Cảm xúc của y bác sĩ về cuộc chi viện lớn nhất lịch sử ngành y Việt Nam.
Bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 12 (từ Quảng Ninh chi viện) chăm sóc bệnh nhân trở nặng, cần chuyển viện trong đêm – Ảnh: NGUYỄN THẾ THIÊM
Cuộc chi viện lịch sử
“Tôi vẫn còn nhớ mãi tối 27-7-2021 tôi vào TP.HCM. Lúc ấy khó khăn lắm, số mắc COVID-19 mới tăng rất nhanh, số ca t.ử v.ong nhiều. Bộ trưởng Bộ Y tế gọi hỏi có thể điều y bác sĩ của Việt Đức vào TP.HCM được không. Tôi nói tôi đã chờ lệnh và sẵn sàng điều động” – GS Trần Bình Giang, giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nói với T.uổi Trẻ về chuyến đi của 750 y bác sĩ Việt Đức trong cuộc điều động lịch sử.
Chuyến đi trong ngày đầu tiên ấy chỉ có ông Giang và vài cán bộ. Họ đã đi khảo sát hai địa điểm và quyết định mở Trung tâm hồi sức người bệnh COVID-19 do Bệnh viện Việt Đức phụ trách tại Bình Chánh (TP.HCM) – khu vực dịch đang rất nặng nề vào thời điểm đó.
Khi ấy, địa điểm được chọn vẫn còn dở dang và họ đã quyết định phải đón được người bệnh trong vòng năm ngày – một quyết định tưởng như không tưởng.
“Làm thì làm được, người TP.HCM năng động lắm, năm ngày sau y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức bắt đầu vào. Chỉ có năm ngày để chúng tôi tập huấn vì Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa, không chuyên về COVID-19, nhưng Việt Đức làm rất cẩn thận, rất chặt chẽ. Trong hơn hai tháng ở trung tâm, toàn bộ y bác sĩ Việt Đức không ai bị lây nhiễm COVID-19″ – ông Giang nói.
Những ngày đầu mở trung tâm là những ngày gian khổ nhất. Các y bác sĩ phải đón người bệnh theo kiểu “cuốn chiếu”. Hoàn thành hai dãy nhà là đón người bệnh vào luôn, ba dãy khác tiếp tục sửa sang, xong lại đón người bệnh tiếp. Cao điểm trung tâm chăm sóc cho 500 người bệnh, tất cả đều là ca nặng.
“Chúng tôi đã nỗ lực hết sức để hạn chế tối đa số ca t.ử v.ong, nhưng những ngày đầu số t.ử v.ong vẫn cao. Y bác sĩ Việt Đức chưa bao giờ gặp tình huống như vậy, các em xuống tinh thần. Chúng tôi đã phải mở cuộc họp trực tuyến để chia sẻ và động viên anh em. Sau này, tỉ lệ t.ử v.ong ở trung tâm do Việt Đức phụ trách là thấp nhất so với các trung tâm lân cận” – ông Giang chia sẻ.
Vào “chảo lửa”
Thời điểm tháng 7-2021, COVID-19 vẫn còn xa lạ, dù lúc ấy đã là đợt dịch thứ 4. Trước tháng 7, không ai nghĩ đợt dịch thứ 4 lại khủng khiếp đến thế. Số mắc mới, số t.ử v.ong tăng nhanh hằng ngày mà tâm điểm dịch là TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Anh Nguyễn Thế Thiêm, thành viên đoàn chi viện Quảng Ninh, kể các anh vào TP.HCM đúng vào giai đoạn căng nhất và đoàn Quảng Ninh với 74 người được giao chăm sóc, điều trị, quản lý 1.500 người bệnh tại Bệnh viện dã chiến số 12.
Khi ở nhà, anh Thiêm và các đồng nghiệp đã biết tình hình ở TP.HCM là nóng nhưng không ngờ lại nóng đến thế.
Nỗi khổ với y bác sĩ là bộ trang phục bảo hộ. Mặc bộ trang phục ấy trong thời tiết nóng bức, người lúc nào cũng đầy mồ hôi, khẩu trang kín mít khiến thở rất khó khăn, đôi tay lúc nào cũng bao chặt trong găng tay dấp dính mồ hôi.
