Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng m.áu nhiều người khỏi COVID-19 có vi huyết khối, được cho là nguyên nhân của những triệu chứng dai dẳng dù đã âm tính với virus.
“Một trong những thất bại lớn nhất trong đại dịch COVID-19 là phản ứng chậm chạp của chúng ta trong việc chẩn đoán và điều trị các hội chứng hậu COVID-19. Khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới vẫn phải trải qua các triệu chứng này”, Resia Pretorius – Trưởng bộ môn và là giáo sư nghiên cứu về khoa học sinh lý, Đại học Stellenbosch, Nam Phi – mở đầu bài phân tích của mình trên trang Guardian.
Con số này được cho là sẽ còn cao hơn nhiều, do không chẩn đoán đầy đủ, và do con người vẫn chưa biết tác động của Omicron và các biến chủng trong tương lai sẽ như thế nào.
Trong một nghiên cứu gần đây, giáo sư Pretorius và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng trong m.áu của bệnh nhân hậu COVID-19 có các vi huyết khối (cục m.áu đông nhỏ) khó phân rã. Bà cho rằng chính điều này đã khiến người bệnh vẫn phải chịu những triệu chứng dai dẳng dù đã âm tính với virus.
Bệnh nhân hậu COVID-19 thường mệt mỏi kéo dài, yếu cơ, khó ngủ, lo lắng… (Ảnh: Financial Times)
Vi huyết khối ở bệnh nhân hậu COVID-19
Bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19 phàn nàn về nhiều triệu chứng khác nhau, chủ yếu là mệt mỏi, sương mù não (hay quên, thiếu tập trung, kém minh mẫn…), yếu cơ, khó thở, lượng oxy thấp, khó ngủ và lo lắng hoặc trầm cảm.
Một số bệnh nhân bị nặng đến mức họ không thể làm việc hoặc thậm chí không thể đi bộ vài bước. Họ cũng có thể có nguy cơ cao bị đột quỵ và đau tim. Một trong những điều đáng lo ngại nhất là dù chỉ mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc thậm chí đôi khi không có triệu chứng, người nhiễm virus vẫn có thể bị suy nhược, ốm yếu trong thời gian dài.
Từ đầu năm 2020, bà Pretorius và các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng COVID-19 cấp tính không chỉ đơn thuần là một bệnh về đường hô hấp, mà nó còn thực sự ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống mạch m.áu (lưu thông m.áu) và khả năng đông m.áu.
Bà trích dẫn một nghiên cứu gần đây của mình, cho thấy có sự hình thành vi huyết khối đáng kể trong m.áu của cả bệnh nhân COVID-19 cấp tính và bệnh nhân hậu COVID-19.
Đối với người có sinh lý khỏe mạnh, các cục m.áu đông có thể hình thành (ví dụ như khi bị đứt tay). Tuy nhiên, cơ thể sẽ phá vỡ các cục m.áu đông đó qua một quá trình gọi là tiêu sợi huyết.
Vi huyết khối có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu Covid-19. Ảnh: Istock.
“Trong m.áu của bệnh nhân mắc hội chứng COVID-19 kéo dài, các vi huyết khối có khả năng chống lại quá trình tiêu sợi huyết của cơ thể”, vị giáo sư nói.
“Chúng tôi tìm thấy mức độ cao phân tử gây viêm khác nhau mắc kẹt trong các vi huyết khối bền, bao gồm protein đông m.áu như plasminogen, fibrinogen và yếu tố Von Willebrand (VWF – protein mang yếu tố VIII, cần để dính tiểu cầu trong giai đoạn đầu của quá trình đông m.áu), và Alpha-2 antiplasmin (một phân tử ngăn ngừa sự phân rã của huyết khối)”, bà giải thích rõ.
Sự hiện diện của các vi huyết khối bền và tình trạng tăng tiểu cầu bất thường (cũng tham gia vào quá trình đông m.áu) đã khiến kéo dài quá trình đông m.áu và bệnh lý liên quan đến mạch m.áu, dẫn đến tế bào không nhận đủ oxy để duy trì chức năng của cơ thể (được gọi là tình trạng thiếu oxy tế bào). Tình trạng thiếu oxy trên có thể là nguyên nhân chính của nhiều triệu chứng suy nhược được báo cáo.
Chẩn đoán sai về hội chứng COVID-19 kéo dài
Bệnh nhân hậu COVID-19 thường không thể tìm ra phương án điều trị khi đi khám thông thường, vì hiện tại không có xét nghiệm bệnh lý tổng quát nào để chẩn đoán cho những bệnh nhân này.
Họ thường nhận được thông báo rằng kết quả xét nghiệm bệnh lý của họ cho thấy tình trạng sức khỏe bình thường hoặc tốt. Nhiều người được chẩn đoán rằng các triệu chứng của họ có thể là do vấn đề tâm lý.
Lý do chính mà các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm truyền thống không phát hiện ra bất kỳ phân tử gây viêm nào là do chúng bị mắc kẹt bên trong các vi huyết khối kháng tiêu sợi huyết (có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi huỳnh quang hoặc trường sáng). Khi đo hàm lượng phân tử của phần hòa tan trong huyết tương, các phân tử gây viêm, bao gồm tự kháng thể (auto-antibody), hầu hết bị bỏ sót.
