Nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly?

Nhiều gia đình ở Hà Nội có các thành viên cùng mắc Covid-19, phải cách ly điều trị ở nhà.

Người dân băn khoăn không biết liệu những người có kết quả âm tính trước có phải cách ly với các F0 còn lại?

Gia đình chị Lê Ngọc (Quốc Oai, Hà Nội) có 5 thành viên mắc Covid-19. Các F0 ở gia đình chị gồm 2 vợ chồng, 2 con trai và người mẹ chồng. Ban đầu, chồng chị mắc Covid-19, 4 thành viên còn lại đều âm tính nhưng sau đó, 4 người còn lại cũng lần lượt có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Điều chị Ngọc băn khoăn là hiện tại chị có kết quả âm tính trước, trong khi 4 người còn lại vẫn đang dương tính. Như vậy, liệu chị có phải cách ly với các F0 còn lại?

Về vấn đề này, TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học – Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết, hiện tại, tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội căng thẳng, xuất hiện tình trạng 1 người nhiễm và lây cho cả nhà. Ngoài ra, khi nhiều người trong gia đình nhiễm sẽ xảy ra trường hợp người âm tính trước, người âm tính sau.

nhieu f0 o cung nha nguoi am tinh truoc co phai cach ly fe2 6340054

Biển cách ly tại một gia đình ở quận Hoàng Mai, Hà Nội

Theo TS Bùi Lê Minh, với trường hợp người đã có kết quả xét nghiệm âm tính không cần phải cách ly với các F0 còn lại bởi lúc này cơ thể của F0 đã âm tính vẫn còn kháng thể giúp họ bảo vệ bản thân. Tình trạng tái nhiễm thường chỉ xuất hiện sau 1, 2 tháng từ khi khỏi bệnh.

“Người bệnh có kết quả âm tính nên an tâm, không phải quá lo lắng về vấn đề cách ly. Nếu sức khỏe đảm bảo có thể hỗ trợ, chăm sóc các F0 còn lại bởi khả năng chăm sóc nhau vô cùng quan trọng trong bối cảnh nhiều gia đình đang cách ly, điều trị tại nhà”, TS Minh nói.

TS Bùi Lê Minh cũng phân tích thêm, sau 1, 2 tháng từ khi khỏi bệnh, người bệnh có khả năng tái nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đầu tiên là do nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian.

Thứ hai, chúng ta tái nhiễm Covid-19 nhưng tái nhiễm các biến chủng khác nhau. Sự khác biệt giữa các protein gai càng lớn của các biến chủng, chúng ta lại càng ít có miễn dịch chéo. Tức là miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại biến chủng này không đủ để ngăn cản biến chủng phía sau. Ví dụ lần đầu bạn nhiễm chủng Delta, lần sau bạn vẫn có nguy cơ nhiễm chủng Omicron.

Cũng theo TS. Minh, còn trường hợp đã nhiễm Omicron, rất khó và hiếm xảy ra nhiễm lại cùng một biến chủng. Do hệ miễn dịch đã học được cách tấn công lại virus. Việc tái nhiễm 2 biến chủng khác nhau có thể xảy ra nhưng thời gian tái nhiễm thường từ 1 tháng trở lên vì vậy khi F0 vừa âm tính không phải cách ly với các F0 còn lại.

Tương tự, BS Nguyễn Hoàng Hiệp, Bệnh viện Quân y 103, cũng cho rằng, trong gia đình có nhiều F0 người có kết quả âm tính trước không phải cách ly với những người còn lại. BS Hiệp lý giải, sau khi khỏi Covid-19, cơ thể bệnh nhân có kháng thể chống lại virus. Vì vậy người này có thể yên tâm để sinh hoạt, không lo về khả năng lây nhiễm trở lại từ những người vẫn dương tính.

Cũng theo BS Hiệp, trường hợp tái nhiễm có thể xảy ra nhưng thường tái nhiễm ở chủng khác. Ví dụ bạn mắc Delta, lần tái nhiễm bạn có thể mắc chủng Omicron. Thứ 2, việc tái nhiễm phải xảy ra sau một khoảng thời gian nhất định khi kháng thể trong cơ thể F0 vừa khỏi bệnh bị giảm đi.

