Bố chồng mất vì phát hiện ung thư m.áu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác.
Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV) Lê Văn Thịnh (đóng tại TP Thủ Đức, TPHCM) chính thức đi vào hoạt động, chị M.D. (38 t.uổi) đã có mặt từ sớm, sau khi vượt quãng đường dài hơn 350km từ quê nhà Đắk Lắk đến.
Nỗi đau mất người thân vì ung thư phát hiện trễ
Ngồi chờ gặp bác sĩ, chị Duyên cho biết trong dòng họ, gia đình mình có nhiều người mắc bệnh ung thư.
“Khi bố chồng tôi phát hiện ung thư m.áu thì bệnh đã nặng, gia đình ai cũng sốc. Chúng tôi đi khắp các BV cầu cứu nhưng vì đã ở vào giai đoạn trễ nên đành bất lực. Từ lúc bắt đầu tiến hành điều trị đến lúc bố mất chỉ khoảng 2 năm. Còn hàng xóm xung quanh nhà tôi cũng có người phát hiện ung thư dạ dày, ung thư đại tràng trễ…” – chị D. nói.
Chị D. từ Đắk Lắk xuống TPHCM tầm soát ung thư ngày đầu năm mới (Ảnh: Hoàng Lê).
Theo chị D., bản thân là giáo viên đứng trên bục giảng nên thường hít phải bụi phấn. Cộng thêm việc tự thấy mình đã “có t.uổi” và với t.iền sử bệnh trong gia đình, chị muốn đi khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
“Tôi nghe tiếng của BV Lê Văn Thịnh từ nhiều bạn bè, bác sĩ nên hôm nay cố tìm đến. Sáng nay, tôi đã xét nghiệm m.áu, chụp MRI, siêu âm não… Tôi nghĩ việc tầm soát sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu chẳng may phát hiện sớm ung thư thì có thể điều trị sớm. Hôm nay khi tầm soát xong tôi sẽ về quê ngay” – nữ giáo viên chia sẻ.
BS Nguyễn Thái Duy, Phó Trưởng đơn vị Tầm soát và phát hiện sớm ung thư, người tiếp nhận trường hợp của chị Duyên cho biết, qua khai thác bệnh sử, ngoài t.iền sử gia đình có nhiều thành viên mắc ung thư, gần đây người phụ nữ có một cơn thiếu m.áu não thoáng qua, gây mất tri giác nên lo lắng gặp vấn đề ở trí não. Sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu để kiểm tra, rất may mắn là các mạch m.áu não của chị Duyên đều bình thường, chức năng gan thận cũng trong giới hạn cho phép.
Việc thiếu m.áu não theo bác sĩ Duy lý giải, có thể do trong mùa Tết chị Duyên làm việc, sinh hoạt quá sức, cần có thời gian cân bằng lại.
Bác sĩ tư vấn cho người phụ nữ sau khi xem các kết quả xét nghiệm (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngoài chị Duyên còn có trường hợp của chị Thu Hoài (47 t.uổi), sinh sống và làm việc ở TP Thủ Đức. Chị Hoài cho biết mình có bệnh tuyến giáp, mẹ ruột thì bị polyp đại tràng lành tính. Ngoài ra, thức ăn có vấn đề một chút là chị thường đau bụng, nghi ngờ mình bị bệnh ở dạ dày.
Vì rất quan tâm đến sức khỏe nên cứ 6 tháng một lần, chị đều đi khám tổng quát. Trước đây mỗi lần như vậy, chị phải đến các BV tuyến trên như BV Ung Bướu TPHCM hoặc BV Đại học Y Dược, xa nhà và rất bất tiện, nhất là trong mùa dịch.
“TP Thủ Đức rất rộng lớn, nếu có một đơn vị chuyên tầm soát ung thư sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, giúp giảm tải cho BV tuyến trên nữa” – chị Hoài nhận định.
Tầm soát ung thư rất quan trọng
Theo BS Đỗ Huỳnh Phương Thảo, bệnh nhân đến với Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của BV Lê Văn Thịnh có 2 nguồn, bao gồm các trường hợp đến tầm soát từ đầu hoặc chuyển từ các khoa khác đến khi đã có triệu chứng. Tại đây sau khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, bệnh nhân sẽ được hẹn khoảng 2 tuần trước khi thông báo kết quả và hướng can thiệp nếu phát hiện ung thư.
BS.CKII Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh cho biết, thống kê đến ngày 31/12/2021, TP Thủ Đức đã có hơn một triệu dân, cùng với hàng trăm ngàn công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe là rất lớn. Mục đích BV thành lập đơn vị trên là để truy tìm ung thư cho bệnh nhân trước khi các triệu chứng xuất hiện, tầm soát các loại ung thư dễ điều trị và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, giảm tỉ lệ t.ử v.ong.