Nhiều bệnh nhân hậu COVID-19 được chẩn đoán không chính xác. Các triệu chứng của họ bị cho là do vấn đề tâm lý. (Ảnh: AFP)
Các kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy những phương pháp điều trị như phác đồ chống kết tập tiểu cầu và chống đông m.áu đã cho kết quả đầy hứa hẹn trong các trường hợp hậu COVID-19, miễn là có sự theo dõi chuyên môn cẩn thận về bất kỳ nguy cơ c.hảy m.áu nào có thể xảy ra do dùng các thuốc này.
Ngoài ra, liệu pháp phân tách m.áu – trong đó vi huyết khối và phân tử viêm được lọc ra – cũng có thể mang lại kết quả tích cực cho bệnh nhân.
“Chúng ta cần khẩn trương đầu tư vào nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn để hiểu và khẳng định rõ hơn mối liên hệ giữa đông m.áu bất thường, tình trạng thiếu oxy và rối loạn chức năng mạch m.áu ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID-19 kéo dài”, giáo sư Pretorius kêu gọi.
Bà tin rằng cả người không có các triệu chứng hậu COVID-19 cũng có thể hưởng lợi từ những nghiên cứu như vậy, vì các triệu chứng được ghi nhận ở bệnh nhân hậu COVID-19 cho thấy nhiều điểm tương đồng với triệu chứng có ở các bệnh mạn tính và liên quan đến virus khác, bao gồm viêm tủy xương, hội chứng mệt mỏi mạn tính (ME/CFS) – loại bệnh đã bị xem như một hiện tượng tâm lý trong nhiều thập kỷ.
“Chỉ vì chúng ta vẫn chưa xác định được dấu hiệu sinh học của hội chứng hậu COVID-19, không có nghĩa là dấu hiệu sinh học đó không tồn tại. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng hơn”, bà nói.
Hội chứng COVID-19 kéo dài có những triệu chứng nào?
Phần lớn những người mắc COVID-19 không gặp các triệu chứng nặng và có thể hồi phục tương đối nhanh, nhưng hệ quả có thể kéo dài.
Hội chứng “COVID-19 kéo dài” là thuật ngữ được dùng để chỉ những triệu chứng xuất hiện ở người mắc bệnh COVID-19 đã hồi phục.
Các triệu chứng của “COVID-19 kéo dài”
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi cực độ; khó thở hoặc thở gấp, tim đ.ập dồn, đau tức ngực; các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung; thay đổi vị giác và khứu giác; đau khớp.
Nhiều khảo sát đã chỉ ra thêm các triệu chứng khác ở người đã khỏi COVID-19 như ảo giác, mất ngủ, giảm khả năng nghe nhìn, suy giảm trí nhớ ngắn hạn, các vấn đề về ngôn ngữ, các vấn đề về tiêu hóa và bài tiết, thay đổi k.inh n.guyệt và các vấn đề về da.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau ở từng người, nhưng nhiều người cho biết chúng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của họ.
Nguyên nhân
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể chắc chắn về nguyên nhân gây ra các triệu chứng hậu COVID-19.
Một giả thuyết cho rằng căn bệnh này đã khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị “quá khích”, không chỉ tấn công các virus mà còn tự tấn công các mô tế bào trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra ở những người vốn có phản xạ miễn dịch rất mạnh.
Việc virus xâm nhập vào cơ thể và tấn công các tế bào có thể lý giải cho các triệu chứng như đầu óc mơ hồ hay mất vị giác và khứu giác. Mặt khác, các tổn thương mạch m.áu có thể dẫn đến các vấn đề về tim, phổi và não bộ.
Một giả thuyết khác cho rằng các tồn dư của virus còn sót lại trong cơ thể có thể được tái kích hoạt gây ra các triệu chứng nêu trên, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng khoa học.
Ai có thể gặp triệu chứng COVID-19 kéo dài?
Rất khó để đưa ra các con số chính xác bởi các chuyên gia y tế mới chỉ bắt đầu ghi nhận các trường hợp COVID-19 kéo dài một cách chính thức. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp 10 nghiên cứu tại Anh được đăng trên trang web MedRxiv thuộc Đại học Yale, phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor và Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) đã chỉ ra rằng nguy cơ gặp hội chứng hậu COVID tăng theo độ t.uổi và hội chứng này phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới.
T.rẻ e.m ít có nguy cơ mắc COVID-19 hơn, do đó cũng ít có nguy cơ gặp các triệu chứng hậu COVID hơn. Một nghiên cứu của đại học King’s College London đã chỉ ra rằng các triệu chứng COVID-19 ở t.rẻ e.m thường biến mất trong thời gian ngắn, chỉ có một số rất ít các bệnh nhi có triệu chứng kéo dài quá 8 tuần.
Tác động của vaccine
Khoảng một nửa số người gặp các triệu chứng hậu COVID-19 cho biết tình hình được cải thiện sau khi tiêm vaccine. Đây có thể là do vaccine đã giúp tái thiết lập phản xạ miễn dịch hoặc giúp cơ thể tấn công các tàn dư virus sót lại trong cơ thể. Tiêm vaccine cũng giúp phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu, qua đó loại bỏ luôn nguy cơ mắc các triệu chứng kéo dài.