“Hiện chưa có nghiên cứu chính xác về khoảng thời gian kháng thể bị giảm đi nhưng khoảng từ 1- 3 tháng, kháng thể sẽ không có tác dụng bảo vệ nữa, yếu đi. Điều này cũng giống như chúng ta tiêm vắc xin theo thời gian kháng thể cũng sẽ giảm dần”, BS Hiệp nói thêm.

BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM, cũng cho rằng, việc tái nhiễm Covid-19 trong một thời gian ngắn sau khi mắc là hoàn toàn có thể xảy ra vì người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau.

Dù vậy, bác sĩ Khanh cho rằng mọi người không nên quá hoang mang, lo lắng vì khi tái nhiễm dù là biến thể mới nhưng đa phần sẽ nhẹ hơn so với mắc lần đầu, nhất là người đã tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19.

Về trường hợp nhà có nhiều người F0 nhưng vẫn có người âm tính, được cách ly phòng riêng. Khi người F0 âm tính trước, có nên tách ra ở cùng F1 hay vẫn cách ly cùng với F0 như trước, TS Bùi Lê Minh cho rằng, theo quy định của Bộ Y tế, F0 có kết quả âm tính sau 7 ngày có khả năng tái hòa nhập cộng đồng.

“Với các gia đình nhiều thành viên là F0, người âm tính trước có thể ra ở cùng F1. Theo nguyên tắc, khoảng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng, khả năng lây nhiễm cho người khác sẽ kém đi, trừ trường hợp mắc Covid-19 nặng.

Tuy vậy để đảm bảo an toàn, người cùng một nhà vẫn nên thực hiện các khuyến cáo phòng lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên…”, TS Minh cho biết.

“Siêu F1” cách ly cả tháng, công ty “vườn không nhà trống”, liệu đã đến lúc bỏ khái niệm F0 và F1?

Nữ nhân viên văn phòng là F1 phải cách ly cả tháng trời vì các thành viên trong gia đình lần lượt mắc Covid-19.

Hôm trước, chị được đồng nghiệp gửi bức ảnh cả văn phòng “vườn không nhà trống”, “ai cũng thông báo 2 vạch”.

“Siêu F1” cách ly cả tháng, văn phòng “vườn không nhà trống”

Chị Nguyễn Thanh Hương, 28 t.uổi, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy sau 7 ngày cách ly tại nhà vì là F1, ngày 28/2 đến văn phòng làm việc nhưng “không một bóng người”. Hôm đó, toàn bộ văn phòng chỉ có đúng 5 người. Từ đầu tháng 2 đến nay, công ty chị Hương có 27 F0, số F1 “đếm không xuể”. Để đảm bảo năng suất, ban lãnh đạo yêu cầu nhân viên vừa trực tiếp đến văn phòng vừa làm việc online.

Chị Hương là F1, sống cùng nhà với F0, nhưng may mắn sau 5 ngày cách ly vẫn âm tính và sức khoẻ ổn định. Căn phòng trọ khá nhỏ, không chia phòng, chung nhà vệ sinh và không gian sinh hoạt, nên ban đầu chị hơi lo lắng.

Để không bị lây nhiễm chéo, chị đeo khẩu trang, sát khuẩn nhà và đồ vật, tránh dùng chung đồ và hạn chế tiếp xúc. Nữ nhân viên văn phòng còn uống vitamin C, ăn nhiều hoa quả, sát khuẩn họng hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng.

“Mình nghĩ F1 không triệu chứng, xét nghiệm âm tính, nên được đi làm trở lại mà không nhất thiết cách ly 5 ngày như quy định của Bộ Y tế. Nghỉ việc ảnh hưởng nhiều đến thu nhập và chất lượng công việc”, chị Hương nói.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19 trong vòng 3 tháng, cách ly y tế 5 ngày tại nhà/ nơi lưu trú. Những người này sẽ được kết thúc cách ly nếu xét nghiệm PCR hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính vào ngày cách ly thứ 5.

Tuy nhiên, cũng có những người được mệnh danh là “siêu F1” phải kéo dài thời gian cách ly do người thân trong gia đình lần lượt mắc Covid-19.