Nếu phát hiện sớm, nhiều căn bệnh như ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn (Ảnh: Hoàng Lê).
Một điểm nổi bật trong chương trình tầm soát chủ động là tầm soát cho những loại ung thư có tính chất di truyền.
Cụ thể, những xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền có khả năng phát hiện ra những cá thể trong gia đình có mang gen bệnh, từ đó họ sẽ được theo dõi chủ động hơn nhằm phát hiện sớm ung thư nếu có xảy ra. Những ai trong gia đình có nhiều thành viên bị ung thư là đối tượng trong các chương trình tầm soát chủ động bằng phương pháp xét nghiệm di truyền.
“Việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Nếu phát hiện sớm, những căn bệnh như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung… có thể chữa khỏi hoàn toàn. Phát hiện sớm ung thư cũng giúp điều trị dễ dàng, không cần hỗ trợ hóa trị hoặc xạ trị, tốn nhiều chi phí…” – đại diện BV nói.
Thói quen đơn giản giúp giảm 80% nguy cơ t.ử v.ong do ung thư
Ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy những thói quen hằng ngày có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư.
Và có một yếu tố đáng ngạc nhiên ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư, đó là vệ sinh răng miệng, theo Express.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh về nướu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ t.ử v.ong do ung thư.
Nhiều bằng chứng cho thấy vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố then chốt để kéo dài t.uổi thọ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều bằng chứng cho thấy vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố then chốt để kéo dài t.uổi thọ, vì vi khuẩn chứa trong miệng có thể tạo t.iền đề cho nhiều loại bệnh.
Bác sĩ Michael Roizen, Giám đốc Viện Sức khỏe tại Cleveland Clinic (Mỹ), giải thích rằng dùng chỉ nha khoa đúng cách trong 60 giây mỗi ngày có thể kéo dài thêm 6,4 năm t.uổi thọ.
Nguyên nhân là do vi khuẩn nằm giữa răng trong miệng có thể gây n.hiễm t.rùng trong miệng và có thể làm tăng 72% nguy cơ mắc bệnh tim, theo bác sĩ Roizen. Và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska và Đại học Helsinki (Thụy Điển) đã báo cáo trên tạp chí y khoa Medical Journal Open rằng những người có nhiều mảng bám răng có nguy cơ c.hết sớm vì ung thư cao hơn 80% so với những người có ít mảng bám, theo Express.
Điều này có nghĩa là vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố then chốt giúp ngăn ngừa đến 80% nguy cơ c.hết sớm vì ung thư và kéo dài t.uổi thọ.
Dữ liệu được thu thập từ hơn 98.000 phụ nữ và hơn 49.000 nam giới tham gia vào 2 nghiên cứu lớn của Trường Y tế Công cộng Harvard T.H Chan, đã tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh nướu răng và ung thư, đã đưa ra phát hiện đáng báo động.
Nhà nghiên cứu Mingyang Song, Phó giáo sư dịch tễ học lâm sàng và dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H Chan (Mỹ), xác nhận rằng mối liên quan giữa hai căn bệnh này là rất mạnh mẽ.
Ông Song nói, những người bị bệnh nha chu và mất răng nhiều hơn có nguy cơ cao hơn mắc đến 2 loại ung thư đường tiêu hóa.
Những người có nhiều mảng bám răng có nguy cơ c.hết sớm vì ung thư cao hơn 80%. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kết quả đã cho thấy những người bị viêm nha chu không rụng răng có nguy cơ ung thư dạ dày tăng 50%, trong khi những người kèm thêm rụng răng có nguy cơ ung thư dạ dày tăng đến 68%, theo Express.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng viêm do bệnh nướu răng gây ra làm tăng nguy cơ ung thư.
Thực tế, những người bị viêm nha chu có xu hướng bị viêm toàn thân cao hơn, đây là một dấu hiệu đặc trưng của ung thư.
Các giả thuyết khác cho rằng vi khuẩn chứa trong miệng của những người bị bệnh nướu răng có thể góp phần gây ra ung thư.
Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng bệnh nướu răng không được điều trị càng lâu thì nguy cơ ung thư càng cao, theo Express.
Dấu hiệu của bệnh nướu răng
Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh nướu răng bao gồm nướu bị c.hảy m.áu khi đ.ánh răng và khi xỉa răng bằng chỉ nha khoa và hôi miệng dai dẳng.
Nướu bị tụt ra khỏi răng hoặc bị lung lay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh.
Vi khuẩn gây viêm nha chu thường là do vệ sinh kém, tạo điều kiện cho mảng bám – là lớp màng vi khuẩn, tích tụ trên răng và cứng lại.
Vi khuẩn này chứa mầm bệnh có khả năng lây lan từ miệng sang các con đường khác của cơ thể, phá hủy mô.
Viêm nha chu còn gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson và chứng sa sút trí tuệ.