Phát hiện mới về nguyên nhân, cơ chế gây hội chứng COVID kéo dài

Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Tây Ban Nha tiến hành cho thấy việc virus SARS-CoV-2 gây tổn thương dây thần kinh phế vị có thể là nguyên nhân chính gây ra hội chứng COVID kéo dài.

phat hien moi ve nguyen nhan co che gay hoi chung covid keo dai bf9 6317296
Hình chụp X-quang phổi của một bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Trung tâm CHR tại Liege, Bỉ, ngày 22/4/2020. Ảnh: Reuters

Khái quát về dây thần kinh phế vị: Dây thần kinh phế vị (vagus nerve) là dây thần kinh số 10, cũng là dây thần kinh dài nhất, phức tạp nhất. Dây này chạy từ não qua toàn bộ khuôn mặt, đến vùng ngực và vùng bụng. Dây thần kinh phế vị đóng vai trò là kênh kết nối chính giữa não và đường tiêu hóa, gửi lại thông tin về trạng thái của các cơ quan bên trong cơ thể.

Dây thần kinh phế vị cũng có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, bởi nó cũng kiểm soát việc vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày và qua ruột. Đây cũng là dây thần kinh đảm nhận nhiều chức năng khác cho những quá trình vận động trong cơ thể như kiểm soát nhịp tim, tiết mồ hôi và phản xạ miệng, các cử động cơ nhất định trong miệng, chuyển động lời nói.

Công trình này do tiến sĩ Gemma Lladós và tiến sĩ Lourdes Mateu, thuộc Bệnh viện Đại học Germans Trias i Pujol, Badalona, Tây Ban Nha, thực hiện. Nghiên cứu sẽ được trình bày tại Đại hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu (ECCMID) năm 2022, điều tra mối liên hệ giữa di chứng hậu COVID-19 (COVID kéo dài) và dây thần kinh phế vị, diễn ra từ ngày 23-26/4 tới ở Lisbon, Bồ Đào Nha.

Hội chứng COVID-19 và tổn thương dây thần kinh phế vị: Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Tây Ban Nha phát hiện rối loạn chức năng dây thần kinh phế vị khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể là nguyên nhân gây ra những triệu chứng COVID kéo dài. Các biểu hiện thường là mơ hồ, khó nuốt, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, huyết áp thấp và các vấn đề tiêu hóa.

phat hien moi ve nguyen nhan co che gay hoi chung covid keo dai 417 6317296
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Long COVID-19 là hội trứng với nhiều vấn đề bất ổn về sức khỏe mà người nhiễm COVID-19 mắc phải sau khi đã khỏi bệnh. Nó có thể ảnh hưởng gần như mọi cơ quan trong cơ thể, gây ra một số rối loạn sức khỏe tâm thần, hệ thần kinh. Triệu chứng phổ biến nhất của hậu COVID-19 là mệt mỏi, đau đầu, khó thở, mất khứu giác – vị giác, yếu cơ.

Để hiểu thêm về hiện tượng này, các nhà nghiên cứu sử dụng xét nghiệm hình ảnh, chức năng cũng như đ.ánh giá hình thái của dây thần kinh phế vị của người nhiễm phải trải qua một hoặc nhiều di chứng hậu COVID-19.

Trong số 348 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 228 người (chiếm 2/3 mẫu) có ít nhất một triệu chứng liên quan rối loạn dây thần kinh phế vị (VND – vagus nerve dysfunction). Sau đó, 22 người đầu tiên có các triệu chứng rối loạn dây thần kinh phế vị được làm xét nghiệm. Nhóm này gồm 20 nữ giới, độ t.uổi trung bình là 44. Các triệu chứng xuất hiện trong 14 tháng sau khi khỏi bệnh.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy triệu chứng thường gặp nhất liên quan đến VND là tiêu chảy (73%), tim đ.ập nhanh (59%), chóng mặt, khó nuốt, các vấn đề về giọng nói (45%). Ngoài ra, 14% bệnh nhân bị huyết áp thấp. Có đến 86% bệnh nhân có ít nhất 3 triệu chứng liên quan đến VND.

6/22 người có sự thay đổi dễ nhận thấy ở dây thần kinh phế vị tại cổ, có thể quan sát được khi siêu âm với hiện tượng dây thần kinh phình to kèm theo tình trạng viêm nhẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đường cong cơ hoành phẳng hơn ở 10 người (tỉ lệ 46%), cho thấy khả năng vận động của cơ này bị giảm khi thở.

Nhiều bệnh nhân cũng gặp phải những bất ổn về tiêu hóa. 13/18 người (72%) bị chứng khó nuốt. Khi đ.ánh giá chức năng dạ dày và ruột được theo dõi trên 19 bệnh nhân, 8 người bị suy giảm khả năng đưa thức ăn đến dạ dày.

Đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân chính xác về các triệu chứng xuất hiện ở người bệnh sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nhà có thể sẽ có tác động, tạo ra thay đổi lớn trong nhận biết và điều trị chứng COVID-19 kéo dài, với điểm mấu chốt là xác định được vai trò liên đới của rối loạn dây thần kinh phế vị.

3 công cụ hữu hiệu để phát hiện ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.

Trong số các bệnh ung thư ở nữ, ung thư vú chiếm tới 35%.

3 công cụ để tầm soát ung thư vú

3 cong cu huu hieu de phat hien ung thu vu 966 6250675

Chụp nhũ ảnh

Việc sử dụng phương pháp nội soi tia X với liều lượng bức xạ thấp của vú có thể phát hiện các khối u nhỏ, các điểm vôi hóa hoặc ung thư vú giai đoạn 0 không có triệu chứng ở vú. Đây hiện là một công cụ tầm soát hiệu quả và đã được chứng minh về mặt y học. Tuy nhiên, chụp nhũ ảnh vẫn có những hạn chế, mật độ tuyến vú càng cao thì độ chính xác sẽ bị ảnh hưởng.