Những ngày đầu, 74 người trong đoàn Quảng Ninh không phải ai cũng làm chuyên khoa hô hấp nên vào đến nơi còn phải phân công phân nhiệm, người nào việc nấy, thậm chí cả việc đẩy xe chia thực phẩm, đồ ăn cũng do y bác sĩ đảm nhiệm.
Xong công việc mỗi ngày, tất cả đội ngũ đều mệt lả, nhưng khi nhìn xuống sân lại thấy một hàng bệnh nhân chuẩn bị vào viện, lại một guồng quay mới.
Gian khổ như vậy nhưng y bác sĩ lại xung phong vào “tuyến lửa”. Riêng Bệnh viện Việt Đức đã có hơn 1.000 y bác sĩ xung phong, có gia đình cả vợ và chồng cùng đăng ký đi TP.HCM.
Vì những ngày yên bình sau này
Trong hơn hai tháng từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 10-2021, 750 y bác sĩ Việt Đức đến làm việc tại Trung tâm hồi sức người bệnh COVID-19 ở Bình Chánh đã vượt qua một trận dịch kinh người, họ chỉ trở về khi TP.HCM yên bình trở lại. Và ngay sau khi trở về, nhiều người của Bệnh viện Việt Đức lại có mặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu để hỗ trợ cấp cứu người bệnh.
Trong cuộc chi viện lịch sử này, ngành y tế đã điều động hơn 25.000 y bác sĩ, học viên y dược khắp cả nước hỗ trợ cho Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nam Bộ. Hơn 25.000 người đã rời gia đình, rời trường học, rời nơi thân thuộc để dấn thân vào một công việc hiểm nguy là chống lại căn bệnh nguy hiểm COVID-19.
Nhiều y bác sĩ đã nghỉ hưu cũng quay lại tham gia chống dịch, từ Thanh Hóa vào tận Bình Dương, từ Hà Giang vào TP.HCM. Tất cả vì những ngày yên bình sau này…
Ám ảnh con đường vùng dịch chỉ có xe cấp cứu
“Nghề cấp cứu của tôi đã quen với m.áu m.e và chứng kiến những lằn ranh sinh – tử, nhưng thực sự đến bây giờ vẫn chưa thôi ám ảnh của những ngày làm cấp cứu ở TP.HCM. COVID-19 không có m.áu đổ nhưng hậu quả lại quá kinh hoàng”. Đó là chia sẻ của y sĩ Đào Đức Hùng, Trung tâm cấp cứu 115 Đà Nẵng.
“Đã có rất nhiều chuyện muốn quên và sẽ nhớ. Nếu chọn một điều tốt đẹp để nhớ trong thời gian ấy có lẽ đó là sự tận hiến của những y bác sĩ tham gia chống dịch TP.HCM.
Tôi chuyển viện cho rất nhiều bệnh nhân, đến rất nhiều bệnh viện và tiếp xúc với rất nhiều nhân viên y tế đều thấy ở họ một tinh thần nghề nghiệp khẩn trương, chuyên nghiệp vì người bệnh. Nếu không có những ngày làm việc với 200% sức lực ấy của họ, mọi việc có thể tồi tệ hơn”.
Nuốt vướng, nuốt nghẹn, cảnh giác với ung thư thực quản
Ông Trần Văn H. (60 t.uổi) trú tại Thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh bất ngờ có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn, kèm theo đau tức ngực nhẹ.
Ông H. đi khám, được chỉ định nội soi thực quản – dạ dày, phát hiện khối u nhỏ nằm 1/3 giữa thực quản.
Thầy thuốc BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện sinh thiết cho bệnh nhân, kết quả đây là ung thư biểu mô vảy sừng hóa độ 2.
Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị ung thư thực quản giai đoạn sớm, được chỉ định cắt và tạo hình thực quản bằng dạ dày qua phẫu thuật nội soi ngực – bụng, từ đó mở ra cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn.
ThS.BS Vũ Xuân Kiên – Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK tỉnh Quảng Ninh cho biết, trước đây, bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn sớm tại khoa thường được chỉ định cắt thực quản tạo hình bằng dạ dày qua phẫu thuật nội soi ngực kết hợp mổ mở ổ bụng.
