựa chọn thực phẩm có GI thấp lành mạnh bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu.. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không riêng chỉ số GI của thực phẩm, mà chính lượng carbohydrate ăn vào ảnh hưởng đến mức đường huyết sau bữa ăn nhiều nhất.
Đây là lý do tại sao tiến sĩ Brewer cũng đề nghị nên xem xét khẩu phần ăn, nhằm giảm bớt trọng lượng dư thừa.
Đàn ông thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 7 lần, trong khi phụ nữ béo phì có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn 27 lần.
Giảm mỡ thừa có thể cải thiện đáng kể việc sản xuất insulin và các tế bào của cơ thể đáp ứng tốt hơn với insulin, theo Express.
5 loại rau có chỉ số GI thấp, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều protein và nhiều chất xơ được khuyến khích cùng với việc tập luyện thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Có nhiều loại rau có chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) cung cấp ý tưởng về tốc độ glucose được giải phóng từ một loại thực phẩm cụ thể trong m.áu.
Thực phẩm có thể được phân loại tùy thuộc vào điều này như thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, trung bình và cao.
Ngoài chỉ số Gl, lượng đường huyết của thực phẩm cũng rất quan trọng, đó là tốc độ giải phóng đường từ tổng lượng carb có trong phần thực phẩm được tiêu thụ.
2. Phân loại thực phẩm theo chỉ số đường huyết?
Đo đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thực phẩm có GI dưới 55 được gọi là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Thực phẩm có GI từ 56-69 được gọi là thực phẩm có chỉ số đường huyết vừa phải.
Thực phẩm có GI trên 70 là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Dưới đây là 5 loại rau có chỉ số đường huyết thấp (dưới 55).
3. Bắp cải (10)
Bắp cải rất giàu sulforaphane, kaempferol và các chất chống oxy hóa khác. Nó cũng có chất xơ không hòa tan, đóng vai trò như một loại t.iền sinh học và hỗ trợ các chức năng tiêu hóa và miễn dịch.
Nó cũng rất giàu vitamin K còn được gọi là yếu tố đông m.áu.
Vì vậy, bắp cải nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng m.áu.
4. Bông cải trắng (10)
Bông cải trắng (còn gọi là súp lơ) rất giàu chất chống oxy hóa, isothiocyanates và glucosinolate, có đặc tính mạnh và chống viêm.
Chất xơ không hòa tan trong nó giúp thúc đẩy cảm giác no.
Bông cải trắng rất giàu choline, giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và phát triển trí não.
5. Cà chua (15)
Cà chua có nhiều chất xơ, nhiều lycopene và vitamin C, là một chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời.
Cà chua. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cà chua là một nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp.
Tuy nhiên, bệnh nhân thận nên tiêu thụ cà chua ở mức độ vừa phải.
6. Đậu bắp (20)
Đậu bắp (bhindi) rất giàu chất xơ, vitamin C, axit folic, carotenoid và magiê. Nó giúp duy trì mức homocysteine thấp, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh thần kinh.
Chất xơ cũng giúp duy trì kiểm soát đường huyết tốt trong bữa ăn.
7. Đậu cô ve (15)
Đậu cô ve (French beans) rất giàu vitamin C, chất xơ, vitamin K và axit folic. Vitamin K hỗ trợ sự hấp thụ canxi trong xương và giảm bài tiết canxi qua nước tiểu, theo Times of India.