Siêu âm vú

Siêu âm vú là phương pháp không xâm lấn có thể cho thấy cấu trúc của các lớp khác nhau của vú, hình dạng và kết cấu của khối u, giúp ích cho việc chẩn đoán ung thư. Nói chung, phụ nữ trẻ có tỷ lệ thành phần tuyến vú cao và chụp nhũ ảnh không dễ để phân biệt các mô bất thường. Kiểm tra siêu âm có thể được hỗ trợ vào thời điểm này.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) vú

Ngoài việc kiểm tra để phát hiện nhiều bệnh ung thư vú, MRI cũng có thể hỗ trợ tìm kiếm các tổn thương vú không dễ tìm thấy trong khám lâm sàng hoặc kiểm tra hình ảnh vú truyền thống.

MRI vú cũng thích hợp cho những người có nguy cơ cao như t.iền sử gia đình bị ung thư vú hoặc cho phụ nữ sau khi nâng ngực. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ vú có độ nhạy cao và có thể xảy ra hiện tượng dương tính giả và cần phải đ.ánh giá thêm về mặt lâm sàng.

Các phương pháp điều trị ung thư vú

3 cong cu huu hieu de phat hien ung thu vu 578 6250675

Ung thư vú giai đoạn 0 (ung thư biểu mô tại chỗ)

Ung thư vú giai đoạn 0 (ung thư biểu mô tại chỗ) là loại ung thư vú xuất hiện sớm nhất, nguyên tắc điều trị hiện nay là cắt bỏ tổn thương kết hợp xạ trị, hoặc thực hiện cắt bỏ toàn bộ tuyến vú đơn giản. Đối với những bệnh nhân dương tính với thụ thể hormone, thuốc kháng hormone được sử dụng sau phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của các bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn này là 99%.

Ung thư vú giai đoạn 1 – 2

Đối với giai đoạn một và 2 của ung thư vú, trước hết các bác sĩ sẽ cắt bỏ tế bào ung thư, cắt hoặc bóc tách hạch nách, đ.ánh giá toàn diện bản chất khối u, thể trạng bệnh nhân, nguy cơ tái phát sau mổ. Từ đó, các bác sĩ sẽ áp dụng thêm các biện pháp:

Liệu pháp hormone: áp dụng cho những người dương tính với thụ thể hormone. Nhóm người này có thể được điều trị hormone dài hạn, chẳng hạn như ngăn chặn thụ thể, khiến tế bào ung thư thiếu chất điều hòa thụ thể estrogen có nguồn gốc tăng trưởng, hoặc sử dụng thuốc ức chế aromatase, thuốc ức chế sản xuất trung tâm,… để ngăn các hormone khác chuyển thành hormone nữ.

Xạ trị: áp dụng cho bệnh nhân cắt bỏ một phần vú, di căn hạch nách, bệnh nhân tiến triển tại chỗ. Các tia năng lượng cao trong xạ trị có thể loại bỏ thêm các tế bào ung thư có thể còn sót lại trong vú hoặc các vùng lân cận sau khi phẫu thuật.

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để chiếu xạ vào cơ thể, trước đây điều trị ung thư vú dựa trên phương pháp cắt bỏ toàn bộ vú, sau này, những trường hợp ung thư vú giai đoạn đầu có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần vú. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xạ trị có thể làm giảm nguy cơ tái phát của ung thư vú và kéo dài thời gian sống sót cho bệnh nhân.

Hóa trị: Nói chung, khối u càng lớn, mức độ ác tính càng cao, và mức độ lan rộng theo đường bạch huyết càng cao, thì khả năng tế bào ung thư trong cơ thể di căn càng cao. Các loại thuốc hóa trị có thể giúp t.iêu d.iệt các tế bào ung thư tiềm ẩn và tăng cơ hội phục hồi.

Liệu pháp trúng đích: Liệu pháp điều trị trúng đích hiện nay cho bệnh ung thư vú giai đoạn đầu chủ yếu là thuốc trúng đích kháng HER2. Khoảng 20% đến 30% bệnh nhân có biểu hiện quá mức của HER2 và dễ bị ung thư di căn hoặc tái phát. Sử dụng kết hợp các loại thuốc hóa trị liệu có thể làm giảm khoảng 40% tỷ lệ tái phát ung thư vú.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm: khoảng 97% trong giai đoạn một, khoảng 92% trong giai đoạn 2.

Ung thư vú giai đoạn 3 – 4

Các tế bào ung thư đã di căn, và hóa trị trước phẫu thuật được thực hiện ở giai đoạn thứ ba, và điều trị triệu chứng là phương pháp điều trị chính trong giai đoạn thứ tư.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm: khoảng 77% trong giai đoạn 3 và 31% trong giai đoạn 4.

Khi khối u ung thư vú chuyển sang giai đoạn 3, tức là đường kính của khối u lớn hơn 5cm, bề mặt vú bị loét hoặc sần vỏ cam, có nhiều hạch di căn.

Bệnh nhân có thể được hóa trị trước phẫu thuật hoặc liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu kết hợp, sau đó đ.ánh giá xem có tiếp nhận các phương pháp điều trị bổ trợ khác sau phẫu thuật hay không.

Khi khối u ung thư vú đến giai đoạn thứ 4, tức là khi khối u ác tính đã di căn đến các vị trí xa như xương, gan, phổi và não thì phẫu thuật không phải là lựa chọn đầu tiên. Hóa trị sẽ được thực hiện tùy theo đặc điểm của tế bào ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *