Ngoài việc ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp, Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như tim, mô và thậm chí là hệ thần kinh.
Hơn nữa, Covid-19 có thể gây t.ử v.ong ở những người có bệnh nền như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường…
Bí ẩn hơn, các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy một số bệnh nhân Covid-19 phát triển bệnh tiểu đường không lâu sau khi nhiễm bệnh, theo nhật báo Live Mint (Ấn Độ).
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nhiễm Covid-19 có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu cao.
Một số bệnh nhân Covid-19 phát triển bệnh tiểu đường không lâu sau khi nhiễm bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vậy các triệu chứng để nhận biết là gì? Bệnh có nghiêm trọng không?
Một nghiên cứu của Đại học Massachusetts (Mỹ) cho thấy, nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 cũng bị tăng lượng đường hậu Covid-19.
Tiến sĩ Sara Cromer, tác giả của nghiên cứu, giải thích: “Covid-19 không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, mà có thể thúc đẩy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường từ trước – nhưng chưa được phát hiện, đi khám rồi chẩn đoán ra rối loạn đường huyết”.
Những bệnh nhân này có thể chỉ cần dùng insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường trong một thời gian ngắn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tăng đường huyết do Covid-19 có nguy hiểm không?
Báo cáo tương tự cho biết trong nhiều trường hợp, lượng đường trong m.áu tăng lên sau khi vừa khỏi bệnh nhưng lại hạ xuống sau khi dùng thuốc.
Trong báo cáo được công bố trên tạp chí về bệnh tiểu đường và biến chứng, các nhà nghiên cứu lưu ý: “Những bệnh nhân này có thể chỉ cần dùng insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường trong một thời gian ngắn”, theo Live Mint.
Đây chỉ là một giai đoạn tạm thời chứ không phải là vĩnh viễn. Chính vì vậy, không đáng lo ngại.
Các triệu chứng tăng đường huyết do Covid-19 gây ra như thế nào?
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường do Covid-19 gây ra bao gồm:
Khát nước
Mệt mỏi
Chán ăn
Giảm cân
Đi tiểu thường xuyên
Ngứa quanh “vùng kín”
Mờ mắt, theo Live Mint.
Tin vui cho người thừa cân: Thuốc tiêm giảm cân cho kết quả ấn tượng
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư.
Thuốc tự tiêm
Nhiều người cảm thấy khó duy trì cân nặng. Viện Quốc gia về Y tế và Chăm sóc xã hội của Anh (NICE) đã khuyến nghị một loại thuốc tiêm giảm cân để Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) sử dụng ở Anh, theo trang web y tế của Anh Medical News Today.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã chấp thuận phương pháp điều trị này hồi năm ngoái.
Thuốc có tên là Semaglutide, tên thương hiệu là Wegovy. Phương pháp điều trị làm cho mọi người cảm thấy no hơn, do đó không cảm thấy đói và ăn ít hơn.
Thuốc tiêm giảm cân cho kết quả thật ấn tượng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong thử nghiệm năm 2021, 1.961 người thừa cân có BMI trên 30 được điều trị Semaglutide bằng cách tự tiêm hằng tuần 2,4 miligam (mg) hoặc giả dược đối chứng.
Tất cả những người tham gia cũng tuân theo chế độ ăn kiêng giảm calo và tăng cường hoạt động thể chất. Họ nhận được các buổi tư vấn 4 tuần một lần để giúp duy trì việc thay đổi lối sống.
Giảm cân đáng kể
Kết quả thật ấn tượng! Trong nhóm điều trị, những người tham gia đã giảm trung bình 14,9% cân nặng trong 68 tuần thử nghiệm, theo Medical News Today.
Trong khi đó, nhóm dùng giả dược giảm trung bình 2,4% cân nặng.
Bà Kristin Kirkpatrick, chuyên gia dinh dưỡng của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết: “Bất kỳ tiến bộ nào giúp mọi người giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính thông thường đều là điều tốt”.
Tuy thuốc gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình, như tiêu chảy, đầy hơi và khó tiêu, nhưng không ai trong số những người tham gia ngừng điều trị.
Những ai có thể dùng thuốc này?
Semaglutide chỉ được khuyên dùng cho một số người bị béo phì.
Tất cả các chiến lược giảm cân đều yêu cầu phải thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
NICE khuyến nghị các bác sĩ nên kê đơn thuốc cho những người có chỉ số BMI trên 35 – nghĩa là béo phì nghiêm trọng, và mắc bệnh do béo phì, như tăng huyết áp, tiểu đường loại 2 hoặc bệnh tim mạch vành.
NICE cũng quy định rằng bác sĩ phải kê đơn thuốc như một phần của chương trình kiểm soát cân nặng và tối đa là 2 năm.
Trong dài hạn thì sao?
Các chuyên gia đặt câu hỏi liệu loại thuốc này có phải là giải pháp lâu dài hay không. Một người tham gia thử nghiệm – đã giảm 22% cân nặng trong quá trình thử nghiệm – nhận thấy rằng cô thèm ăn trở lại sau khi ngừng tiêm và đang tăng cân.
Tiến sĩ, bác sĩ Mir Ali, Giám đốc Trung tâm giảm cân bằng phẫu thuật MemorialCare thuộc Trung tâm Y tế Orange Coast (Mỹ), nói rằng: “Tất cả các chiến lược giảm cân đều yêu cầu phải thay đổi lối sống, nếu không, hầu hết mọi người sẽ tăng cân trở lại”, theo Medical News Today.