ThS.BS Vũ Xuân Kiên – Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK tỉnh Quảng Ninh thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Mặc dù, đã giảm thiểu đáng kể xâm lấn so với phương pháp mổ mở truyền thống, song kỹ thuật này vẫn tồn tại nhược điểm: Bệnh nhân đau đớn với vết mổ đường bụng, phục hồi lâu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi ngực, bụng tạo hình thực quản bằng dạ dày cho bệnh nhân.
Đây là kỹ thuật mới, chuyên sâu, chủ yếu được thực hiện ở các trung tâm phẫu thuật lớn, đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm, cũng như sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị hiện đại.
Kíp mổ của Khoa Ung bướu gồm ThS.BS Vũ Xuân Kiên – Trưởng khoa; BS.CKI Vũ Đức Nin – Phó khoa, BS Nguyễn Văn Dưỡng thực hiện dưới sự hỗ trợ của chuyên gia đầu ngành tuyến trung ương.
Phẫu thuật viên phải tiến hành nội soi lồng ngực nạo vét hạch trung thất và gỡ thực quản từ cổ đến cơ hoành. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục thực hiện nội soi bụng cắt bỏ thực quản và đưa một phần dạ dày được cắt nối tạo thành hình ống dài để luồn qua ngực và nối với đoạn thực quản cổ qua đường mở nhỏ tại cổ. Ca mổ thành công sau 4 giờ phẫu thuật căng thẳng.
Trong tuần đầu, bệnh nhân được hồi sức, hỗ trợ nuôi dưỡng đường ruột qua ống sonde. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tích cực, tập vận động nhẹ nhàng.
Bên cạnh điều trị và chăm sóc hậu phẫu, bệnh nhân còn được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hướng dẫn, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp cho người đã cắt và tạo hình thực quản để cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
ThS.BS Vũ Xuân Kiên cho biết, thực quản nằm từ cổ qua ngực xuống bụng, là vị trí kề cận nhiều cơ quan quan trọng như tim, phổi và các mạch m.áu lớn.
Việc thực hiện mổ nội soi hoàn toàn cả ở ngực và bụng sẽ làm giảm sang chấn, từ đó hạn chế được biến chứng nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật.
Phương pháp mổ nội soi mặc dù khó và phức tạp hơn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện bởi những lợi ích mang lại cho người bệnh: tránh được đường rạch gây sẹo dài ở bụng, giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng, mất m.áu, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh.
“Đây là trường hợp ung thư thực quản được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách, kịp thời nên giảm được nguy cơ di căn ung thư, bệnh nhân sẽ khỏi lâu dài và có chất lượng cuộc sống cao”, BS Kiên nói.
Phương pháp nội soi ngực – bụng điều trị ung thư thực quản là một trong những phẫu thuật lớn, phức tạp nhất về phẫu thuật đường tiêu hoá, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như các phương tiện chuyên khoa.
Cho tới nay, kỹ thuật này chủ yếu được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương.
BVĐK tỉnh Quảng Ninh ứng dụng triển khai thành công phương pháp nội soi điều trị ung thư thực quản khẳng định trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của các phẫu thuật viên cùng sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa kíp phẫu thuật và gây mê hồi sức.
Ung thư thực quản là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam, bệnh nay hay gặp ở nam giới, t.uổi từ 50 đến 60 t.uổi, triệu chứng hay gặp là nuốt nghẹn và gầy sút. Bệnh tiến triển nhanh, di căn sớm dẫn đến suy kiệt và t.ử v.ong.
Ung thư thực quản được chẩn đoán bằng nội soi thực quản dạ dày ống mềm và sinh thiết tổn thương để làm giải phẫu bệnh. Điều trị ung thư thực quản bằng phẫu thuật cắt thực quản kết hợp với hóa chất và tia xạ tùy theo giai đoạn bệnh. Do hầu hết bệnh nhân đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, sức khỏe suy kiệt và không ăn uống được nên rất khó áp dụng các phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách và kịp thời với phương pháp tiên tiến, hiện đại thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh ổn định lâu dài.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân từ 40 t.uổi nên kiểm tra nội soi đường tiêu hóa 5 năm/lần, sau 50 t.uổi thực hiện tầm soát 3 năm/lần và trên 60 t.uổi là 1 năm/lần, nhất là với những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, để sớm phát hiện ra các bệnh lý ung thư nguy hiểm, gia tăng cơ hội sống cho chính bản thân mình.