Nóng: Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế chăm sóc t.rẻ e.m mắc COVID-19 tại nhà

Theo Bộ Y tế khi t.rẻ e.m mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi.

Đặc biệt cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất…

Ngày 3/3, Bộ Y tế đã ban hành ” Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với t.rẻ e.m mắc COVID-19″. Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí lâm sàng đối với trẻ là F0 điều trị tại nhà; những thuốc, vật dụng… gia đình cần chuẩn bị như sau:

3 tiêu chí lâm sàng t.rẻ e.m mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

T.rẻ e.m 16 t.uổi mắc COVID được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.

Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo t.uổi).

Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

nong huong dan moi nhat cua bo y te cham soc tre em mac covid 19 tai nha 011 6339139

Theo Bộ Y tế khi t.rẻ e.m mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất…

Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân… có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ (gọi chung là người chăm sóc), có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính…) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

Các vật dụng, thuốc cần thiết, gia đình cần chuẩn bị để chăm sóc t.rẻ e.m mắc COVID-19 tại nhà

Về vật dụng gồm

Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Thuốc điều trị tại nhà gồm

Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày). Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác. Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày. Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày. Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 01-02 tuần).

nong huong dan moi nhat cua bo y te cham soc tre em mac covid 19 tai nha b97 6339139

Theo Bộ Y tế khi t.rẻ e.m mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi…

Cách ly, phòng lây nhiễm khi có trẻ mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà thế nào?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế cần tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.

Đeo khẩu trang: t.rẻ e.m mắc COVID-19 (với trẻ 2 t.uổi), người chăm sóc, người trong gia đình và t.rẻ e.m 2 t.uổi.

Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc COVID-19 và những người khác nếu có thể được.

Hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc COVID-19

Đối với trẻ dưới 5 t.uổi

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

(1) Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật(2) Sốt cao liên tục>39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h(3) Trẻ thở nhanh hơn so với t.uổi:- Trẻ – Trẻ từ 2 tháng đến (4) Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…(5) Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít… (6) Tím tái(7) SpO2 (8) Nôn mọi thứ(9) Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được(10) Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng… (11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của t.rẻ e.m mà thấy cần cấp cứu.

Đối với trẻ từ 5 t.uổi trở lên

Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

(1) Cảm giác khó thở.(2) Ho thành cơn không dứt(3) Không ăn/uống được(4) Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ(5) Nôn mọi thứ(6) Đau tức ngực(7) Tiêu chảy(8) Trẻ mệt, không chịu chơi(9) SpO2 (10) Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi: 30 lần/phút, trẻ từ 12 t.uổi: 20 lần/phút(11) Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn…(12) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của t.rẻ e.m mà thấy cần cấp cứu.

Các gia đình có t.rẻ e.m mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà cần có điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh…) để liên lạc, xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

Những điều cần biết về Covid-19 khi F0 tự cách ly tại nhà

Khoảng 80% người mắc Covid-19 chỉ có một số triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, do đó người bệnh cần thoải mái tâm lý, ăn uống đủ chất đủ nước, ngủ nghỉ hợp lý.

Thời gian ủ bệnh của Covid-19

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất được Bộ Y tế ban hành, thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày.

Triệu chứng khởi phát Covid-19

Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Có thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.

Diễn biến đối với người mắc Covid-19

Theo Bộ Y tế, hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi, thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.

Gần 20% bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày.

Các biểu hiện nặng gồm viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, rối loạn đông m.áu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc n.hiễm t.rùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến t.ử v.ong.

Nguy cơ t.ử v.ong xảy ra nhiều ở người cao t.uổi, người suy giảm miễn dịch và mắc bệnh mạn tính kèm theo.

Sau bao lâu sẽ hồi phục?

Thông thường, sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh

Ở t.rẻ e.m triệu chứng lâm sàng khác gì người lớn?

Ở t.rẻ e.m, đa số biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở t.rẻ e.m là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi nặng dẫn tới t.ử v.ong. Một số trẻ có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông m.áu và tăng các chỉ số viêm cấp.

Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có triệu chứng gì khác?

Hiện chưa có bằng chứng khác biệt về biểu hiện lâm sàng của Covid-19 ở phụ nữ mang thai.

Cần chuẩn bị những gì khi cách ly F0 tại nhà?

Theo hướng dẫn Sở Y tế TP HCM,người bệnh nên chuẩn bị nhiệt kế đo thân nhiệt. Nếu có điều kiện nên trang bị thêm máy đo nồng độ oxy trong m.áu tại nhà. Ngoài ra, theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Quốc gia Viện Nghiên Cứu Y khoa Woolcock Việt Nam, nên chuẩn bị thuốc hạ sốt, dung dịch bù nước oresol cho người bệnh, các quạt gió để tăng thông khí tại nhà, dung dịch sát khuẩn để vệ sinh các bề mặt phòng lây nhiễm tại gia đình…

F0 nên làm gì trong thời gian theo dõi tại nhà?

Theo bác sĩ Thu Anh, người bệnh nên tự cách ly trong phòng riêng, mở cửa sổ để tăng thông gió, đeo khẩu trang. Uống nhiều nước, uống oresol để bù nước. Tập thể dục nhẹ nhàng. Xem các chương trình giải trí, thư giãn. Ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng. Khi nằm ngủ hay nghỉ ngơi, có thể nằm nghiêng hoặc nằm sấp nếu tư thế này làm cho bạn thấy dễ chịu.

Ngoài ra nên đo nhịp thở bằng cách đặt bàn tay lên ngực, thư giãn, thở đều và đếm số lần lồng ngực nhô lên trong một phút. Nếu số lần lồng ngực nhô lên nhiều hơn 24 lần thì cần liên hệ nhân viên y tế hoặc hotline để được hỗ trợ đưa đến bệnh viện. Sử dụng thiết bị kiểm tra độ bão hòa oxy để kiểm tra ít nhất 3-4 lần mỗi ngày.

Khi nào cần đưa đi cấp cứu?

Theo bác sĩ Thu Anh, nếu có 9 dấu hiệu sau cần gọi cấp cứu đưa ngay đến bệnh viện điều trị Covid-19 hoặc bệnh viện gần nhất.

Các dấu hiệu cần chú ý gồm: Độ bão hòa oxy trong m.áu dưới 94%, nhịp thở nhiều hơn 24 lần mỗi phút; đau ngực, cảm giác thắt ngực, khó thở khi vận động; không thể nói đầy đủ câu, bị lẫn lộn về thời gian và địa điểm, da xanh, môi nhợt; không tự đi, không tự cầm nắm, ăn uống được hoặc lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

nhung dieu can biet ve covid 19 khi f0 tu cach ly tai nha b01 5895540

Nhân viên y tế đến phòng một F0 tại Bệnh viện Dã chiến để đo thân nhiệt hàng ngày. Ảnh: Hữu Khoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *