Tạp chí Daily Star của Anh ngày 4/1 đưa tin Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã bổ sung một triệu chứng ở người nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, được miêu tả trên trang web NHS là chứng tê liệt khi ngủ (sleep paralysis), hay còn gọi là “bóng đè”.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Mulhouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 tại Anh báo cáo gặp phải triệu chứng này trong giấc ngủ, kết hợp với hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm – một trong những triệu chứng mà nhiều bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron gặp phải. Triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm thường thấy ở người bị cảm cúm, rối loạn lo âu hoặc ung thư, song ít ghi nhận ở các ca COVID-19 trước đây.
Cảm giác “bóng đè” có thể là trải nghiệm khá kinh hoàng đối với bất cứ ai, song NHS cho biết triệu chứng này thực chất vô hại và đa số mọi người đều sẽ trải qua ít nhất 1 đến 2 lần trong đời. Theo hãng tin GlasgowLive, cảm giác như có người ở trong phòng hoặc như thể có vật gì đè lên người này có thể kéo dài đến vài phút.
Trong khi đó, một nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng rõ rệt tình trạng rối loạn giấc ngủ ở các bệnh nhân bị cách ly. Nghiên cứu này cũng gợi ý rằng triệu chứng bóng đè có thể chỉ là một hậu quả từ những thay đổi xã hội mà COVID-19 gây ra, thay vì là một triệu chứng y khoa của bệnh COVID-19.
Trả lời phỏng vấn báo Mail Online, bác sĩ chuyên khoa về liệu pháp giấc ngủ Kat Lederly cho biết có khả năng virus tác động đến cơ chế điều hòa giấc ngủ trong não (các tác động thần kinh của COVID-19 đã được báo cáo) và dẫn đến tình trạng tê liệt khi ngủ, song khả năng cao hơn là do những căng thẳng phát sinh từ thay đổi lớn trong cuộc sống, những điều khó đoán định và nỗi lo âu đã ảnh hưởng đến hệ thống giấc ngủ.
Liên quan báo cáo về những triệu chứng khác thường ở người mắc COVID-19, cựu Hoa hậu Hoàn vũ người Australia Olivia Rogers đã đăng tải trên mạng xã hội Instagram cho biết cô có triệu chứng mắc COVID-19 “kỳ lạ” nhất là không thể ngừng ợ hơi.
Dù Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo tại Mỹ và một số quốc gia châu Âu nhưng giới khoa học vẫn còn nhiều điều chưa hiểu biết về biến thể này. Bà Tyra Grove Krause, một nhà dịch tễ học tại Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch, dự đoán số ca nhiễm biến thể Omicron sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 1 và sau đó tình hình sẽ được cải thiện khá nhanh chóng. Tuy biến thể Omicron có tốc độ lây lan cao hơn biến thể Delta, song nhìn chung các ca nhiễm Omicron có triệu chứng bệnh nhẹ hơn và điều này làm dấy lên hy vọng về khả năng đạt miễn dịch tự nhiên diện rộng.
Hải Phòng đồng loạt tiêm mũi 2 ngừa COVID-19 cho học sinh trong t.uổi chỉ định
Từ ngày 21/12 đến 23/12, toàn bộ học sinh trong độ t.uổi được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Hải Phòng bước vào chiến dịch tiêm mũi 2.
Việc tiêm chủng này được các đơn vị y tế quận, huyện, Đại học Y Hải Phòng thực hiện.
Trong 3 ngày liên tiếp (từ 21-23/12), công tác tiêm chủng vaccine mũi 2 ngừa COVID-19 được thành phố Hải Phòng”> Hải Phòng triển khai đồng loạt tại các trường cho học sinh trong độ t.uổi chỉ định.
Việc tiêm chủng cho học sinh ở Hải Phòng thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, từng lớp, từng khối vào khung giờ khác nhau đảm bảo an toàn, khoa học, tránh tập trung đông người.
Tại quận Hải An, công tác tiêm chủng được thực hiện ngay tại trường học, bố trí phòng chờ, tầm soát trước tiêm, phòng tiêm và sau tiêm rất khoa học. Vaccine được tiêm cho học sinh là Pfizer, thời hạn sử dụng đến 06/2022.
Sau khi tiêm xong, học sinh di chuyển sang phòng theo dõi sau tiêm từ 30 -50 phút.
Tại trường THCS Đằng Hải, quận Hải An, trong sáng nay, nhà trường bố trí 500 học sinh khối 9 và khối 8 đến tiêm. Số còn lại 487 học sinh khối 7 và học sinh chưa tiêm mũi 1 sẽ tiêm vào chiều nay. Trước đó 3 ngày, nhà trường đã thông báo qua tin nhắn tới các bậc phụ huynh và zalo nhóm lớp để phụ huynh nắm được lịch tiêm, đăng ký tiêm cho con. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm, tránh lây nhiễm, BGH nhà trường đề nghị phụ huynh không vào trường.
Tương tự, tại các trường THCS Đằng Lâm, Tràng Cát, Nam Hải, Lê Lợi, Đông Hải việc tiêm chủng được lực lượng y tế quận Hải An và các nhà trường phối hợp triển khai bài bản, khoa học, an toàn.
Học sinh từng lớp đã xếp hàng, tập trung điểm danh chuẩn bị lên xe đến điểm tiêm chủng.
Tại trường THPT Kiến An, quận Kiến An, Hải Phòng, chỉ trong nửa ngày 21/12 đã thực hiện xong mũi tiêm thứ 2 cho 1,444 học sinh trong danh sách đủ điều kiện tiêm lần này. Để đảm bảo an toàn và thuận lợi trong công tác tiêm chủng cho học sinh nhà trường, tránh lây nhiễm chéo, BGH nhà trường và BVĐK Kiến An đã triển khai tiêm tại nhà thi đấu đa năng của quận Kiến An sức chứa hơn 1000 người. BGH nhà trường chia lịch tiêm cho từng khối, từng lớp và bố trí xe 47 chỗ chở học sinh từ trường tới điểm tiêm khoa học và an toàn.
Lực lượng y tế Trường ĐH Y Hải Phòng thực hiện tiêm mũi 2 cho học sinh THPT Lê Quý Đôn.
Cũng trong sáng nay, trường THPT Lê Quý Đôn triển khai tiêm vaccine mũi 2 cho học sinh toàn trường đủ điều kiện tiêm và phân chia lịch, thời gian cho từng khối, lớp cụ thể, tránh tập trung cùng lúc. Tại điểm tiêm, các em học sinh được đối chiếu thông tin, được khám sàng lọc kỹ và theo dõi sau tiêm, đảm bảo quy trình 1 chiều.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, thành phố hiện có trên 178.000 đối tượng từ 12-17 t.uổi; trong đó có khoảng 5.000 t.rẻ e.m ngoài trường học. Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát và lây lan rộng, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh được chính quyền các cấp, nhà trường và phụ huynh đặc biệt quan tâm, chú trọng.