Gia đình chị Nguyễn Quỳnh An, 33 t.uổi, trú quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đầu tháng 2 có ba thành viên lần lượt mắc Covid-19, riêng chị tự nhận là F1 “bất tử”. Đến ngày 18/2, ngỡ tưởng sắp hoàn thành cách ly khi 3 F0 đã âm tính, chị bất ngờ test nhanh lên “hai vạch”. Các thành viên trong nhà đùa sẽ “nhốt” F0 mới vào nhà vệ sinh để tự cách ly.

sieu f1 cach ly ca thang cong ty vuon khong nha trong lieu da den luc bo khai niem f0 va f1 955 6338053

Văn phòng chị An “vườn không nhà trống” vì nhân viên đều mắc Covid-19 (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

“Tôi đang dự định khi mọi người âm tính, kết thúc cách ly, sẽ làm việc và đi học bằng lái xe, nhưng lại phải ở nhà thêm một tuần do bản thân nhiễm bệnh. Vậy là từ mùng 5 Tết đến nay, tôi phải ở nhà, chắc phải cách ly đến hết tháng”, chị nói.

Sau 7 ngày điều trị, chị An test nhanh 3 lần đều âm tính với SARS-CoV-2. Cơ quan yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm PCR mới được đến văn phòng. Ngày 27/2, chị đến bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm, hôm sau nhận kết quả dương tính với chỉ số CT 24.

“Không còn cách nào khác, tôi phải tiếp tục ở nhà cách ly thêm 7 ngày”, chị nói.

Hôm trước, chị được đồng nghiệp gửi bức ảnh cả văn phòng “vườn không nhà trống”, “ai cũng thông báo 2 vạch”. “Đây là kỳ nghỉ Tết dài nhất của tôi. Mọi người nghỉ 5-7 ngày, còn tôi cả tháng trời. F chồng F đến lúc nghĩ rằng bất tử lại lên đời F0”, chị hài hước nói.

Anh Trần Đông, 29 t.uổi, quận Hoàng Mai nêu quan điểm nên “bỏ khái niệm F1” vì nhiều công ty sẽ không đủ nhân lực lao động.

“F1 cách ly 5 ngày, xong đi làm lại F1, thêm 5 ngày nữa. Và hoàn toàn có thể lại F1 tiếp, nghỉ thêm 5 ngày. Vậy một công ty nếu cứ phải cho F1 ở nhà thì lấy ai làm việc, trong tình hình mà Hà Nội gia tăng F0 như hiện nay”, anh nói.

Đã đến lúc nên bỏ khái niệm F0, F1?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, người dân cần phân biệt chính xác như thế nào được xem là những người tiếp xúc gần (F1).

Theo quy định của Bộ Y tế, F1 là người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền. Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền.

Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền. Hoặc người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Theo ông Nga, trong bối cảnh Hà Nội gia tăng F0 như hiện nay, tuỳ vào hoàn cảnh, nếu F1 xét nghiệm âm tính, không có triệu chứng, có thể tiếp tục đi làm. “F1 cách ly hàng loạt sẽ ảnh hưởng lực lượng lao động. Do đó, Bộ Y tế nên ban hành, sửa đổi quy định để tạo điều kiện cho người dân”, ông Nga nói.

Theo vị chuyên gia, Việt Nam nên tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu bình thường, từ đó giảm gánh nặng cho Nhà nước. Trong trường hợp Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A, theo ông Nga, người dân nên chi trả t.iền khám, điều trị.

Cụ thể, việc thanh toán t.iền khám, chữa bệnh Covid-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác. Nghĩa là có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả khi đến các bệnh viện. Hệ thống tư nhân cũng có thể tham gia điều trị Covid-19 và thu phí.

sieu f1 cach ly ca thang cong ty vuon khong nha trong lieu da den luc bo khai niem f0 va f1 fb4 6338053

Những văn phòng “không bóng người” tại Hà Nội mùa này (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Dịch Covid-19 tại Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp khi ngày 2/3 đã vượt 15.000 ca nhiễm. Số bệnh nhân thể nhẹ, không triệu chứng chiếm đa số 96% (trong đó 95% tổng số ca nhiễm điều trị tại nhà), kiểm soát số ca điều trị chuyển tầng 2 và 3.

Theo các chuyên gia, nửa tháng nữa số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố đ.ánh giá đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ và ý thức người dân.

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội ngày 27/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh thông tin, Hà Nội đang khẩn trương giải trình tự gene để đ.ánh giá mức độ chủng Omicron (chờ kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ).

Tuy chưa có kết quả giải trình tự gene, nhưng trên thực tế, có thể nhận định, hiện Hà Nội đã lưu hành chủng Omicron song hành với chủng Delta và có thể đã chiếm đa số bởi tốc độ lây lan Covid-19 hiện rất nhanh.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, người dân không nên hoang mang và lo lắng khi “đếm số ca” mỗi ngày. Trên thực tế, độ bao phủ vaccine của Hà Nội lớn, người dân thậm chí đã được tiêm mũi 4. Ngoài ra, chủng Omicron tuy lây lan nhanh, nhưng triệu chứng bệnh nhẹ hơn. Tuy nhiên, cơ quan y tế vẫn phải quan tâm những người sức khoẻ yếu, người già, người có bệnh nền vì họ có thể chuyển nặng.

Ông Nga khuyến cáo người dân nên bỏ ngay tâm lý “ai rồi cũng là F0”, vì điều này có thể gây quá tải y tế khiến các F0 nặng không được chăm sóc tốt nhất, có thể dẫn đến t.ử v.ong.

“Khi là F0, người ta đăng lên Facebook, có thể xem đây là cảnh báo với những người khác nếu lỡ tiếp xúc cần có biện pháp phòng, chống bệnh. Mặt khác, tâm lý “ai rồi cũng là F0″ rất nguy hiểm. Chúng ta làm sao khẳng định được mình hoàn toàn khoẻ mạnh, tỷ lệ t.ử v.ong không rơi vào mình. Chúng ta không nên đ.ánh cược sức khoẻ của bản thân”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ông lưu ý người dân nên tuân thủ thật nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, đặc biệt đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người. Ngoài tiêm chủng, người dân cũng cần tăng cường nâng cao sức khoẻ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin, tập thể dục.

“Hiện nay 90% người bệnh không có triệu chứng, do đó nhiều F0 có thể đi lại trong cộng đồng, chúng ta cần hạn chế đến những nơi đông người”, ông Nga nói.

sieu f1 cach ly ca thang cong ty vuon khong nha trong lieu da den luc bo khai niem f0 va f1 10a 6338053

Người dân xếp hàng tại trạm y tế phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) xin giấy xác nhận khỏi Covid-19 (Ảnh: Đinh Huy)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, khái niệm F0, F1 không còn giá trị trong bối cảnh ca mắc tăng lên 100.000 ca/ngày như hiện nay. Ngoài ra, các địa phương cũng không còn truy vết được những trường hợp tiếp xúc của F0 như giai đoạn trước. Tương tự, khi có F1 thì cũng không xác định những trường hợp F2.

“Nếu tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà 5 ngày với F1 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc của người dân”, ông Khanh nói.

Vị bác sĩ đề xuất chỉ nên quy định “những người mắc bệnh”, “những người không mắc bệnh”, không quy định F0 và F1 nữa. Người dân cần đảm bảo thực hiện quy định 5K khi ra ngoài, đến công ty hay nơi công cộng.

“Nếu họ có triệu chứng thì tự test và điều trị tại nhà, khỏi bệnh lại tiếp tục đi làm. Ngành y tế chỉ cần tập trung cho những bệnh nhân nặng, bệnh nhân phải thở máy để hạn chế ca tử vong”, bác sĩ Khanh nói.

Ông cũng đồng tình quan điểm nên coi Covid-19 là bệnh đặc hữu thông thường, vì hầu hết người mắc nhẹ, ít triệu chứng. Ngành y tế và chính quyền địa phương cần “bảo vệ” những người lớn t.uổi, nhóm nguy cơ cao có bệnh nền. Khi các hoạt động đã được mở cửa thì không cần phải truy vết hay phân loại như giai đoạn trước.

Đồng thời ông cũng đề xuất điều chỉnh lại chiến lược xét nghiệm hiện nay. Không cần phải xét nghiệm đại trà trong khu dân cư, trường học… gây tốn kém và lãng phí, nên xét nghiệm trọng tâm trọng điểm như với những người có triệu chứng, người bệnh vào bệnh viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *